Điều chỉnh TMĐT và dự toán theo NĐ 99/2007/NĐ-CP

Trường hợp việc điều chỉnh làm thay đổi thiết kế cơ sở về quy hoạch, kiến trúc, quy mô, công suất thiết kế, mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại./.

Ý mình kg phải như vậy đâu bạn ạ. Nếu kg vựot mức đầu tư thì mọi việc rõ ràng rồi. Ý mình là trong trường hợp này là sau khi có ý kiến đồng ý của ng quyết định, những thay đổi sẽ đựoc thẩm định lại, chứ kg phải lập lại toàn bộ dự án.
Mong dc chia sẽ.
 
Trường hợp việc điều chỉnh làm thay đổi thiết kế cơ sở về quy hoạch, kiến trúc, quy mô, công suất thiết kế, mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại./.

Ý mình kg phải như vậy đâu bạn ạ. Nếu kg vựot mức đầu tư thì mọi việc rõ ràng rồi. Ý mình là trong trường hợp này là sau khi có ý kiến đồng ý của ng quyết định, những thay đổi sẽ đựoc thẩm định lại, chứ kg phải lập lại toàn bộ dự án.
Mong dc chia sẽ.
MÌnh xin tóm tắt lại toàn bộ nội dung của bạn như thế này nhé:
- Nguồn vốn của DA là nguồn vốn khác, tự phê duyệt và tổ chức thực hiện. Về kế hoạch vốn nếu có thay đổi vẫn đủ khả năng thực hiện tiếp.
- TKKT đã duyệt tuy nhiên qua bước thiết kế BVTC đơn vị TV TKBVTC thay đổi móng bè trên nền thiên nhiên bằng thiết kế móng cọc khoan nhồi để đảm bảo khã năng chịu lực.

--> Mình đồng tình với quan điểm chỉ xin chủ trương cấp quyết định đầu tư cho phép điều chỉnh lại hạng mục thay đổi(móng), vì theo như bạn vốn cho DA vẫn đủ để thực hiện khi thay đổi.
CĂn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền bạn tiến hành lập hạng mục bổ sung, trình thẩm định và phê duyệt hạng mục bổ sung. Theo như bạn TMDT của DA tăng thêm 30 tỷ như vậy bạn cũng phải điều chỉnh TMDT trình cấp quyết định phê duyệt làm căn cứ để sau này CDT phê duyệt dự toán công trình.
Thân!
 
Dự Án Bị Xé Nhỏ ? Khe Hở Bị Tận Dụng

Các dự án như bạn nói, những người thực hiện đã cố tình băm nhỏ ra qua mặt luật pháp. Nào là chia giai đoạn do vốn ít v.v.... Đó không phải là lý do, thực hiện xong dự án sẽ thấy cái đối phó trước mắt của các nhà quản lý và thực hiện dự án và phải đối mặt phải xử lý và thuyết minh đổ mồ hôi trước cơ quan thanh tra.
Theo quy định nhà nước cấm xé nhỏ dự án : dự án nhóm C thực hiện 2 năm, nhóm B là 4 năm chẳn hạn...., xé ra thế nào cũng phát sinh về mặt thời gian thí dụ là 8 năm do dự án nhóm B chẳng hạn (do 2 giai đoạn) nhưng như vậy là không còn hiệu quả kinh tế nữa. Thấy sai vẫn ào ào thực hiện. Tất cả là vốn yếu. Chào thua. Tôi nghĩ rằng dú chia thế nào cũng phải 4 năm. Thế mới đúng luật. Các nhà quản lý và thực hiện cứ lách luật sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả dự án. Ai cũng biết mà cứ thế làm sai! Thật buồn cười!!!
 
Các dự án như bạn nói .....thực hiện xong dự án sẽ thấy cái đối phó trước mắt của các nhà quản lý và thực hiện dự án và phải đối mặt phải xử lý và thuyết minh đổ mồ hôi trước cơ quan thanh tra.
Theo quy định nhà nước cấm xé nhỏ dự án : dự án nhóm C thực hiện 2 năm, nhóm B là 4 năm chẳn hạn...., xé ra thế nào cũng phát sinh về mặt thời gian thí dụ là 8 năm do dự án nhóm B chẳng hạn (do 2 giai đoạn) nhưng như vậy là không còn hiệu quả kinh tế nữa. Thấy sai vẫn ào ào thực hiện. ...........Ai cũng biết mà cứ thế làm sai! Thật buồn cười!!!

Thực ra tôi định không xem qua nữa, nhưng bạn nói hơi nặng nên tôi có thêm một số ý kiến thế này:
Ví dụ 1: Về nguồn vốn tự có: Không phải ở Việt Nam tất cả nguồn vốn đều là nguồn vốn ngân sách, một số chủ đầu tư bỏ đồng vốn thực sự của mình để đầu tư dự án được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau ( cũng là do vốn ít) - đây có phải là vấn đề lách luật hay không? Bạn có thể thấy rất nhiều dự án không những 1 giai đoạn mà được chia nhỏ thành nhiều giai đoạn (điển hình nhất là các dự án đầu tư các khu giu lịch, sân golf, khu resort ...).
Ví dụ 2: Về nguồn vốn đầu tư phát triển nhà nước: Bất kể một cơ quan cấp bộ, ngang bộ, các tổng công ty nhà nước, các tổng công ty 90, 91, các tập đoàn, công ty cổ phần ... Có sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp ( có thể là nhà nước, có thể là tự có) đều có một bộ phận, ban phòng chuyên quản việc quản lý kế hoạch đầu tư của 1 năm , 2 năm, định hướng 5 năm , 10 năm ... Đầu năm kế hoạch các ông này cân đối nguồn vốn tổng hợp toàn ngành được thông qua nghị quyết ban lãnh đạo, hội đồng quản trị ... ghi danh mục đầu tư cho toàn hệ thống là 100 danh mục, lúc này các chuyên viên phải cân đối nguồn vốn để thực hiện, có thể ưu tiên cho công trình trọng điểm, khi hết nguồn cân đối do tập trung cho các dự án trọng điểm, không phải những dự án khác phải chia các giai đoạn để thực hiện hay sao, đây cũng là thuộc thiếu vốn bạn thấy không . Ví dụ: EVN đầu năm cân đối 1000 tỷ cho triển khai việc nâng cấp bổ sung mạng cáp riêng, nhưng khi thông qua HĐQT lại ghi thêm việc mở rộng thêm trạm cung cấp mạch các nhánh rẽ phía tây nam HCM để bổ sung các trạm cấp điện cho khu vực Hồ chí Minh để tránh hiện tượng quá tải ( ví dụ thôi nhé), thế thì có phải 1000 tỷ là thiếu không, dự án bổ sung mạng cáp có phải chia nhỏ ra không?
Ví dụ 3: Về nguồn vốn ngân sách: Về nguồn vốn tôi cũng có ý như trên. Ngân sách có phải là cái nồi Thạch Sanh đâu, làm gì cũng có kế hoạch hoặc phân chia chứ. Nhưng tôi nói thêm ở đây là vấn đề thời gian ở đây tôi không góp ý nữa mà đi vào một ví dụ cụ thể luôn:
Chính phủ cấp cho Bộ Y Tế bằng nguồn ngân sách để thực hiện một dự án đầutư xây dựng khu viện Nhi và Bệnh viện đa khoa. Bạn duyệt xây dựng xong toàn bộ để đón bệnh nhân hả , bạn là cấp có thẩm quyền thì thế nào, không phải bạn yêu cầu chia dự án thành hai giai đoạn: Đầu tư XD Đa Khoa xong đến Viện Nhi sao, việc phân chia dự án phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bạn ơi: Vốn này (ví dụ 1, 2) , hiệu quả sử dụng này (ví dụ 2), hiệu quả xã hội dân sinh này ( các dự án hỗ trợ cộng đồng) ... và ...
Các bác trên diễn đàn bỏ qua cho cái tội nói dài của tôi nhé, có chỗ nào liên quan khiếm khuyết mong các bác bỏ qua.
 
Thực ra tôi định không xem qua nữa, nhưng bạn nói hơi nặng nên tôi có thêm một số ý kiến thế này:
Ví dụ 1: Về nguồn vốn tự có: Không phải ở Việt Nam tất cả nguồn vốn đều là nguồn vốn ngân sách, một số chủ đầu tư bỏ đồng vốn thực sự của mình để đầu tư dự án được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau ( cũng là do vốn ít) - đây có phải là vấn đề lách luật hay không? Bạn có thể thấy rất nhiều dự án không những 1 giai đoạn mà được chia nhỏ thành nhiều giai đoạn (điển hình nhất là các dự án đầu tư các khu giu lịch, sân golf, khu resort ...).
Ví dụ 2: Về nguồn vốn đầu tư phát triển nhà nước: Bất kể một cơ quan cấp bộ, ngang bộ, các tổng công ty nhà nước, các tổng công ty 90, 91, các tập đoàn, công ty cổ phần ... Có sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp ( có thể là nhà nước, có thể là tự có) đều có một bộ phận, ban phòng chuyên quản việc quản lý kế hoạch đầu tư của 1 năm , 2 năm, định hướng 5 năm , 10 năm ... Đầu năm kế hoạch các ông này cân đối nguồn vốn tổng hợp toàn ngành được thông qua nghị quyết ban lãnh đạo, hội đồng quản trị ... ghi danh mục đầu tư cho toàn hệ thống là 100 danh mục, lúc này các chuyên viên phải cân đối nguồn vốn để thực hiện, có thể ưu tiên cho công trình trọng điểm, khi hết nguồn cân đối do tập trung cho các dự án trọng điểm, không phải những dự án khác phải chia các giai đoạn để thực hiện hay sao, đây cũng là thuộc thiếu vốn bạn thấy không . Ví dụ: EVN đầu năm cân đối 1000 tỷ cho triển khai việc nâng cấp bổ sung mạng cáp riêng, nhưng khi thông qua HĐQT lại ghi thêm việc mở rộng thêm trạm cung cấp mạch các nhánh rẽ phía tây nam HCM để bổ sung các trạm cấp điện cho khu vực Hồ chí Minh để tránh hiện tượng quá tải ( ví dụ thôi nhé), thế thì có phải 1000 tỷ là thiếu không, dự án bổ sung mạng cáp có phải chia nhỏ ra không?
Ví dụ 3: Về nguồn vốn ngân sách: Về nguồn vốn tôi cũng có ý như trên. Ngân sách có phải là cái nồi Thạch Sanh đâu, làm gì cũng có kế hoạch hoặc phân chia chứ. Nhưng tôi nói thêm ở đây là vấn đề thời gian ở đây tôi không góp ý nữa mà đi vào một ví dụ cụ thể luôn:
Chính phủ cấp cho Bộ Y Tế bằng nguồn ngân sách để thực hiện một dự án đầutư xây dựng khu viện Nhi và Bệnh viện đa khoa. Bạn duyệt xây dựng xong toàn bộ để đón bệnh nhân hả , bạn là cấp có thẩm quyền thì thế nào, không phải bạn yêu cầu chia dự án thành hai giai đoạn: Đầu tư XD Đa Khoa xong đến Viện Nhi sao, việc phân chia dự án phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bạn ơi: Vốn này (ví dụ 1, 2) , hiệu quả sử dụng này (ví dụ 2), hiệu quả xã hội dân sinh này ( các dự án hỗ trợ cộng đồng) ... và ...
Các bác trên diễn đàn bỏ qua cho cái tội nói dài của tôi nhé, có chỗ nào liên quan khiếm khuyết mong các bác bỏ qua.

Mình không thấy bác ktscantho nói hơi nặng tí nào :confused::confused:, Còn phạm vi bạn nói đến đã thuộc lĩnh vực kinh tế xây dựng rồi, đó là vấn đề về hiệu quả đầu tư. Còn vốn nhà nước thì khác, chẳng hạn với dự án nhóm B thì không được bố trí vốn quá 2 năm. Nếu làm Nhà nước, bạn tính thế nào? (nói thì luôn dễ hơn làm).
 
Last edited by a moderator:
Mình không thấy bác ktscantho nói hơi nặng tí nào :confused::confused:, Còn phạm vi bạn nói đến đã thuộc lĩnh vực kinh tế xây dựng rồi, đó là vấn đề về hiệu quả đầu tư. Còn vốn nhà nước thì khác, chẳng hạn với dự án nhóm B thì không được bố trí vốn quá 2 năm. Nếu làm Nhà nước, bạn tính thế nào? (nói thì luôn dễ hơn làm).

Cảm ơn bác đã có ý kiến, em nhìn nhận câu nói của ktscantho ở chỗ: câu nói quá chung chung, "các dự án như bạn nói..." nói thế không nặng còn gì, còn về thời gian thực hiện dự án, chúng ta đang sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật mà, em nêu ra các dự án sử dụng các nguôn vốn khác nhau làm ví dụ về câu nói chung chung thôi, cảm ơn bác
 
Điều chỉnh Tổng mức đầu tư hay điều chỉnh dự án

Tôi đang giúp một người Bạn về điều chỉnh TMĐT của một dự án, có một số vấn đề đang gặp rắc rối muốn nhờ các Bạn cho ý kiến tư vấn (nếu có cơ sở pháp lý kèm theo thì càng quý).

1. Thông tin về dự án:
Nguồn vốn: ngân sách cấp phát, trong đó có sử dụng vốn ODA
Loại dự án: Công trình giao thông, nhóm B
Mục tiêu đầu tư: Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, ko xét đến hiệu quả kinh tế của dự án.
Lý do điều chỉnh: Giá VLXD thay đổi (đã OK về chủ trương điều chỉnh)
Giá trị TMĐT: Đã có cơ quan thẩm định, áp dụng NĐ99
2. Vấn đề vướng mắc
- Theo ý kiến Tôi, tờ trình đề nghị điều chỉnh TMĐT và đi kèm là các tài liệu giải trình, sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định và ra QĐ điều chỉnh TMĐT
- Theo ý kiến cơ quan thẩm định: TMĐT là một nội dung của QĐ phê duyệt dự án đầu tư, do đó điều chỉnh nó là điều chỉnh dự án do đó cần tuân thủ các quy trình về trình, thẩm định của dự án
- Theo giải trình phía chúng tôi: Tại NĐ99 huớng dẫn rất rõ việc lập, trình và điều chỉnh TMĐT do đó QĐ phê duyệt dự án chỉ cần điều chỉnh bằng một QĐ khác điều chỉnh nội dung TMĐT là OK và các tài liệu liên quan cũng là các tài liệu về TMĐT mà thôi.

Các Bạn xem và cho ý kiến sớm giúp nhé! Nếu các Bạn nào có các QĐ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung TMĐT để có cơ sở tham khảo, làm ơn gửi cho Tôi xin theo địa chỉ mail phongkhkt80@yahoo.com
Cám ơn các Bạn trước nhé!
 
Tôi đang giúp một người Bạn về điều chỉnh TMĐT của một dự án, có một số vấn đề đang gặp rắc rối muốn nhờ các Bạn cho ý kiến tư vấn (nếu có cơ sở pháp lý kèm theo thì càng quý).

1. Thông tin về dự án:
Nguồn vốn: ngân sách cấp phát, trong đó có sử dụng vốn ODA
Loại dự án: Công trình giao thông, nhóm B
Mục tiêu đầu tư: Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, ko xét đến hiệu quả kinh tế của dự án.
Lý do điều chỉnh: Giá VLXD thay đổi (đã OK về chủ trương điều chỉnh)
Giá trị TMĐT: Đã có cơ quan thẩm định, áp dụng NĐ99
2. Vấn đề vướng mắc
- Theo ý kiến Tôi, tờ trình đề nghị điều chỉnh TMĐT và đi kèm là các tài liệu giải trình, sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định và ra QĐ điều chỉnh TMĐT
- Theo ý kiến cơ quan thẩm định: TMĐT là một nội dung của QĐ phê duyệt dự án đầu tư, do đó điều chỉnh nó là điều chỉnh dự án do đó cần tuân thủ các quy trình về trình, thẩm định của dự án
- Theo giải trình phía chúng tôi: Tại NĐ99 huớng dẫn rất rõ việc lập, trình và điều chỉnh TMĐT do đó QĐ phê duyệt dự án chỉ cần điều chỉnh bằng một QĐ khác điều chỉnh nội dung TMĐT là OK và các tài liệu liên quan cũng là các tài liệu về TMĐT mà thôi.

Các Bạn xem và cho ý kiến sớm giúp nhé! Nếu các Bạn nào có các QĐ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung TMĐT để có cơ sở tham khảo, làm ơn gửi cho Tôi xin theo địa chỉ mail phongkhkt80@yahoo.com
Cám ơn các Bạn trước nhé!

Điều chỉnh TMĐT là một mục của điều chỉnh dự án. Nếu dự án chỉ điều chỉnh TMĐT mà tất cả các yếu tố còn lại vẫn không thay đổi thì chỉ cần thẩm định lại TMĐT (ở dự án bạn không tính đến hiệu quả kinh tế nên không cẩn thẩm định lại HQKT).
Vì TMĐT là một mục trong quyết định phê duyệt dự án nên khi điều chỉnh TMĐT, cấp có thẩm quyền phải có quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án, trong đó thay đổi điều chỉnh TMĐT.
Mình có một QĐ điều chỉnh tương tự, sẽ scan gửi cho bạn tham khảo.
 
Rất thú vị khi gặp lại DOIMOI!

Tôi đang giúp một người Bạn về điều chỉnh TMĐT của một dự án, có một số vấn đề đang gặp rắc rối muốn nhờ các Bạn cho ý kiến tư vấn (nếu có cơ sở pháp lý kèm theo thì càng quý).

1. Thông tin về dự án:
Nguồn vốn: ngân sách cấp phát, trong đó có sử dụng vốn ODA
Loại dự án: Công trình giao thông, nhóm B
Mục tiêu đầu tư: Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, ko xét đến hiệu quả kinh tế của dự án.
Lý do điều chỉnh: Giá VLXD thay đổi (đã OK về chủ trương điều chỉnh)
Giá trị TMĐT: Đã có cơ quan thẩm định, áp dụng NĐ99
2. Vấn đề vướng mắc
- Theo ý kiến Tôi, tờ trình đề nghị điều chỉnh TMĐT và đi kèm là các tài liệu giải trình, sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định và ra QĐ điều chỉnh TMĐT
- Theo ý kiến cơ quan thẩm định: TMĐT là một nội dung của QĐ phê duyệt dự án đầu tư, do đó điều chỉnh nó là điều chỉnh dự án do đó cần tuân thủ các quy trình về trình, thẩm định của dự án
- Theo giải trình phía chúng tôi: Tại NĐ99 huớng dẫn rất rõ việc lập, trình và điều chỉnh TMĐT do đó QĐ phê duyệt dự án chỉ cần điều chỉnh bằng một QĐ khác điều chỉnh nội dung TMĐT là OK và các tài liệu liên quan cũng là các tài liệu về TMĐT mà thôi.

Các Bạn xem và cho ý kiến sớm giúp nhé! Nếu các Bạn nào có các QĐ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung TMĐT để có cơ sở tham khảo, làm ơn gửi cho Tôi xin theo địa chỉ mail phongkhkt80@yahoo.com
Cám ơn các Bạn trước nhé!

Tình huống bạn nêu ra đã quá rõ thể hiện trình độ của người hỏi ở mức rất cao và đầy kinh nghiệm. Với quan điểm của bạn DOIMOI thì bạn đã hoàn toàn đúng. Lý do:

- Với dự án đã có QĐ phê duyệt và cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương cho phép điều chỉnh tổng mức. Quan trọng ở đây là cách làm ntn? Chỉ có 1 cách theo NĐ16 + NĐ99 + TT05 đúng quy trình sau:

+ Bước1: Lập lại Tổng mức đầu tư ==> Bước 2: Đánh giá hiệu quả dự án ===> Bước 3: Lập tờ trình xin thẩm định + phê duyệt thay đổi tổng mức đầu tư kèm theo 2 nội dung đã làm ở bước 1+2. ====> Sau khi TMĐT điều chỉnh được phê duyệt, tiến hành tiếp bước 4 là điều chỉnh lại Kế hoạch đấu thầu.

- Nhưng bước 2 đã bị bỏ qua do tính chất dự án của bạn k đánh giá hiệu quả kinh tế. Nên càng khỏe.

* Tóm lại: việc phê duyệt lại dự án là 1 việc nhiêu khê không đúng Luật (làm thì thừa, k làm thì cũng chẳng sao). Chỉ cần phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án là đủ. Nhưng quan trọng hơn cả: vốn tăng của dự án lấy ở nguồn nào? Nếu có nguồn thì việc điều chỉnh Tổng mức là chuyện rất dễ. Mình mới vừa làm xong việc điều chỉnh Tổng mức đầu tư 1 dự án. Về tờ quyết định phê duyệt điều chỉnh Tổng mức đầu tư dự án mình sẽ gửi mail cho bạn.
 
Last edited by a moderator:
Vẫn còn vấn đề cần trao đổi thêm

Trước tiên rất cám ơn các Bạn Minhtuong và gia_24 (Binh) đã có giúp một số ý và tài liệu.

@gia_24:
- Về nguồn vốn là OK ko có khó khăn gì vì trước khi điều chỉnh TMĐT (chủ yếu là nguồn ODA), chúng tôi đã làm việc với bên cho vay ODA.
- Trao đổi ngoài: Chúc mừng có thêm Sân chơi hữu ích cho chúng ta, chúc Bạn thành công.

Tuy nhiên để trao đổi tiếp vấn đề này, Tôi xin nêu tiếp các ý kiến giải trình của chúng tôi và ý kiến phản biện của cơ quan thẩm định.

1. Ý kiến giải trình thêm của chúng tôi

- Theo quy định hiện hành, người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt dự án đầu tư nên việc điều chỉnh dự án đầu tư cũng phải do người có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh.

- Theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại mục 6 của NĐ16 và 112 thì việc điều chỉnh TMĐT chỉ được phép khi điều chỉnh dự án và việc này theo quy định là của người có thẩm quyền. Tuy nhiên mục này đã được thay thế bởi NĐ99

- Theo NĐ99 tại điều 5,6,7 và TT05 tại mục 1.1, Chủ đầu tư có thẩm quyền điều chỉnh TMĐT (nếu ko vượt) và báo cáo người QĐĐT cho phép điều chỉnh (nếu vượt TMĐT) trước khi phê duyệt.

Căn cứ các lý lẽ nêu trên thì sau khi NĐ 99 ra đời việc điều chỉnh TMĐT của dự án sẽ ko còn là việc điều chỉnh dự án nữa (Nếu ko thì sẽ xảy ra mâu thuẩn về thẩm quyền. Hơn nữa điều này rõ ràng rằng TMĐT chỉ là chi phí đầu tư xây dựng nó cũng như Dự toán thôi, có chăng là nó a/h đến hiệu quả đầu tư, do đó CP đã giao quyền cho CĐT làm việc này). Vì không là việc điều chỉnh dự án nữa nên việc điều chỉnh TMĐT sẽ là nội dung tách riêng được thẩm định và phê duyệt riêng. Như vậy việc trình và phê duyệt TMĐT điều chỉnh riêng (ko phỉa là điều chỉnh dự án) là đúng? Điều này được chứng minh bằng NĐ99 đã thêm điều 6. Thẩm định và phê duyệt TMĐT, trong đó liên quan đến dự án là việc Xác định TMĐT bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

2. Ý kiến của cơ quan thẩm định
- Căn cứ điều 6 của NĐ99 có câu việc thẩm định TMĐT là một nội dung của thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, do đó nó phải tuân theo việc thẩm định dự án đầu tư. Theo đó điều chỉnh TMĐT là điều chỉnh dự án cần phải thực hiện lại việc xem xét và thẩm định lại dự án.

Theo ý kiến tôi, cơ quan giúp việc người quyết định đầu tư giải thích như vậy nghe có vẻ nặng nề và quan trọng hoá vấn đề nên nhiều qúa. Việc điều chỉnh, thẩm định TMĐT và phê duyệt cứ theo NĐ 99 hướng dẫn mà làm (ko hề đề cập đến việc điều chỉnh dự án).

Các Bạn cho thêm ý kiến bổ sung nhé (phản biện càng nhiều càng tốt để có phương án "chữa cháy" trước khi tiếp tục giải trình.
 
Không điều chỉnh dự án là đúng

Theo NĐ 112 và NĐ 16 có 3 trường hợp được điều chỉnh dự án.
a) Bị ảnh hưởng bơi thiên tai hoặc các sự kiện bất khả kháng khác.
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án

Cần phân biệt rằng: Giá trị dự toán, tổng mức đầu tư tăng lên không nằm trong các lý do điều chỉnh dự án -> Nhưng do điều chỉnh dự án có thể dẫn đến giá trị dự toán, giá trị tổng mức đầu tư tăng lên.

Trường hợp quy mô dự án, thiết kế cơ sở dự án, mục tiêu đầu tư... của dự án không đổi, lại không xét đến hiệu quả kinh tế của dự án -> chỉ vì giá vật liệu tăng thì chỉ coi là bổ sung chi phí, đây không thể coi là lý do điều chỉnh dự án.

Trong Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng chỉ đề cập việc Điều chỉnh tổng mức đầu tư do giá trị tổng mức đầu tư tăng lên. Bạn sẽ không thấy dòng nào đề cập đến điều chỉnh dự án.

Thậm chí kể cả thay đổi quy mô dự án (từ nhóm B chuyển thành nhóm A) sau khi điều chỉnh giá vật liệu không phải điều chỉnh dự án, vẫn thực hiện như nhóm B bình thường.
Tóm lại việc lý do giá vật liệu tăng làm tăng giá trị TMĐT, thì chỉ điều chỉnh TMĐT chứ không lấy làm lý do để điều chỉnh dự án.
 
Trước tiên rất cám ơn các Bạn Minhtuong và gia_24 (Binh) đã có giúp một số ý và tài liệu.

@gia_24:
- Về nguồn vốn là OK ko có khó khăn gì vì trước khi điều chỉnh TMĐT (chủ yếu là nguồn ODA), chúng tôi đã làm việc với bên cho vay ODA.
- Trao đổi ngoài: Chúc mừng có thêm Sân chơi hữu ích cho chúng ta, chúc Bạn thành công.

Tuy nhiên để trao đổi tiếp vấn đề này, Tôi xin nêu tiếp các ý kiến giải trình của chúng tôi và ý kiến phản biện của cơ quan thẩm định.

1. Ý kiến giải trình thêm của chúng tôi

- Theo quy định hiện hành, người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt dự án đầu tư nên việc điều chỉnh dự án đầu tư cũng phải do người có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh.

- Theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại mục 6 của NĐ16 và 112 thì việc điều chỉnh TMĐT chỉ được phép khi điều chỉnh dự án và việc này theo quy định là của người có thẩm quyền. Tuy nhiên mục này đã được thay thế bởi NĐ99

- Theo NĐ99 tại điều 5,6,7 và TT05 tại mục 1.1, Chủ đầu tư có thẩm quyền điều chỉnh TMĐT (nếu ko vượt) và báo cáo người QĐĐT cho phép điều chỉnh (nếu vượt TMĐT) trước khi phê duyệt.

Căn cứ các lý lẽ nêu trên thì sau khi NĐ 99 ra đời việc điều chỉnh TMĐT của dự án sẽ ko còn là việc điều chỉnh dự án nữa (Nếu ko thì sẽ xảy ra mâu thuẩn về thẩm quyền. Hơn nữa điều này rõ ràng rằng TMĐT chỉ là chi phí đầu tư xây dựng nó cũng như Dự toán thôi, có chăng là nó a/h đến hiệu quả đầu tư, do đó CP đã giao quyền cho CĐT làm việc này). Vì không là việc điều chỉnh dự án nữa nên việc điều chỉnh TMĐT sẽ là nội dung tách riêng được thẩm định và phê duyệt riêng. Như vậy việc trình và phê duyệt TMĐT điều chỉnh riêng (ko phỉa là điều chỉnh dự án) là đúng? Điều này được chứng minh bằng NĐ99 đã thêm điều 6. Thẩm định và phê duyệt TMĐT, trong đó liên quan đến dự án là việc Xác định TMĐT bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

2. Ý kiến của cơ quan thẩm định
- Căn cứ điều 6 của NĐ99 có câu việc thẩm định TMĐT là một nội dung của thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, do đó nó phải tuân theo việc thẩm định dự án đầu tư. Theo đó điều chỉnh TMĐT là điều chỉnh dự án cần phải thực hiện lại việc xem xét và thẩm định lại dự án.

Theo ý kiến tôi, cơ quan giúp việc người quyết định đầu tư giải thích như vậy nghe có vẻ nặng nề và quan trọng hoá vấn đề nên nhiều qúa. Việc điều chỉnh, thẩm định TMĐT và phê duyệt cứ theo NĐ 99 hướng dẫn mà làm (ko hề đề cập đến việc điều chỉnh dự án).

Các Bạn cho thêm ý kiến bổ sung nhé (phản biện càng nhiều càng tốt để có phương án "chữa cháy" trước khi tiếp tục giải trình.

Khi điều chỉnh TMĐT 2 yếu tố quan trọng luôn được cân nhắc đó là khã năng cung ứng đủ lượng vốn cho DA và hiệu quả KT mang lại của DA, vấn đề này theo như bạn Doimoi là OK cả.
Tiếp tục đi vào vấn đề. Nguyên nhân điều chỉnh TMĐT theo bạn Doimoi là do thay đổi giá nguyên vật liệu dẫn đến TMĐT thay đổi==> Áp dụng TT09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng, theo hướng dẫn tại mục 6-Điều chỉnh TMĐT thì CDT phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định về việc cho phép điều chỉnh TMĐT. Việc lập và trình thẩm định phê duyệt TNĐT điều chỉnh thực hiện như theo Điều 6 NĐ 99.
SAu khi có Quyết định phê duyệt TMĐT CDT tiến hành các công việc như bình thường.

Nói tóm lại: Theo ý kiến của mình ko cấn phải phê duyệt lại DA nữa, sau khi có Văn bản cho phép điều chỉnh TMĐT của cấp có thẩm quyền, CDT tiến hành lập TMĐT điều chỉnh bổ sung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt TMĐT điều chỉnh, Quyết định điều chỉnh TMĐT là căn cứ để thanh toán các khoản mục chi phí sau này của DA.
 
Đổi thay một cách nghĩ, làm việc thật là quá khó

@nguyentheanh
Rất cám ơn Bác có những ý kiến rất xác đáng.

@all:
- Các Bạn nào có cao kiến gì thêm nữa xin sớm giúp vì ngày mai lại phải tiếp tục giải trình để tiếp tục thuyết phục Ko phải điều chỉnh dự án.

- Để có cơ sở giải trình tiếp, nếu có các Bạn có thể cho xin một bản QĐ điều chỉnh TMĐT của một Bộ nào đó mà phê duyệt từ năm 2006 đến nay được ko? (càng gần đây càng tốt, sau 99 là đẹp nhất). Ngoài ra, nếu có đc các văn bản nào hướng dẫn có nội dung như vậy thì càng hay.

Rất cám ơn các Bạn đã giúp, hy vọng là sẽ có kết quả tốt.
 
@nguyentheanh
Rất cám ơn Bác có những ý kiến rất xác đáng.

@all:
- Các Bạn nào có cao kiến gì thêm nữa xin sớm giúp vì ngày mai lại phải tiếp tục giải trình để tiếp tục thuyết phục Ko phải điều chỉnh dự án.

- Để có cơ sở giải trình tiếp, nếu có các Bạn có thể cho xin một bản QĐ điều chỉnh TMĐT của một Bộ nào đó mà phê duyệt từ năm 2006 đến nay được ko? (càng gần đây càng tốt, sau 99 là đẹp nhất). Ngoài ra, nếu có đc các văn bản nào hướng dẫn có nội dung như vậy thì càng hay.

Rất cám ơn các Bạn đã giúp, hy vọng là sẽ có kết quả tốt.

Dự án xi măng Sông Gianh nhóm A (3.400 tỷ đồng) là được phê duyệt điều chỉnh Tổng mức đầu tư đấy bạn (trong khi dự án này là có thuyết minh riêng về hiệu quả dự án dày hơn 100 trang giấy). Nhưng do lúc ấy giá XD cũng tăng đột biến nên đã lập lại Tổng mức đầu tư + đánh giá lại hiệu quả dự án và chỉ trình phê duyệt lại TỔNG MỨC ĐẦU TƯ thôi. Thanh tra chính phủ vừa kiểm tra kết luận xong. Không có vấn đề gì về Tổng mức đầu tư này cả. Đó là dự án thực tế mà tôi đã làm để bạn tham khảo.
- Còn về pháp lý: theo cách trình bày của bạn tôi hiểu BẠN ĐÃ HIỂU QUÁ SÂU VÀ QUÁ RÕ VỀ VĂN BẢN THỦ TỤC nên nói ra thì cũng bằng thừa. Quan trọng là cách bạn MẸO THUẬT THUYẾT PHỤC cấp có thẩm quyền thôi. Mà cái này tôi nghĩ không ai bày ai được bằng chính người trong cuộc.
 
Biết đúng mà ko làm theo được

Để có câu chuyện cho các Bạn làm kinh nghiệm, xin thông báo kết quả sau khi giải trình là một phương án trung dung: Cơ quan thẩm định chấp nhận là tờ trình điều chỉnh TMĐT nhưng yêu cầu bổ sung thêm một thuyết minh dạng như điều chỉnh dự án đi kèm nó.

Kết luận là thắng lợi mới đạt 70% như mong muốn (chắc là khó thay đổi tiền lệ).

Một lần nữa cám ơn các Bạn đã có ý kiến giúp đỡ.
 
@doimoi: cho mình email để mình guiử cho bạn quyết định
@...: Khi TMĐT thay đổi, tức là nội dung dự án được duyệt đã thay đổi (thay đổi về tổng mức đầu tư dự án). Do vậy, tuy chỉ thay đổi TMĐT, không thay đổi bất kỳ điều gì khác trong dự án thì vẫn xem là dự án đã thay đổi (thay đổi về chi phí đầu tư dự án). DO vậy, vẫn xem như hợp lý nếu cơ quan thẩm quyền đề nghị giải thích lý do điều chỉnh TMĐT và bạn cần phải chuẩn bị thuyết minh điều chỉnh TMĐT.

Khi điều chỉnh giá VL, tuy thông tư 09 không có dòng nào về điều chỉnh dự án, chỉ điều chỉnh TMĐT, nhưng vẫn xem như nội dung dự án đã thay đổi (thay đổi về chi phí đầu tư), và cấp thẩm quyền khi điều chỉnh dự án thì chỉ điều chỉnh về TMĐT.
 
Có cần điều chỉnh TMĐT

Tôi đang giúp một người Bạn về điều chỉnh TMĐT của một dự án, có một số vấn đề đang gặp rắc rối muốn nhờ các Bạn cho ý kiến tư vấn (nếu có cơ sở pháp lý kèm theo thì càng quý).

1. Thông tin về dự án:
Nguồn vốn: ngân sách cấp phát, trong đó có sử dụng vốn ODA
Loại dự án: Công trình giao thông, nhóm B
Mục tiêu đầu tư: Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, ko xét đến hiệu quả kinh tế của dự án.
Lý do điều chỉnh: Giá VLXD thay đổi (đã OK về chủ trương điều chỉnh)
Giá trị TMĐT: Đã có cơ quan thẩm định, áp dụng NĐ99
2. Vấn đề vướng mắc
- Theo ý kiến Tôi, tờ trình đề nghị điều chỉnh TMĐT và đi kèm là các tài liệu giải trình, sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định và ra QĐ điều chỉnh TMĐT
- Theo ý kiến cơ quan thẩm định: TMĐT là một nội dung của QĐ phê duyệt dự án đầu tư, do đó điều chỉnh nó là điều chỉnh dự án do đó cần tuân thủ các quy trình về trình, thẩm định của dự án
- Theo giải trình phía chúng tôi: Tại NĐ99 huớng dẫn rất rõ việc lập, trình và điều chỉnh TMĐT do đó QĐ phê duyệt dự án chỉ cần điều chỉnh bằng một QĐ khác điều chỉnh nội dung TMĐT là OK và các tài liệu liên quan cũng là các tài liệu về TMĐT mà thôi.

Các Bạn xem và cho ý kiến sớm giúp nhé! Nếu các Bạn nào có các QĐ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung TMĐT để có cơ sở tham khảo, làm ơn gửi cho Tôi xin theo địa chỉ mail phongkhkt80@yahoo.com
Cám ơn các Bạn trước nhé!

Đã lâu mới có một tình huống thú vị như vậy. Mình xin có đôi lời trao đổi :
Về nguyên nhân phải điều chỉnh TMĐT đã quá rõ không có gì phải bàn, ở đây chúng ta cần xem xét khía cạnh pháp lý để dự án đã nêu có cần thiết phải điều chỉnh về mặt tổng thể hay chỉ điều chỉnh "một phần/nội dung" của dự án. Theo quy định tại văn bản số 546/TTg-KTN ngày 14/4/08 của Chính phủ về điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, VLXD và hợp đồng XD tại điểm c) mục 2 nêu rõ :
c) Cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án do giá vật liệu xây dựng biến động trong thời gian qua ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu đã thỏa thuận trong hợp đồng như quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí xây dựng công trình.
Cho phép tiếp tục thực hiện dự án (thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án) như qui định đối với dự án trước khi điều chỉnh đối với trường hợp sau khi điều chỉnh giá vật liệu xây dựng làm thay đổi nhóm của dự án.
Qua đó cho thấy đã mặc nhiên công nhận các nội dung cơ bản của dự án đã phê duyệt bởi lẽ nếu thay đổi nhóm của dự án thì vẫn làm các thủ tục như đối với dự án trước khi điều chỉnh. Do đó theo tôi không cần thiết phải xem xét các khía cạnh kỹ thuật hay các nội dung khác ngoài TMĐT. tuy nhien do trường hợp bạn nêu là dự án đặc thù vốn ODA nên trong các cam kết tài trợ và hợp đồng tín dụng cần phải điều chỉnh cho phù hợpvà tuân theo nội dung hướng dẫn tại điểm của công văn đã nêu trên :
4. Đối với các gói thầu của các dự án sử dụng vốn ODA (trừ vốn đối ứng), việc điều chỉnh giá thực hiện theo quy định trong hợp đồng. Trường hợp cần thiết, người quyết định đầu tư xem xét quyết định sau khi thỏa thuận với nhà tài trợ, đồng thời các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với nhà tài trợ để bổ sung vốn do biến động giá.
Cần căn cứ vào nội dung của hợp đồng để điều chỉnh vốn cho dự án, có thể sẽ làm thay đổi các điều kiện về tài trợ/cấp vốn cho dự án.
nói tóm lại theo quan điểm cá nhân tôi thì vẫn làm tờ trình xin phê duyệt lai (điều chỉnh thì chính xác hơn) dự án bạn nêu với lý do yếu tố bất thường làm thay đổi TMĐT, trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh dự án là thay đổi GIÁ nguyên vật liệu, và cũng khẳng định "quy mô" của dự án không thay đổi.
 
Tiếp tục trao đổi để làm rõ hơn

@ minhtuong: Địa chỉ mail của mình: phongkhkt80@yahoo.com

Tiếp tục trao đổi thêm với các Bạn như sau:

1. Hiện nay dự án đang ở mức điều chỉnh TMĐT lại (cái này do CĐT tự điều chỉnh) mà chưa có Nhà thầu nên chưa có HĐ nên ko xét các yếu tố về HĐ.

2. Đã thống nhất và khẳng định với nhau là điều chỉnh TMĐT ko phải là điều chỉnh dự án

3. Nội dung của dự án là rất nhiều vấn đề, nếu chỉ cần một thay đổi nhỏ mà xét đến vấn đề điều chỉnh dự án là không phù hợp (ví dụ CĐT, hình thức quản lý, thời gian thực hiện...)

4. Đồng ý nội dung TMĐT là một nội dung của dự án, nhưng ý Tôi ở đây là theo NĐ99 chính phủ đã đồng ý cho điều chỉnh riêng một nội dung này mà ko cần xem xét đến các nội dung khác của dự án.

5. Việc điều chỉnh TMĐT và thẩm định nó đã được quy định rất rõ trong NĐ99 nên cứ theo nó mà làm. Căn cứ vào đây ko có chỗ nào nói cần phải có thuyết minh điều chỉnh dự án cả.

Nếu nói đúng ra, việc mình giải trình là OK nhưng có lẽ cơ quan thẩm định nếu thừa nhận mình đúng nghĩa là họ sai do đó phải có phương án trung dung như mình nêu trên (hiểu điều này nên mình cũng OK, nếu ko còn tiếp tục giải trình. Mình đang làm văn bản hỏi BXD cho rõ vấn đề này)
 
@ minhtuong: Địa chỉ mail của mình: phongkhkt80@yahoo.com

Tiếp tục trao đổi thêm với các Bạn như sau:

1. Hiện nay dự án đang ở mức điều chỉnh TMĐT lại (cái này do CĐT tự điều chỉnh) mà chưa có Nhà thầu nên chưa có HĐ nên ko xét các yếu tố về HĐ.

2. Đã thống nhất và khẳng định với nhau là điều chỉnh TMĐT ko phải là điều chỉnh dự án

3. Nội dung của dự án là rất nhiều vấn đề, nếu chỉ cần một thay đổi nhỏ mà xét đến vấn đề điều chỉnh dự án là không phù hợp (ví dụ CĐT, hình thức quản lý, thời gian thực hiện...)

4. Đồng ý nội dung TMĐT là một nội dung của dự án, nhưng ý Tôi ở đây là theo NĐ99 chính phủ đã đồng ý cho điều chỉnh riêng một nội dung này mà ko cần xem xét đến các nội dung khác của dự án.

5. Việc điều chỉnh TMĐT và thẩm định nó đã được quy định rất rõ trong NĐ99 nên cứ theo nó mà làm. Căn cứ vào đây ko có chỗ nào nói cần phải có thuyết minh điều chỉnh dự án cả.

Nếu nói đúng ra, việc mình giải trình là OK nhưng có lẽ cơ quan thẩm định nếu thừa nhận mình đúng nghĩa là họ sai do đó phải có phương án trung dung như mình nêu trên (hiểu điều này nên mình cũng OK, nếu ko còn tiếp tục giải trình. Mình đang làm văn bản hỏi BXD cho rõ vấn đề này)

Tổng mức đầu tư là một phần của nội dung dự án đầu tư. Do vậy, mình vẫn giữ quan điểm là dù chỉ có TMĐT thay đổi (không thay đổi bất kỳ gì khác) thì dự án cũng đã thay đổi một phần, do vậy để điều chỉnh TMĐT thì cần có quyết định điều chỉnh dự án (về nội dung điều chỉnh tổng mức đầu tư).
TMĐT là một phần của thuyết minh dự án đầu tư. Cho dù thay đổi TMĐT vì bất cứ lý do gì, biến động giá VL hay NN thay đổi chính sách,... thì cần phải có thuyết minh điều chỉnh TMĐT.

Tuy nhiên, đây là quan điểm (khá kiên định và mình nghĩ quan điểm của mình không sai luật) của mình. Các bạn hiểu cách khác thì cũng có thể thực hiện khác, miễn không sai luật và đạt kết quả tốt với cấp có thẩm quyền.
 
Phải tiếp tục trao đổi để làm rõ hơn nữa

Với mong muốn trao đổi và học hỏi cũng như làm kinh nghiệm cho những Bạn sau này có gặp phải (Vì chắc chắn rất nhiều dự án sau khi TT09 có hiệu lực bắt buộc phải điều chỉnh TMĐT, ko muốn nói là 100%), Tôi xin tiếp tục phân tích việc ko cần Thuyết minh điều chỉnh dự án.

1. Phân biệt giữa Thuyết minh điều chỉnh TMĐT và thuyết minh điều chỉnh dự án.

- Thuyết minh điều chỉnh TMĐT: chịu điều tiết bởi Luật XD, dưới nó là NĐ99 và TT05
- Thuyết minh điều chỉnh dự án: chịu điều tiết bởi Luật XD, dưới nó là NĐ 16&112 rồi đến NĐ99 và TT05. Trong đó nặng nề nhất là phải theo NĐ16&112.

2. Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Sẽ xảy ra mâu thuẫn nếu sử dụng thuyết minh điều chỉnh dự án tuân theo điều 6 và điều 8 của NĐ16&112 để gửi cho Chủ đầu tư (theo NĐ99) phê duyệt (sau khi đã có OK về chủ trương của người quyết định đầu tư).

Như vậy nếu là thuyết minh điều chỉnh dự án là bắt buộc phải gửi cơ quan thẩm định dự án (theo quy định là Bộ KHĐT, Vụ KHĐT hay các Sở KHĐT). Trong đó theo NĐ99 thì việc thẩm định TMĐT điều chỉnh do người quyết định đầu tư quyết định (có thể thuê tư vấn thẩm tra).

Căn cứ phân tích trên đây, việc điều chỉnh TMĐT cứ chiểu theo NĐ 99 và TT05 hướng dẫn là OK và phần thuyết minh cũng chỉ là thuyết minh phục vụ việc điều chỉnh TMĐT mà thôi (căn cứ các quy định việc lập và thẩm định TMĐT để thuyết minh điều chỉnh cho phù hợp).

Đây là ý kiến tiếp theo của mình, mời các Bạn quan tâm có thêm ý kiến để làm sáng tỏ vấn đề hơn nữa.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top