Đơn giá 462-2014: Giá nhân công Hà Nội thấp hơn cả Hà Giang

  • Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi

tangxthuc

Thành viên mới
Tham gia
22/12/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Về phần vĩ mô, em sẽ đọc kỹ lại một chút những gì bác viết, vì nó vĩ mô quá :D

Em chưa đọc các chủ đề kia, tuy nhiên nếu nói Đơn giá nhân công được ban hành trong QD462 áp cho các đơn giá trong 462 là không phù hợp. Những đơn giá được ban hành trong 462 bao gồm 2 loại: Bổ sung và Điều chỉnh cho ĐG 5481-2011. Tuy nhiên khi áp dụng đơn giá địa phương để lập dự toán, mọi đơn giá đều phải được điều chỉnh về thời điểm hiện tại (VL, NC, MTC), và đương nhiên điều chỉnh về hiện tại thì phải theo cách tính tiền lương hiện tại. Và cách tính nhân công hiện tại đó có trong phần đầu của QD 462.
Kết luận: Không thể trong 1 bảng dự toán lại có công việc áp giá nhân công 119k, có công việc đơn giá 200k (cùng bậc 3/7)
Đồng ý với quan điểm của Levinhxd. Tôi cũng xin nói thêm theo cách hiểu của mình:
1. Trong QĐ 462, phần tiêu đề của QĐ là Ban hành một số đơn giá XD công trình trên địa bàn TP Hà Nội và nhân công cũng được ghi là "Bảng đơn giá giá nhân công".
2. Nhân công được tách riêng thành Phần V (Phần II, Phần III là đơn giá bổ sung và thay thế) với tiêu đề: "Giá nhân công được sử dụng để xây dựng đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn TP Hà Nội" (chứ không phải là giá nhân công trong tập đơn giá này). Như vậy không có lý do gì để hiểu nhân công trong QĐ 462 chỉ là nhân công cho các mã công việc bổ sung mới và thay thế.
 

Sunflower5483

Thành viên mới
Tham gia
22/2/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
nhưng chúng ta phải hiểu tại sao ông Hà Nội lại ra đơn giá 462 và các hạng mục của đơn giá 462 là bổ sung và điều chỉnh của Đơn giá 5481 chứ không phải tất cả:
Thứ nhất chúng ta phải hiểu: đơn giá được xây dựng trên định mức; dựa theo định mức để tính giá; ngày xưa đơn giá 5481 là xây dựng dựa theo định mức 1776/2007/BXD. Sau này ra đời định mức 1172/2012/BXD ( định mức này bổ sung và sửa đổi một số công tác so định mức 1776); và như thế là với một số công việc bổ sung khi dùng đơn giá 5481 không có đơn giá để áp; còn một số định mức sửa đổi thì khi dùng đơn giá 5481 không còn đúng nưa; đấy là nguyên nhân mà ông Hà Nội ra đơn giá xây dựng 462
Thư hai: có vấn đề bất cập là nếu ra đơn giá mới thì ông cũng phải tính giá nhân công theo hướng dẫn của sở xây dựng bây giờ; còn nếu tính theo giá mới thì ông Sở Xây Dựng phải có văn bản hướng dẫn điều chỉnh giá nhân công phù hợp để ông ĐG 462 và ông đơn giá 5481 cùng một giá; còn nếu không thì ủy ban nhân dân Hà Nội phải xuất bản bộ đơn giá mới; cũng không thể hiểu nổi đường lối chính sách của các cơ quan chức năng nhà nước như thế nào; tại sao khi ra van bản quyết định mà cái sau và cái trước cãi nhau như thế; văn bản sau cũng không thèm nhìn văn bản trước; cùng một thời điểm cũng một hạng mục công việc mà lại 2 giá nhân công khác nhau; làm thế họ cười vào mặt kỹ sư định giá; người làm xây dựng; không thể hiều nổi người đưa ra các văn bản quyết định có hiểu biết đến đâu về xây dựng và định giá xây dựng; cần phải lên tiếng về vấn đề này; không thể để cái sai này lấp đi cái sai khác được.
 

haydoidaygt

Thành viên năng động
Tham gia
21/1/09
Bài viết
71
Điểm thành tích
18
Bạn ơi, vấn đề chi A hoặc chạy dự án nó ngấm vào máu rồi bạn ạ. Giá thấp thì chuyện rút ruột có lẽ lại càng kinh khủng hơn.
 

kissofsky

Thành viên có triển vọng
Tham gia
9/7/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Cái này bác Khôi nhắm mắt ký trước khi về hưu đây mà, chắc để troll các anh ở lại =))
 

hoang_tu11b

Thành viên mới
Tham gia
9/10/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
vấn đề đặt ra là muốn giảm thất thoát cho nhà nước nhưng với cách tính lại chưa phù hợp với thị trường chứ chưa nói đến nhà thầu còn phải chịu bao % cho A.Để rồi lại phải " cấu " vào vật liệu => chất lượng công trình kém vẫn hoàn kém!
 

haiha48k

Thành viên có triển vọng
Tham gia
6/3/10
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Các vấn đề về vĩ mô định hướng này kia em k bàn tới vì e cũng chưa đủ tầm hiểu. Còn em thấy, đơn giá 462 không hợp lý ở 2 điểm:
Thứ 1: Khi áp dụng nghị định 49 đồng nghĩa bãi bỏ nghị định 205 nhưng ĐG 462 lại tính lương trên cơ sở cách tính lương của nghị định 205: lương nhân công nhóm 1 bậc 1 = (1.150.000x1.55 (hệ số lương) + 1.150.000 x 20% phụ cấp + 1.150.000x1,55 (LCB)x16% phụ cấp )/26 (hệ số lương, cách tính lương này đều là quy định trong nghị định 205)
Thứ 2: Về mức lương áp dụng trong 462: HN dùng mức lương 1.150.000 đ để tính trong khi đó nghị định 66/2013 quy định về mức lương tối thiểu chung 1.150.000 đ thì đối tượng áp dụng là "cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang" ---> không liên quan gì đến doanh nghiệp xây dựng.
---> với sự hiểu biết ngắn hạn của mình thì em thấy người tính cái lương trong 462 đang áp dụng 1 cách lung tung các nghị định.
Còn theo em thấy thì việc đưa ra nghị định 49 là cách để các doanh nghiệp chủ động trong việc tính lương, trả lương cho người lao động (kỹ sư, công nhân,...) tùy thuộc vào điều kiện, năng lực tài chính của doanh nghiệp. Nhưng khó khăn ở chỗ đối với đơn vị quản lý, sử dụng vốn NSNN thì lại k có cơ sở để tính dự toán (dự trù kinh phí xây dựng) cho các dự án bởi k có cách tính lương, k có mức lương cơ sở cho từng đối tượng trong khi dự toán vẫn đang được lập theo bộ đơn giá nhà nước, bộ đơn giá nhà nước thì lại đang sử dụng nghị định 205. Nói chung là cải cách không đồng bộ.
Vấn đề thứ 2 là ở mức lương tối thiểu vùng. Nếu theo cơ sở của nghị định 49 em sẽ hiểu mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất người lao động k bằng cấp, k được đào tạo gì được hưởng theo vùng, cũng có nghĩa nếu tôi là 1 ng k có bằng cấp gì, tôi đi làm thì lương thấp nhất tôi được hưởng ở hà nội là 2.700.000 / 26 = 103.000 đồng/ngày (chưa xét đến các loại phụ cấp 20%+12%+4% = 36%) Em biết cách hiểu thế này cũng k phải là hợp lý so với thực tế nhưng chí ít em nghĩ nó hợp lý khi kết hợp các nghị định hiện nay với nhau. Nói chung là các bác đã làm, đang làm và có kinh nghiệm thì chỉ giáo thêm vấn đề này để bọn em có thể hiểu đúng, hiểu đủ và áp dụng cho nó chuẩn.
 

pccckienlong

Thành viên năng động
Tham gia
10/7/14
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Cảm ơn bài đọc của các anh em. Tôi thấy dạo này Bộ xây dựng ra nhiều văn bản quá đọc đau cả đầu. VD:
- Theo ĐM 1777 phần lắp đặt cống D1000 dài 2m tính ca máy là cần trục bánh hơi 6 tấn là 0,0252 ca/1m; nhân công (4/7): 3,667 công/1m.
- Nhưng theo QĐ 587 BXD ngày 29/5/2014 thì lại Đối với công việc lắp đặt cống D1000 dài 2m thì ca máy: 0,003 ca/1m; nhân công (3,5/7): 0,315 công/1m
Vậy có sư huynh nào có cao kiến giúp em với. Em đọc thấy liệu áp cái mới có lợi cho Chủ đầu tư quá, thiệt thòi cho nhà thầu
 
  • Like
Các tương tác: naat

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cảm ơn bài đọc của các anh em. Tôi thấy dạo này Bộ xây dựng ra nhiều văn bản quá đọc đau cả đầu. VD:
- Theo ĐM 1777 phần lắp đặt cống D1000 dài 2m tính ca máy là cần trục bánh hơi 6 tấn là 0,0252 ca/1m; nhân công (4/7): 3,667 công/1m.
- Nhưng theo QĐ 587 BXD ngày 29/5/2014 thì lại Đối với công việc lắp đặt cống D1000 dài 2m thì ca máy: 0,003 ca/1m; nhân công (3,5/7): 0,315 công/1m
Vậy có sư huynh nào có cao kiến giúp em với. Em đọc thấy liệu áp cái mới có lợi cho Chủ đầu tư quá, thiệt thòi cho nhà thầu
Điều này cũng bình thường thôi, theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và cải tiến năng suất lao động thì việc định mức giảm là bình thường.
Trước đây định mức bả matit là 0,4 công/m2, 1 người 1 ca bả khoảng 2,5m2 tường. Giờ chỉ còn 0,1 công/m2, 1 ca phải bả được 10 m2 (hà nội có định mức riêng là 0,09 công/m2) . Theo bạn định mức nào phù hợp hơn?
Xét định mức trên của bạn, 4 ông công nhân 1 ca lắp 1 m cống thì phù hợp hơn hay là 4 ông 1 ca phải lắp được 12m cống?
 

fansmda29

Thành viên mới
Tham gia
22/9/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
vấn đề tiền lương thì chúng ta phải thừa nhận một điều tư trước tới nay là các tỉnh đang làm sai so với quy định của nhà nước, cụ thể như sau:
1. Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất trả cho người lao động trong một tháng tại các doanh nghiệp, như vậy ở đây Nhà nước chỉ quy định về mức tối thiểu (mức sàn) trả cho người lao động thôi, còn việc trả cho người lao động như nào là do doanh nghiệp quy định và vấn đề này nhà nước không can thiệp vào chuyện của doanh nghiệp làm gì.
2. Lương tối thiểu chung là mức lương thấp nhất trả cho người lao động trong các cơ quan nhà nước (nói chung là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước). Lương tối thiểu chung cũng là mức lương thấp nhất trả cho người lao động trong 1 tháng (mức sàn), tuy nhiên đối với ngân sách nhà nước trả thì có những quy định riêng đó là thang lương (nghị định 205) và các loại phụ cấp linh tinh. Thế nên khi tính lương cho người lao động trong cơ quan nhà nước mới có công thức tính riêng cho từng loại là vì như thế.
Từ trước tới nay các địa phương cứ lấy Lương tối thiểu vùng x hệ số thang lương trong nhà nước (nghị định 205) là hoàn toàn sai, bởi vì không thể lấy ông nọ cắm vào ông kia được (cái này đã được Bộ Lao động thương binh xã hội trả lời rồi). Mà theo mình đọc các văn bản của Bộ Xây dựng thì cũng chẳng có văn bản nào bảo là lấy lương tối thiểu vùng x hệ số thang lương trong 205 cả đâu.
Việc tính lương theo Bộ Xây dựng là theo thị trường, tức là thị trường là bao nhiêu thì mình áp dụng là bây nhiêu, chẳng có công thức nào cả. Như vậy các anh làm dự toán nhà mình là phải tiến hành điều tra, khảo sát...xem hiện tại nó là bao nhiêu chứ. Không thể ngồi tính tính toán toán mà ăn tiền được.
Việc Hà Nội ban hành lương mới 462 còn chưa làm rõ được: Lương nhân công trong 462 đã phù hợp với thị trường xây dựng trên địa bàn hay chưa? Bởi vì các ông nhà ta cũng chỉ ngồi tính toán và ban hành thôi. Tuy nhiên cũng phải công nhân 1 điều rất tốt là Hà Nội đã thừa nhận có sự sai lầm trong tính toán lương nhân công xây dựng, tuy rằng chưa nói rõ ra nhưng đúng là như vậy.
Có vài lời như vậy, mong mọi người đóng góp.
 

Top