entereduvn
Thành viên mới
- Tham gia
- 27/11/13
- Bài viết
- 3
- Điểm tích cực
- 2
- Điểm thành tích
- 3
- Tuổi
- 38
Những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế, các công trình nhà cao tầng được xây dựng khắp nơi trên đất nước. Theo qui định, dự án trải qua đầy đủ các công đoạn như lập dự án, thiết kế, thẩm tra, thẩm định, thi công nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Trong đó công việc thiết kế chiếm không ít thời gian, nhất là thời gian lập dự toán cũng khá mất nhiều có khi đến hàng tháng.
Trong bài viết này tôi không bàn về chi tiết cụ thể cách làm dự toán mà vấn đề chính là đưa ra một số nội dung liên quan cần giải quyết để đẩy nhanh tiến độ lập dự toán công trình.
Sau đây là một số nội dung liên quan:
1/ Phần mềm sử dụng:
- Nên sử dụng phần mềm trong môi trường excel. Vì excel rất mạnh thuận lợi cho việc trình bày, nhập liệu và in ấn . Hơn thế nữa gần như mọi người đều biết về excel nên việc sử dụng nó khi làm dự toán rất thuận lợi.
- Font chữ sử dụng nên dùng font unicode nếu không như chúng ta thấy khi filter thì nó không hiển thị đúng nên phần nào cũng ảnh hưởng thời gian thực hiện công việc.
Đây là hình ảnh khi sử dụng font TCVN3(ABC):
Đây là hình ảnh khi sử dụng font unicode:
2/ Kỹ năng người lập dự toán:
- Người lập dự toán trước hết cần biết về phần mềm liên quan trong thiết kế. Cụ thể đó là Autocad….
- Người lập dự toán cần có kỹ năng tốt về đọc hiểu bản vẽ .
- Người lập dự toán nên biết qui trình và biện pháp thi công công trình.
- Kỹ năng tính toán khối lượng. Vấn đề chính ở đây là cũng với những công thức hình học đơn giản tuy nhiên nếu chúng ta biết vận dụng có thể đưa ra được cách tính khối lượng nhanh, ngắn gọn tránh được sai sót hơn.
- Cách trình bày nội dung các vấn đề liên quan đến dự toán sao hợp lý, rõ ràng, đẹp mắt dể hiểu khi xem với phương châm giảm thiểu sự mô tả nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu đã đưa ra.
3/ Công việc đo bóc khối lượng công trình:
Như chúng ta nhận thấy, thời gian chiếm nhiều nhất khi lập dự toán chính là khâu đo bóc khối lượng công trình. Vậy chúng ta giải quyết tốt khâu này tức là đã giải quyết được phần lớn nội dung đưa ra cho việc đẩy nhanh tiến độ lập dự toán.
3.1 Bảng tính toán đo bóc khối lượng:
Trước hết chúng ta cần phân tích một số bảng tính đo bóc khối lượng hiện nay mà các công ty tư vấn thực hiện trong cách lập dự toán xây dựng công trình.
a/ Cách trình bày thứ 1 :
Nhận xét về cách trình bày này:
- Mất nhiều thời gian vì phải gõ thêm nhiều ký tự “x” hoặc “(“ ; “)” … nên chậm trong khâu nhập liệu hoặc chỉnh sửa lại (nếu có).
- Trình bày không rõ ràng, không đẹp, khó kiểm soát, dể sinh lỗi khi nhập liệu.
- Khó chỉnh sửa khi một người nào đó không có chương trình.
b/ Cách trình bày thứ 2 :
Nhận xét về cách trình bày này:
- Trình bày số liệu theo dạng cột nên thao tác nhập liệu nhanh.
- Tuy nhiên giá trị cột số phụ chưa mô tả rõ ràng nên người kiểm tra bảng dự toán rất khó nắm bắt.
c/ Cách trình bày thứ 3:
Nhận xét về cách trình bày này:
- Bảng tính không dùng cột số phụ và cột hệ số nên khi in có thể in dọc nên đối dự toán công trình lớn giảm đáng kể về chi phí vật liệu và thuận lợi cho việc đóng tập (Tránh được số trường hợp phát sinh 2 tập dự toán).
- Mô rả rõ ràng khối lượng các công tác.
- Có khả năng lấy link các số liệu liên quan cụ thể hơn.
3.2 Tính toán khối lượng vận chuyển vật liệu lên cao:
Đây là công việc ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian đo bóc khối lượng đối với công trình qui định phải tính vận chuyển vật liệu lên cao.
Vì vậy cần phải có giải pháp để tính và mô tả cho người kiểm tra thấy được kết quả khối lượng vật liệu vận chuyển lên cao.
Sau đây là giải pháp đưa ra: Vật tư được lập theo bảng như hình ảnh dưới. Những khối lượng vật tư chiết tính cho công việc phải tính toán vận chuyển vật liệu lên cao sẽ có màu đỏ. Ở đây tại hàng thứ 12 thể hiện tổng cộng vật tư của tất cả các công việc. Hàng thứ 13 là tổng vật tư cần lấy để tính toán vận chuyển lên cao (đối công trình qui định tính toán vận chuyển vật liệu lên cao). Giá trị đó là hàm Sum những số màu đỏ.
3.3 Một số công tác khác tăng nhanh việc đo bóc khối lượng công trình:
Trong việc đo bóc khối lượng đơn thuần chỉ đọc bảng vẽ rồi nhập số liệu thì chắc chắn rằng sẽ chưa giải quyết được vấn đề giảm thời gian về lập dự toán.
Để giảm đáng kể thời gian lập dự toán chúng ta cần giải quyết một số vấn đề sau :
- Sử dụng dự toán mẫu mà bảng tính khối lượng chỉ có tên các công việc cũng như MHDM, MHĐG tương ứng giống như công trình đang thực hiện. Lúc này giảm đi thời gian tra cứu tên hạng mục công việc.
- Sử dụng triệt để tính năng autocorrect, tính năng split sẵn có của excel để đẩy nhanh quá trình nhập liệu cũng như copy dữ liệu..
- Đó là giải quyết việc chuyển bê tông sang khối lượng ván khuôn: tức chẳng hạn khi tính được khối lượng bê tông móng, cột dầm ta có thể chuyển đổi (không phải tính toán) sang khối lượng ván khuôn tương ứng bằng lệnh.
- Đó là công việc tự lấy khối lượng các công việc được tính vận chuyển vật liệu lên cao như đã tự động lập bảng như ở trên.
- Một số bảng tính sử dụng hàm dò tìm, hàm sumif sẽ ảnh hưởng đến thao tác nhập liệu vì lúc bấy giờ một sự thay đổi khi nhập liệu các hàm này sẽ tính toán lại các số liệu có liên quan. Trường hợp này đôi lúc sinh ra kết quả sai do chưa tính toán xong mà ta đã ngưng lệnh bằng một thao tác nào đó.
- v.v.v
3.4 Lấy khối lượng từ bản thống kê vật tư:
Thường gặp đối thiết kế điện hoặc hệ thống mạng. Người thiết kế xây dựng bảng thống kê vật tư trực tiếp trong bản vẽ autocad. Do vậy người lập dự toán rất vất vả nhất là phần hệ thống mạng khi phải gõ lại tên công việc, khối lượng theo bảng vẽ autocad.
Đối với vấn đề này chúng ta có thể xây dựng chương trình con để thực hiện việc lấy dữ liệu trong autocad sau đó ghi thành file excel.
Đây là thủ tục sơ bộ thực hiện công việc trên để mọi người tham khảo và hoàn thiện thêm (nếu cần):
Sub ChuyenDulieuTuAutocadsangExcel()
Dim Excel As Excel.Application
Dim ExcelSheet As Object
Dim ExcelWorkbook As Object
Dim objSS As AcadSelectionSet
Set Excel = New Excel.Application
Set ExcelWorkbook = Excel.Workbooks.Add
Excel.Application.DisplayAlerts = False
Set ExcelSheet = Excel.ActiveSheet
For Each sos In ThisDrawing.SelectionSets
If sos.Name = "VoAnh" Then
ThisDrawing.SelectionSets("VoAnh").Delete
Exit For
End If
Next
ThisDrawing.SelectionSets.Add ("VoAnh")
Set objSS = ThisDrawing.SelectionSets("VoAnh")
objSS.SelectOnScreen
TongDT = objSS.Count
ReDim Chuoi(1 To TongDT) As String
ReDim Hang(1 To TongDT) As Double
ReDim Cot(1 To TongDT) As Double
Dim Chuoitext As AcadText
kk = 0
For ii = 0 To TongDT - 1
On Error Resume Next
Ten = objSS(ii).ObjectName
TenDT = objSS(ii).Name
If Ten = "AcDbText" Then
Set Chuoitext = objSS(ii)
kk = kk + 1
Chuoi(kk) = Chuoitext.TextString
Hang(kk) = Round(Chuoitext.InsertionPoint(1), 0)
Cot(kk) = Round(Chuoitext.InsertionPoint(0), 0)
End If
Next ii
For I = 1 To kk - 1
For j = I + 1 To kk
If Hang(I) < Hang(j) Then
k = Hang(j)
k1 = Cot(j)
k2 = Chuoi(j)
Hang(j) = Hang(I)
Cot(j) = Cot(I)
Chuoi(j) = Chuoi(I)
Hang(I) = k
Cot(I) = k1
Chuoi(I) = k2
End If
Next j
Next I
For I = 1 To kk
ExcelSheet.Cells(I, 5) = Chuoi(I)
ExcelSheet.Cells(I, 6) = Hang(I)
ExcelSheet.Cells(I, 7) = Cot(I)
Next I
ExcelWorkbook.SaveAs "E:ThuvienVAChuongTrinhAutocadGhi_SangEXCEL.xls"
Excel.Workbooks.Open FileName:="E:ThuvienVAChuongTrinhAutocadGhi_SangEXCEL.xls"
Excel.Visible = True
End Sub
Trên đây là một số ý kiến cá nhân tôi rút ra trong suốt quá trình làm việc và mong chia sẻ với mọi người có liên quan.
Nguồn:Trung Tâm Tin Học Nghiệp Vụ Xây Dựng Enter
Trong bài viết này tôi không bàn về chi tiết cụ thể cách làm dự toán mà vấn đề chính là đưa ra một số nội dung liên quan cần giải quyết để đẩy nhanh tiến độ lập dự toán công trình.
Sau đây là một số nội dung liên quan:
1/ Phần mềm sử dụng:
- Nên sử dụng phần mềm trong môi trường excel. Vì excel rất mạnh thuận lợi cho việc trình bày, nhập liệu và in ấn . Hơn thế nữa gần như mọi người đều biết về excel nên việc sử dụng nó khi làm dự toán rất thuận lợi.
- Font chữ sử dụng nên dùng font unicode nếu không như chúng ta thấy khi filter thì nó không hiển thị đúng nên phần nào cũng ảnh hưởng thời gian thực hiện công việc.
Đây là hình ảnh khi sử dụng font TCVN3(ABC):

Đây là hình ảnh khi sử dụng font unicode:

2/ Kỹ năng người lập dự toán:
- Người lập dự toán trước hết cần biết về phần mềm liên quan trong thiết kế. Cụ thể đó là Autocad….
- Người lập dự toán cần có kỹ năng tốt về đọc hiểu bản vẽ .
- Người lập dự toán nên biết qui trình và biện pháp thi công công trình.
- Kỹ năng tính toán khối lượng. Vấn đề chính ở đây là cũng với những công thức hình học đơn giản tuy nhiên nếu chúng ta biết vận dụng có thể đưa ra được cách tính khối lượng nhanh, ngắn gọn tránh được sai sót hơn.
- Cách trình bày nội dung các vấn đề liên quan đến dự toán sao hợp lý, rõ ràng, đẹp mắt dể hiểu khi xem với phương châm giảm thiểu sự mô tả nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu đã đưa ra.
3/ Công việc đo bóc khối lượng công trình:
Như chúng ta nhận thấy, thời gian chiếm nhiều nhất khi lập dự toán chính là khâu đo bóc khối lượng công trình. Vậy chúng ta giải quyết tốt khâu này tức là đã giải quyết được phần lớn nội dung đưa ra cho việc đẩy nhanh tiến độ lập dự toán.
3.1 Bảng tính toán đo bóc khối lượng:
Trước hết chúng ta cần phân tích một số bảng tính đo bóc khối lượng hiện nay mà các công ty tư vấn thực hiện trong cách lập dự toán xây dựng công trình.
a/ Cách trình bày thứ 1 :

- Mất nhiều thời gian vì phải gõ thêm nhiều ký tự “x” hoặc “(“ ; “)” … nên chậm trong khâu nhập liệu hoặc chỉnh sửa lại (nếu có).
- Trình bày không rõ ràng, không đẹp, khó kiểm soát, dể sinh lỗi khi nhập liệu.
- Khó chỉnh sửa khi một người nào đó không có chương trình.
b/ Cách trình bày thứ 2 :

Nhận xét về cách trình bày này:
- Trình bày số liệu theo dạng cột nên thao tác nhập liệu nhanh.
- Tuy nhiên giá trị cột số phụ chưa mô tả rõ ràng nên người kiểm tra bảng dự toán rất khó nắm bắt.
c/ Cách trình bày thứ 3:

- Bảng tính không dùng cột số phụ và cột hệ số nên khi in có thể in dọc nên đối dự toán công trình lớn giảm đáng kể về chi phí vật liệu và thuận lợi cho việc đóng tập (Tránh được số trường hợp phát sinh 2 tập dự toán).
- Mô rả rõ ràng khối lượng các công tác.
- Có khả năng lấy link các số liệu liên quan cụ thể hơn.
3.2 Tính toán khối lượng vận chuyển vật liệu lên cao:
Đây là công việc ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian đo bóc khối lượng đối với công trình qui định phải tính vận chuyển vật liệu lên cao.
Vì vậy cần phải có giải pháp để tính và mô tả cho người kiểm tra thấy được kết quả khối lượng vật liệu vận chuyển lên cao.
Sau đây là giải pháp đưa ra: Vật tư được lập theo bảng như hình ảnh dưới. Những khối lượng vật tư chiết tính cho công việc phải tính toán vận chuyển vật liệu lên cao sẽ có màu đỏ. Ở đây tại hàng thứ 12 thể hiện tổng cộng vật tư của tất cả các công việc. Hàng thứ 13 là tổng vật tư cần lấy để tính toán vận chuyển lên cao (đối công trình qui định tính toán vận chuyển vật liệu lên cao). Giá trị đó là hàm Sum những số màu đỏ.

3.3 Một số công tác khác tăng nhanh việc đo bóc khối lượng công trình:
Trong việc đo bóc khối lượng đơn thuần chỉ đọc bảng vẽ rồi nhập số liệu thì chắc chắn rằng sẽ chưa giải quyết được vấn đề giảm thời gian về lập dự toán.
Để giảm đáng kể thời gian lập dự toán chúng ta cần giải quyết một số vấn đề sau :
- Sử dụng dự toán mẫu mà bảng tính khối lượng chỉ có tên các công việc cũng như MHDM, MHĐG tương ứng giống như công trình đang thực hiện. Lúc này giảm đi thời gian tra cứu tên hạng mục công việc.
- Sử dụng triệt để tính năng autocorrect, tính năng split sẵn có của excel để đẩy nhanh quá trình nhập liệu cũng như copy dữ liệu..
- Đó là giải quyết việc chuyển bê tông sang khối lượng ván khuôn: tức chẳng hạn khi tính được khối lượng bê tông móng, cột dầm ta có thể chuyển đổi (không phải tính toán) sang khối lượng ván khuôn tương ứng bằng lệnh.
- Đó là công việc tự lấy khối lượng các công việc được tính vận chuyển vật liệu lên cao như đã tự động lập bảng như ở trên.
- Một số bảng tính sử dụng hàm dò tìm, hàm sumif sẽ ảnh hưởng đến thao tác nhập liệu vì lúc bấy giờ một sự thay đổi khi nhập liệu các hàm này sẽ tính toán lại các số liệu có liên quan. Trường hợp này đôi lúc sinh ra kết quả sai do chưa tính toán xong mà ta đã ngưng lệnh bằng một thao tác nào đó.
- v.v.v
3.4 Lấy khối lượng từ bản thống kê vật tư:
Thường gặp đối thiết kế điện hoặc hệ thống mạng. Người thiết kế xây dựng bảng thống kê vật tư trực tiếp trong bản vẽ autocad. Do vậy người lập dự toán rất vất vả nhất là phần hệ thống mạng khi phải gõ lại tên công việc, khối lượng theo bảng vẽ autocad.

Đối với vấn đề này chúng ta có thể xây dựng chương trình con để thực hiện việc lấy dữ liệu trong autocad sau đó ghi thành file excel.
Đây là thủ tục sơ bộ thực hiện công việc trên để mọi người tham khảo và hoàn thiện thêm (nếu cần):
Sub ChuyenDulieuTuAutocadsangExcel()
Dim Excel As Excel.Application
Dim ExcelSheet As Object
Dim ExcelWorkbook As Object
Dim objSS As AcadSelectionSet
Set Excel = New Excel.Application
Set ExcelWorkbook = Excel.Workbooks.Add
Excel.Application.DisplayAlerts = False
Set ExcelSheet = Excel.ActiveSheet
For Each sos In ThisDrawing.SelectionSets
If sos.Name = "VoAnh" Then
ThisDrawing.SelectionSets("VoAnh").Delete
Exit For
End If
Next
ThisDrawing.SelectionSets.Add ("VoAnh")
Set objSS = ThisDrawing.SelectionSets("VoAnh")
objSS.SelectOnScreen
TongDT = objSS.Count
ReDim Chuoi(1 To TongDT) As String
ReDim Hang(1 To TongDT) As Double
ReDim Cot(1 To TongDT) As Double
Dim Chuoitext As AcadText
kk = 0
For ii = 0 To TongDT - 1
On Error Resume Next
Ten = objSS(ii).ObjectName
TenDT = objSS(ii).Name
If Ten = "AcDbText" Then
Set Chuoitext = objSS(ii)
kk = kk + 1
Chuoi(kk) = Chuoitext.TextString
Hang(kk) = Round(Chuoitext.InsertionPoint(1), 0)
Cot(kk) = Round(Chuoitext.InsertionPoint(0), 0)
End If
Next ii
For I = 1 To kk - 1
For j = I + 1 To kk
If Hang(I) < Hang(j) Then
k = Hang(j)
k1 = Cot(j)
k2 = Chuoi(j)
Hang(j) = Hang(I)
Cot(j) = Cot(I)
Chuoi(j) = Chuoi(I)
Hang(I) = k
Cot(I) = k1
Chuoi(I) = k2
End If
Next j
Next I
For I = 1 To kk
ExcelSheet.Cells(I, 5) = Chuoi(I)
ExcelSheet.Cells(I, 6) = Hang(I)
ExcelSheet.Cells(I, 7) = Cot(I)
Next I
ExcelWorkbook.SaveAs "E:ThuvienVAChuongTrinhAutocadGhi_SangEXCEL.xls"
Excel.Workbooks.Open FileName:="E:ThuvienVAChuongTrinhAutocadGhi_SangEXCEL.xls"
Excel.Visible = True
End Sub
Trên đây là một số ý kiến cá nhân tôi rút ra trong suốt quá trình làm việc và mong chia sẻ với mọi người có liên quan.
Nguồn:Trung Tâm Tin Học Nghiệp Vụ Xây Dựng Enter