Định mức Công tác trát tường

vominhhoangbql

Thành viên mới
Tham gia
27/11/07
Bài viết
2
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Kính gửi tất cả các ace,
Hiện tôi đang làm tư vấn QLDA cho 1 dự án chung cư ở Tp.HCM, có một vấn đề kính nhờ mọi người giải đáp giúp:
Theo định mức hiện hành, công tác Trát tường được chia thành Trát tường trong và trát tường ngoài (và còn tùy thuộc chiều dày trát). Tuy nhiên vừa rồi ĐVTC tại dự án tôi đang quản lý có ĐÒI PHÁT SINH công tác Trát cạnh cửa vì họ cho rằng thi công trát cạnh cửa khó hơn, chi phí nhân công cao hơn.
Vậy yêu cầu của ĐVTC có đúng không? có nên chấp nhận phát sinh này không?
Cảm ơn nhiều.
 
Theo tôi là chập nhận được và tôi thường lấy như đơn giá nhân công trát cột vuông.
Chúc thành công
 
Kính gửi tất cả các ace,
Hiện tôi đang làm tư vấn QLDA cho 1 dự án chung cư ở Tp.HCM, có một vấn đề kính nhờ mọi người giải đáp giúp:
Theo định mức hiện hành, công tác Trát tường được chia thành Trát tường trong và trát tường ngoài (và còn tùy thuộc chiều dày trát). Tuy nhiên vừa rồi ĐVTC tại dự án tôi đang quản lý có ĐÒI PHÁT SINH công tác Trát cạnh cửa vì họ cho rằng thi công trát cạnh cửa khó hơn, chi phí nhân công cao hơn.
Vậy yêu cầu của ĐVTC có đúng không? có nên chấp nhận phát sinh này không?
Cảm ơn nhiều.

Ngoài công tác trát tường thì còn có công tác trát má cửa và bệ cửa (nếu là cửa sổ), không biết trát cạnh cửa của bạn có phải là hai cái này không. Bạn cho mọi người biết là "phát sinh" thì mới hoàn toàn hay là ĐVTC chỉ đòi tăng chi phí nhân công cho khối lượng trát cạnh cửa nằm trong khối lượng trát tường.

Đúng là trát má cửa và bệ cửa khó hơn nhưng không phải lúc nào cũng đòi chi phí nhân công cao hơn được. Mọi công tác có trong thực tế thi công thì phải dựa vào bộ đơn giá XDCB mà công trình đó áp dụng để tra ra các thành phần chi phí cho công tác cần tính toán. Có thể không có mã hiệu dành riêng cho 2 công tác này nhưng bạn có thể tìm các công tác tương tự rồi áp dụng cho 2 công tác này, từ đó bạn sẽ biết được rằng chi phí nhân công cho 2 công tác này có cao hơn chi phí nhân công cho công tác trát tường hay không.

Vậy theo LDC, bạn nên xem lại khối lượng trát phát sinh như ĐVTC đưa lên:

  1. Nếu khối lượng này nằm trong khối lượng trát tường rồi thì theo LDC không thể tăng thêm chi phí cho phàn khối lượng này, cứ theo đơn giá trong dự toán được phê duyệt mà thanh toán.
  2. Nếu khối lượng này phát sinh mới, nằm ngoài phần trát tường đã tính trong dự toán thì ĐVTC đòi thêm tiền cho phần này là đúng còn có cao hơn được chi phí nhân công của phần trát tường hay không thì bạn làm như ở trên và còn tuỳ thuộc việc thương thảo giữa bên bạn và ĐVTC nữa.
Xin được đưa ra vài lời cùng bạn!
 
Chào các bác!

E thấy đối với công tác trát tường thì các bộ đơn giá của các tỉnh chỉ có Trát tường trong + Trát tường ngoài

Vì vậy khi tính dự toán thường thấy tính phần trát hèm cửa ( như bác nêu ở dưới) được tính cho đơn giá trát tường trong.

Nếu như trong dự toán của bác chưa tính phần trát hèm cửa thì đưa vào phần phát sinh thôi, sau đó đưa vào đơn giá trát tường!

Đôi điều trao đổi, thân chào các bác!
 
Tôi thì lại nghĩ khác:
Bạn Vominhhoangbql có ý là: Phần trát má cửa này là ĐVTC muốn tách riêng ra khỏi phần trát tường trong vì hao phí nhân công cho phần này lớn hơn phần trát tường trong. (phát sinh ở đây là trong quá trình thi công ĐVTC thấy phần trát má cửa hao phí lớn hơn nên đề nghị được áp dụng định mức khác)
Cái này thì tôi được biết là đúng. Hầu như bây giờ Hồ sơ mời thầu đều chào phần trát má cửa riêng chứ không gộp chung vào phần trát tường trong nữa.
 
Tôi thì lại nghĩ khác:
Bạn Vominhhoangbql có ý là: Phần trát má cửa này là ĐVTC muốn tách riêng ra khỏi phần trát tường trong vì hao phí nhân công cho phần này lớn hơn phần trát tường trong. (phát sinh ở đây là trong quá trình thi công ĐVTC thấy phần trát má cửa hao phí lớn hơn nên đề nghị được áp dụng định mức khác)
Cái này thì tôi được biết là đúng. Hầu như bây giờ Hồ sơ mời thầu đều chào phần trát má cửa riêng chứ không gộp chung vào phần trát tường trong nữa.

Theo ý bác thì đúng là như thế.

Nhưng việc này phải thực hiện trước đây chứ. Lúc phát hành hồ sơ mời thầu đấy chứ, khi đó Nhà thầu thi công phát hiện tiên lượng như thế thì phải có ý kiến với chủ đầu tư để tính theo 1 định mức mới. ( Mỗi công trình có thể có 1 định mức + đơn giá riêng mà)

Bây giờ đã tiến hành thi công rồi nên khó có thể thay đổi được!

Đó là ý kiến của em, các bác tiếp tục thảo luận nhé!
 
Kính gửi tất cả các ace,
Hiện tôi đang làm tư vấn QLDA cho 1 dự án chung cư ở Tp.HCM, có một vấn đề kính nhờ mọi người giải đáp giúp:
Theo định mức hiện hành, công tác Trát tường được chia thành Trát tường trong và trát tường ngoài (và còn tùy thuộc chiều dày trát). Tuy nhiên vừa rồi ĐVTC tại dự án tôi đang quản lý có ĐÒI PHÁT SINH công tác Trát cạnh cửa vì họ cho rằng thi công trát cạnh cửa khó hơn, chi phí nhân công cao hơn.
Vậy yêu cầu của ĐVTC có đúng không? có nên chấp nhận phát sinh này không?
Cảm ơn nhiều.

Do bạn không nói rõ, nên theo mình sẽ tách biệt từ "phát sinh" thành 2 vấn đề:
- Phát sinh về khối lượng bao gồm phần chi phí nhân công trát má cửa (thi công khó hơn)
- Chỉ phá sinh về đơn giá nhân công: Đơn thuần nhà thầu muốn tách phần KL trát má cửa ra tính riêng!

Ý kiến của mình về hai vấn đề này như sau:
- Trong cả 2 vấn đề thì phần chi phí nhân công mà Nhà thầu muốn được hỗ trợ thiệt thòi bằng cách áp dụng Định mức của một công tác trát khác (trát trụ cột chẳng hạn) là hoàn toàn hợp lý vì thực tế phần trát mà cứa là khó hơn và đòi hỏi nhiều công hơn!
Như vậy nếu trong trường hợp này Chủ đầu tư cho phép thanh toán phần trát má cửa theo Đơn giá trát trụ, cột, lam đứng là hoàn toàn không sai! Tuy nhiên quyết định cho hay không cho thanh toán là ở người có quyết định đầu tư dự án (chủ đầu tư)
Giải quyết vấn đề:
- Vấn đề 1: Phải có biên bản nghiệm thu, xác nhận khối lượng phát sinh. Trường hợp này việc tra mã thanh toán theo trát trụ, cột là đúng
- Vấn đề 2: Nếu không phát sinh KL, nhà thầu phải có tờ trình gửi Chủ đầu tư xin tách riêng phần khối lượng trát má cửa được tính theo đơn giá riêng. Sau đó Chủ đầu tư sẽ có quyết định chấp nhận hay không! Các văn bản này là cơ sở để thanh tra, kiểm toán không thắc mắc sau này!
 
Back
Top