Điều chỉnh tổng mức đầu tư do trượt giá

  • Khởi xướng Khởi xướng hhxx
  • Ngày gửi Ngày gửi

hhxx

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/9/08
Bài viết
16
Điểm tích cực
3
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Các anh cho em hỏi việc thế này. Ngày 4/10/2010 công trình phê duyệt tổng mức đầu tư với giá trị là 108 tỷ, nhưng 2011 làm hồ sơ mời thầu thì giá trị tăng lên 149 tỷ, phía cty đề nghị tập đoàn điều chỉnh tổng mức đầu tư. Lý do tăng là do trượt giá, tính thiều khối lượng, thiết kế cơ sở không rõ ràng. Phía tập đoàn yêu cầu lập TMDT mới theo giá mới năm 2012. TMDT điều chỉnh là 165 tỷ. Nhưng họ cũng đang băn khoăn, theo nghị định 83 thì yếu tố trượt giá và khối lượng không được điều chỉnh TMĐT. Theo các bác thì có biện pháp gì không vậy.
Thanks
 
Các anh cho em hỏi việc thế này. Ngày 4/10/2010 công trình phê duyệt tổng mức đầu tư với giá trị là 108 tỷ, nhưng 2011 làm hồ sơ mời thầu thì giá trị tăng lên 149 tỷ, phía cty đề nghị tập đoàn điều chỉnh tổng mức đầu tư. Lý do tăng là do trượt giá, tính thiều khối lượng, thiết kế cơ sở không rõ ràng. Phía tập đoàn yêu cầu lập TMDT mới theo giá mới năm 2012. TMDT điều chỉnh là 165 tỷ. Nhưng họ cũng đang băn khoăn, theo nghị định 83 thì yếu tố trượt giá và khối lượng không được điều chỉnh TMĐT. Theo các bác thì có biện pháp gì không vậy.
Thanks
Theo mình biết trong Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của các luật liên quan đến ĐTXDCB năm 2009 có ghi
“Điều 40. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án;
d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Mà các trường hợp khác ở đây có thể là do thay đổi mức lương cơ bản của nhân công, giá nguyên vật liệu.... Chính vì thế mà khi phê duyệt dự án năm 2010, tuy nhiên đến năm 2011,2011 sau khi tính lại TMĐT thì đã có sự thay đổi. Nếu như bên CĐT không thay đổi thì bên nhà thầu khi làm hồ sơ dự thầu phần chi phí xây dựng cũng sẽ cao hơn phần chi phí xây dựng tính toán trong TMĐT.
Do vậy CĐT cần báo cáo lên cấp đầu tư cao hơn để thẩm định lại TMĐT này. Sau khi cấp đầu tư cao hơn thẩm định và tính toán lại TMĐT thì sẽ căn cứ vào đó để đánh giá lại hiệu quả của dự án. Nếu như hiệu quả thì có thể tiếp tục, nếu không hiệu quả thì sẽ đưa ra những biện pháp khác.
 
Hiện tại mình cũng đang gặp trường hợp tương tự như bạn, mình đang tính nước để giải trình với Sở KH về lý do, vì theo Luật 38 thì trường hợp này thuộc "các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ", nhưng NĐ 83 ra sau Luật 38 lại nói rõ việc điều chỉnh TMĐT không liên quan đến việc trượt giá. Xin hỏi anh em trong diễn đàn: có thể đưa các lý do nào để giải trình Sở KH?
 
  • Like
Các tương tác: vna
Hiện tại mình cũng đang gặp trường hợp tương tự như bạn, mình đang tính nước để giải trình với Sở KH về lý do, vì theo Luật 38 thì trường hợp này thuộc "các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ", nhưng NĐ 83 ra sau Luật 38 lại nói rõ việc điều chỉnh TMĐT không liên quan đến việc trượt giá. Xin hỏi anh em trong diễn đàn: có thể đưa các lý do nào để giải trình Sở KH?

Nghị định 83/2009-CP hay luật 38/2009 đều là SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN. Do đều đều áp dụng được.
Trường hợp TMĐT vượt quá TMĐT đã được phê duyệt thì phải trình cấp trên xem xét
 
"Nghị định 83/2009-CP hay luật 38/2009 đều là SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN. Do đều đều áp dụng được.
Trường hợp TMĐT vượt quá TMĐT đã được phê duyệt thì phải trình cấp trên xem xét."

Thực ra nếu theo luật 38, "trường hợp khác theo quy định của CP" chưa thật thuyết phục, vì sao: NĐ 12/2009 đã đưa trường hợp do trượt giá, nhưng tại sao NĐ 83/2009 lại bỏ đi? mình nghĩ có lý do ở đây. Nếu đưa lý do theo luật 38, trường hợp đó thì Sở KH khó có thể chấp nhận.
 
Mình nghĩ là phải tìm phương hướng giải quyết hợp lý nhất theo luật, dù theo điều khoản cũ của nghị định 12/2009, hay theo nghị định 83/2009 sửa đổi, hay theo luật sửa đổi số 38 thì phải thuyết phục Sở KHĐT. Bạn cứ suy nghĩ thực tế mà xem nếu bạn định xây nhà 600 triệu mà do chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công lên đến 800 triệu thì sao? Phải điều chỉnh chứ sao, không thì dừng, hủy kế hoạch. Mà ở đây lại là công trình nhà nước, đã phê duyệt rồi, chính phủ hay cơ quan ban ngành không xem xét phê duyệt lại để điều chỉnh TMĐT thì dừng dự án thôi bạn ạ.
 
"Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình"- Trích NĐ 12/2009, mình nghĩ NĐ 83/2209 cắt đi điều khoản này cũng hợp lý, vì trong tổng mức đầu tư đã có chi phí dư phòng cho yếu tố trượt giá. Nên việc thay đổi TMĐT do yếu tố trượt giá vật liệu không được chấp nhận. Lí do như bạn nói chấp nhận ở chế độ chính sách Nhà nước thay đổi quá nhanh, quá nhiều.
 
  • Like
Các tương tác: vna
"Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình"- Trích NĐ 12/2009, mình nghĩ NĐ 83/2209 cắt đi điều khoản này cũng hợp lý, vì trong tổng mức đầu tư đã có chi phí dư phòng cho yếu tố trượt giá. Nên việc thay đổi TMĐT do yếu tố trượt giá vật liệu không được chấp nhận. Lí do như bạn nói chấp nhận ở chế độ chính sách Nhà nước thay đổi quá nhanh, quá nhiều.
Mình cũng đã xem rất kỹ về nghị định 12/2009; nghị định 83/2009; luật sửa đổi 38/2009 rồi các điều 14 trong nghị định 12; khoản 3 điều 1 trong nghị định 83; khoản 2 điều 1 trong luật sửa đổi 38 đều nói về điểu chỉnh dự án chứ không nói về tổng mức đầu tư các bạn nhé. Theo nghị định 112/2009 về quản lý chi phí đầu tư thì tổng mức đầu tư được điều chỉnh trong 4 trường hợp, trong đó điều chỉnh dự án là 1 trong 4 trường hợp dẫn đến phải điều chỉnh TMĐT. Vậy yếu tố trượt giá như bạn hhx nói nằm trong chi phí dự phòng, nếu chủ đầu tư tính dự phòng do yếu tố trượt giá thấp thì khi xảy ra trượt giá dẫn đến thay đổi làm tăng TMĐT thì chiếu theo khoản 3 điều 7 nghị định 112/2009 trinh người quyết định đầu tư phê duyệt lại
 
  • Like
Các tương tác: vna
"nếu chủ đầu tư tính dự phòng do yếu tố trượt giá thấp thì khi xảy ra trượt giá dẫn đến thay đổi làm tăng TMĐT thì chiếu theo khoản 3 điều 7 nghị định 112/2009 trinh người quyết định đầu tư phê duyệt lại."
Việc CĐT tính dự phòng yếu tố trượt giá thấp làm thay đổi TMĐT thì lỗi này là lỗi hệ thống, và việc đổ lỗi cho cho các cơ quan liên quan liên quan là không thể.
 
  • Like
Các tương tác: vna
Trước hết, báo cáo các bác là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 hiện tại đang được xem xét sửa đổi, sửa đổi nhiều là đằng khác.

Luật và các văn bản Luật do chính chúng ta xây dựng lên để áp dụng thực hiện. Đương nhiên là theo tình hình thực tế tại mỗi thời điểm mà điều chỉnh cho phù hợp.

Sai sửa - Lệch kê - Đúng bản chất - bảo đảm lợi ích và hiệu quả của các bên.

Mà xem kỹ lại Luật, rõ ràng là cho phép điều chỉnh TMĐT ở tất cả các trường hợp. Đọc kỹ Điểm a - Khoản 1 - Điều 14 là thấy: Bất khả kháng - tính trước nhưng không lường trước được hết. Bảo vệ vô tư.
 
Trước hết, báo cáo các bác là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 hiện tại đang được xem xét sửa đổi, sửa đổi nhiều là đằng khác.

Luật và các văn bản Luật do chính chúng ta xây dựng lên để áp dụng thực hiện. Đương nhiên là theo tình hình thực tế tại mỗi thời điểm mà điều chỉnh cho phù hợp.

Sai sửa - Lệch kê - Đúng bản chất - bảo đảm lợi ích và hiệu quả của các bên.

Mà xem kỹ lại Luật, rõ ràng là cho phép điều chỉnh TMĐT ở tất cả các trường hợp. Đọc kỹ Điểm a - Khoản 1 - Điều 14 là thấy: Bất khả kháng - tính trước nhưng không lường trước được hết. Bảo vệ vô tư.

Ở điểm này em hoàn toàn đồng ý với quan điểm của anh Trình. 1 dự án xây dựng phải trải qua rất nhiều khâu, nhiều cấp thực hiện. Năm nay lập có thể nó chỉ 100 tỷ nhưng sang năm mới có vốn để khởi công thì nó trượt giá ít nhất phải trên 10%. Mọi người cứ xem 1 năm lạm phát là bao nhiêu % thì 1 dự án ít nhất phải phải tăng lên tương ứng với con số đó. Theo mình đây có thể coi là bất khả kháng.
 
Trao đổi

Theo em, thực ra Nghị định 12/2009/NĐ-CP cho phép điều chỉnh TMĐT do yếu tố trượt giá là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008; Tới cuối năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định 83/2009/NĐ-CP để kịp thời sửa lại khoản này nhằm mục được kiểm soát được chi phí; Như vậy đến năm 2011, tình hình khủng hoảng kinh tế lại xảy ra, liệu có một sự thay đổi mới gì trong năm này :))

Thực hiện ra việc điều chỉnh TMĐT do yếu tố trượt giá, thay đổi mức lương tối thiểu chung làm việc vượt TMĐT được duyệt ban đầu hiện nay rất phổ biến; Và hầu hết thấy một số đơn vị có lách một tí bằng việc thực hiện điều chỉnh do bổ sung khối lượng thiết kế nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cho công trình;

Hiện nay, việc lập thẩm định và phê duyệt dự án thực hiện Theo Chỉ thị 1792/CT-TTg và Thông tư 86/2011/TT-BTC, siết chặt hơn việc các công trình muốn bốn trí vốn để mở mới kế hoạch năm sau thì phải có quyết định phê duyệt dự án trước ngày 25/10/2011 (1792) hoặc 30/10/2011 (TT 86) của năm trước; Như thế thì dự toán của công trình được phê duyệt chậm nhất là trong tháng 10, đơn vị tư vấn phải lập trước đó; Như thế vào đầu năm 2012, xem xét bố trí kế hoạch vốn; Em ví dụ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu chung tăng từ 830.000 đồng lên 1.400.000 đồng; Như vậy để có thể triển khai thi công công trình thì buộc phải điều chỉnh giá trị gói thầu; Và điều này chắc chắn làm vượt tổng mức đầu tư xây dựng công trình;

Đó là một trường hợp thực tế em lấy ví dụ; Các bác tiếp tục thảo luận tiếp nhé
 
Hiện nay vấn đề vượt tổng mức đầu tư là chuyện bình thường, nhưng cái quan tâm nhất của CĐT là lấy nguồn vốn nào để bổ sung đây, phải chờ phê duyệt, xin lại vốn thì đau cả cái đầu, bên mình có 1 dự án năm 2006, nhưng chưa thực hiện được do vướn vấn đề giải tỏa đền bù, vì dự án đi qua 2 huyện khác nhau, giờ vấn đề giải tỏa đã xong, nhưng lập lại TMĐT là 70 tỷ, trong khi đó TMĐT cũ là 20 tỷ. Bây giờ cái khó khăn là làm từ trình phê duyệt tổng mức đầu tư, trong tờ trình này phải có thêm về cơ chế vốn ( dự án này do bên mình làm CĐT), giờ phải đợi tiếp, đợi mấy bác làm xong quyết toán cái hạ tầng mới có vốn lấy qua làm cái kia...
Chia sẽ thêm với anh em, chúc 1 tuần làm việc mới !
 
Về nội dung thảo luận trong vấn đề này, đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước trên 30% tổng mức đầu tư, mình xin được dẫn chiếu công văn số 1142/BXD-KTXD ngày 13/7/2011 của Bộ Xây dựng trả lời UBND tỉnh Quảng Ninh:

"Trả lời công văn số 1739/UBND-GT1 ngày 19/5/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng công trình do biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng và thay đổi chính sách của nhà nước, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 14 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ thì trường hợp khi giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ có sự biến động bất thường hoặc do nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới thì được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình (điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án). Vì vậy, đối với những dự án phê duyệt trong khoảng thời gian từ khi Nghị định số 12/2009/NĐ-CP có hiệu lực đến thời điểm trước khi Nghị định số 83/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì được điều chỉnh dự án (tổng mức đầu tư) khi giá nguyên, nhiên, vật liệu có biến động bất thường hoặc khi Nhà nước có thay đổi chế độ, chính sách mới.
2. Đối với những dự án phê duyệt sau ngày Nghị định số 83/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì không được điều chỉnh dự án (tổng mức đầu tư) khi giá nguyên, nhiên, vật liệu có biến động bất thường hoặc khi Nhà nước có thay đổi chế độ, chính sách mới. Tuy nhiên, trong thời gian qua (từ đầu năm 2011 đến nay) giá một số nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng đã có biến động lớn, cộng thêm chế độ tiền lương tối thiểu của nhà nước cũng thay đổi ngoài khả năng chi phí dự phòng của dự án. Vì vậy, đối với các dự án này, hiện nay Bộ Xây dựng đang tập hợp đề nghị của các địa phương để báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép được điều chỉnh tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư được phê duyệt sau ngày Nghị định số 83/2009/NĐ-CP có hiệu lực.
Trên đây là ý kiến trả lời của Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Quảng Ninh căn cứ hướng dẫn trên để thực hiện theo quy định"
- Như vậy, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do biến động giá đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước trên 30% hiện tại chưa được phép nếu được phê duyệt sau ngày Nghị định số 83/2009/NĐ-CP có hiệu lực.
- Ngày 04/11/2011, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 7809/VPCP-KTN về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đầu tư xây dựng. Theo đó Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Xây dựng có văn bản hướng dẫn các địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện việc điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, hiện Bộ Xây dựng chưa có văn bản hướng dẫn. Do vậy, đến thời điểm hiện tại, vấn đề tồn tại chưa được giải quyết.
 
Trước hết, báo cáo các bác là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 hiện tại đang được xem xét sửa đổi, sửa đổi nhiều là đằng khác.

Luật và các văn bản Luật do chính chúng ta xây dựng lên để áp dụng thực hiện. Đương nhiên là theo tình hình thực tế tại mỗi thời điểm mà điều chỉnh cho phù hợp.

Sai sửa - Lệch kê - Đúng bản chất - bảo đảm lợi ích và hiệu quả của các bên.

Mà xem kỹ lại Luật, rõ ràng là cho phép điều chỉnh TMĐT ở tất cả các trường hợp. Đọc kỹ Điểm a - Khoản 1 - Điều 14 là thấy: Bất khả kháng - tính trước nhưng không lường trước được hết. Bảo vệ vô tư.

Về ý kiến của ban nguyenhuutrinh mình cũng đồng ý đây là vấn đề thực tiễn nên cần phải thực hiện sửa đổi. Tuy nhiên, trong quản lý Nhà nước và qua kinh nghiệm giải trình Thanh tra Chính phủ thì không dễ để bảo vệ vô tư như bạn nói. Trước mắt khi chưa có quy định của Chính phủ thì cần báo cáo cơ quan giám sát đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ để có ý kiến trước khi thực hiện phê duyệt điều chỉnh đối với các dự án có sử dụng vốn Nhà nước trên 30% tổng mức đầu tư.
 
BXD vừa ra cái công văn 900/BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán có đề cập tới trường hợp này, đó là đối với các dự án phê duyệt sau khi ND83 có hiệu lực thì các trường hợp điều chỉnh TMDT do tăng lương và trượt giá không nằm trong qui định, khi đó phải tổng hợp các giải pháp trình BXD quyết định trước 30/6/2012.

Không hiểu sao lại hướng dẫn vậy, ND83 ra từ 2009. Từ đó tới nay bao nhiêu năm mà yêu cầu ng ta trình giải pháp điều chỉnh trước 30/6, nhỡ không kịp làm xong trước 30/6 thì không được điều chỉnh bởi tăng lương, trượt giá nữa à?
 
Theo như văn bản 900/BXD của Bộ Xây dựng thì ổng cứ lấy Nghị định 83 ra mà nói. Tiếp tục tổng hợp và chờ....
Trường hợp các gói thấu chưa thi công, trước khi tổ chức đấu thầu mà ko điều chỉnh giá gói thầu thì chẳng nhà thầu nào giám làm cả. Mà điều chỉnh giá gói thầu thì vượt TMĐT ngay tức khắc ...
 
Các anh cho em hỏi việc thế này. Ngày 4/10/2010 công trình phê duyệt tổng mức đầu tư với giá trị là 108 tỷ, nhưng 2011 làm hồ sơ mời thầu thì giá trị tăng lên 149 tỷ, phía cty đề nghị tập đoàn điều chỉnh tổng mức đầu tư. Lý do tăng là do trượt giá, tính thiều khối lượng, thiết kế cơ sở không rõ ràng. Phía tập đoàn yêu cầu lập TMDT mới theo giá mới năm 2012. TMDT điều chỉnh là 165 tỷ. Nhưng họ cũng đang băn khoăn, theo nghị định 83 thì yếu tố trượt giá và khối lượng không được điều chỉnh TMĐT. Theo các bác thì có biện pháp gì không vậy.
Thanks
Mình nghĩ đây là một vấn đề nan giải. Mình cũng đã đọc kỹ qua hết tất cả các ý kiến của các anh em. Đây cũng là bài học kinh nghiệm bổ ích cho mình.
Mình cũng đã thấy cách giải thích và hướng dẫn của các anh em là hợp lý rồi.
Mình xin có những ý kiến rõ ràng như sau:
- Phía bạn đang làm hồ sơ mời thầu. Theo mình hiểu đây chắc là mời thầu gói thầu thi công xây lắp. Vậy giá trị 149 tỷ là giá trị gói thầu hay là Tổng mức đầu tư. Trong phần tính tổng mức đầu tư có thêm chi phí dự phòng khối lượng và dự phòng trượt giá. Khi đó bạn cập nhật lại giá trị xây lắp thì đã vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt.
- Phía bạn đã làm tờ trình xin điều chỉnh Tổng mức đầu tư mà Người quyết định đầu tư (Tập đoàn) không cho phép. Vì vậy Chủ đầu tư (Công ty của bạn) cũng sẽ lập một tờ trình xin ý kiến chỉ đạo từ tập đoàn về dự án này. Về phía tập đoàn có thể Tập đoàn phải xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ hoặc Bộ Xây dựng. Nếu không đồng ý thì chỉ có cách duy nhất là tạm dừng dự án.

Mình thấy vấn đề này quá nan giải. Cái chủ yếu vẫn là thẩm quyền quyết định đầu tư dư án như thế nào. Nếu có thể thì Tập đoàn cũng phải gửi văn bản hỏi ý kiến như trường hợp của UBND tỉnh Quảng Ninh mà giống như một anh đã chia sẽ.

Mình xin có một vài ý kiến nhỏ như vậy.
Trân trọng cảm ơn.
 
Mình nghĩ đây là một vấn đề nan giải. Mình cũng đã đọc kỹ qua hết tất cả các ý kiến của các anh em. Đây cũng là bài học kinh nghiệm bổ ích cho mình.
Mình cũng đã thấy cách giải thích và hướng dẫn của các anh em là hợp lý rồi.
Mình xin có những ý kiến rõ ràng như sau:
- Phía bạn đang làm hồ sơ mời thầu. Theo mình hiểu đây chắc là mời thầu gói thầu thi công xây lắp. Vậy giá trị 149 tỷ là giá trị gói thầu hay là Tổng mức đầu tư. Trong phần tính tổng mức đầu tư có thêm chi phí dự phòng khối lượng và dự phòng trượt giá. Khi đó bạn cập nhật lại giá trị xây lắp thì đã vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt.
- Phía bạn đã làm tờ trình xin điều chỉnh Tổng mức đầu tư mà Người quyết định đầu tư (Tập đoàn) không cho phép. Vì vậy Chủ đầu tư (Công ty của bạn) cũng sẽ lập một tờ trình xin ý kiến chỉ đạo từ tập đoàn về dự án này. Về phía tập đoàn có thể Tập đoàn phải xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ hoặc Bộ Xây dựng. Nếu không đồng ý thì chỉ có cách duy nhất là tạm dừng dự án.

Mình thấy vấn đề này quá nan giải. Cái chủ yếu vẫn là thẩm quyền quyết định đầu tư dư án như thế nào. Nếu có thể thì Tập đoàn cũng phải gửi văn bản hỏi ý kiến như trường hợp của UBND tỉnh Quảng Ninh mà giống như một anh đã chia sẽ.

Mình xin có một vài ý kiến nhỏ như vậy.
Trân trọng cảm ơn.
Dự án phê duyệt năm 2010 là nằm trong NDD83 rồi, khi đó không được điều chỉnh do tăng lương và trượt giá (theo CV900 của BXD mới ra 1/6/2012). Nếu muốn điều chỉnh do tăng lương và trượt giá thì người có thẩm quyền (ở đây là Tập đoàn) sẽ phải xây dựng kế hoạch điều chỉnh (có cắt giảm cái không cần, thay thế nguyên vật liệu, biện pháp thi công để giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, điều chỉnh tăng lương và bù giá VL) rồi trình BXD xin ý kiến (trước 30/6/2012).

Đối với các dự án trước ND12 thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư được điều chỉnh do biến động giá nhân công, VL.

Tuy nhiên đối với các dự án sau ND12 và trước ND83 đáng nhẽ cũng phải được điều chỉnh như vậy nhưng CV900 vẫn yêu cầu báo cáo BXD. Giờ bên mình dính 1 dự án thế này mới đau :(.
 
hii. Như thế chưa có gì, dự án em gặp lại còn hay hơn. Chế độ tiền lương đã làm chao đảo rùi, CĐT còn yêu cầu thay thế vật liệu xịn vào, thiết bị ngon, để dự án chúng ta vua địch thiên hạ:D. Thế là chú Tổng mức sau khi điều chỉnh tăng 70%.
Anh CV900/BXD ra làm nhà em toát mồ hôi rồi.
 
Back
Top