L
levinhxd
Guest
Vừa qua Hà Nội đã ban hành đơn giá 462 năm 2014 (bổ sung, điều chỉnh một số nội dung trong bộ đơn giá 5481/2011). Việc bổ sung các mã hiệu đơn giá mới là bình thường, tuy nhiên đã có một hướng dẫn gây “sốc” cho các Nhà thầu cũng như Chủ đầu tư, đó là việc đơn giá nhân công rất thấp, chỉ tương đương với khoảng thời kỳ năm 2009.
Tải đơn giá 462-2014 của TP Hà Nội
Lý do của việc điều chỉnh giá nhân công này là do hiện nay Thành phố Hà Nội hướng dẫn lại cách tính lương theo lương cơ sở (ban hành tại Nghị định 66/2013), trên cơ sở vẫn vận dụng các hệ số cấp bậc lương được ban hành tại Nghị định 205/2004 của Chính phủ (Đã được bãi bỏ bởi Nghị định 49/2013). Vấn đề là lương cơ sở thì rất thấp (chỉ 1.150.000 đồng/ tháng), còn trước đây tính theo lương tối thiểu vùng (Năm 2011 là 1.350.000 đồng, năm 2012 là 2.000.000 đồng, năm 2013 là 2.350.000 đồng và năm 2014 là 2.700.000 đồng – tính cho vùng 1). Như vậy có thể thấy, với cách tính mới của Hà Nội, lương chỉ tương đương thời điểm khoảng năm 2010.
LV tự cảm nhận rằng, lý do chính Hà Nội giảm giá nhân công một cách đột ngột chính là định hướng thị trường về phù hợp với mặt bằng chung đơn giá Nhân công thời điểm hiện tại. Khi mà thị trường xây dựng, bất động sản đang rơi vào trầm lắng thì việc điều chỉnh nhân công giảm là điều cần thiết. LV dùng từ định hướng bởi việc đấu thầu – ký hợp đồng với đơn giá nhân công như thế nào hoàn toàn do Chủ đầu tư và Nhà thầu quyết định, chỉ có công trình 30% vốn ngân sách trở lên tại địa bàn Hà Nội mới phải bắt buộc áp dụng bảng giá nhân công ở trên. Có điều quyết định công bố đơn giá mới này sẽ kéo mặt bằng giá nhân công xuống, điều đó có lợi cho các Chủ đầu tư là điều chắc chắn.
Có một bạn bên Nhà thầu nhắn tin cho LV hỏi: “Anh ơi, bọn em mà áp dụng Quyết định 462 của Hà Nội thì “chết” đến nơi rồi, lấy gì mà ăn, bên em chuyên làm công trình vốn ngân sách”. LV chỉ cười mà nói “Nhà nước giảm bớt đơn giá nhân công thì Nhà thầu phải giảm bớt phần chi A đi thôi”. Cậu ấy buồn bã trả lời “Thành luật rồi mà anh, sao giảm được”….
Đánh giá chủ quan của LV:
+ Đơn giá nhân công không nên tính theo công thức mà các địa phương nên dựa trên yếu tố thị trường chung, đưa ra một bảng công bố đơn giá nhân công kiểu như công bố giá vật liệu hiện trường hiện nay vẫn làm.
+ Hà Nội đưa ra cách tính đơn giá nhân công dựa trên lương cơ sở, vậy nếu cách tỉnh cũng áp dụng cách này thì rõ ràng những tỉnh như Hà Giang chẳng hạn, sẽ có đơn giá nhân công cao hơn nhiều so với Hà Nội. Điều này là không phù hợp với các vùng lương mà Chính phủ ban hành trong Nghị định về lương tối thiểu vùng
Lưu ý: Hà Giang phụ cấp lưu động 40% LTT, Phụ cấp khu vực 40% Lương TT, Phụ cấp không ổn định SX 10%, Lương phụ và CP khoán trực tiếp = 16% Lương cấp bậc (Đơn giá Hà Giang 1728 năm 2006)
P/s: Gửi các bạn một file dự toán phần ngầm mình vừa chạy thử lại bằng phần mềm Dự toán GXD (Riêng phần thông số chi phí tiền lương có cải biên đi một chút)
Tải đơn giá 462-2014 của TP Hà Nội

Lý do của việc điều chỉnh giá nhân công này là do hiện nay Thành phố Hà Nội hướng dẫn lại cách tính lương theo lương cơ sở (ban hành tại Nghị định 66/2013), trên cơ sở vẫn vận dụng các hệ số cấp bậc lương được ban hành tại Nghị định 205/2004 của Chính phủ (Đã được bãi bỏ bởi Nghị định 49/2013). Vấn đề là lương cơ sở thì rất thấp (chỉ 1.150.000 đồng/ tháng), còn trước đây tính theo lương tối thiểu vùng (Năm 2011 là 1.350.000 đồng, năm 2012 là 2.000.000 đồng, năm 2013 là 2.350.000 đồng và năm 2014 là 2.700.000 đồng – tính cho vùng 1). Như vậy có thể thấy, với cách tính mới của Hà Nội, lương chỉ tương đương thời điểm khoảng năm 2010.
LV tự cảm nhận rằng, lý do chính Hà Nội giảm giá nhân công một cách đột ngột chính là định hướng thị trường về phù hợp với mặt bằng chung đơn giá Nhân công thời điểm hiện tại. Khi mà thị trường xây dựng, bất động sản đang rơi vào trầm lắng thì việc điều chỉnh nhân công giảm là điều cần thiết. LV dùng từ định hướng bởi việc đấu thầu – ký hợp đồng với đơn giá nhân công như thế nào hoàn toàn do Chủ đầu tư và Nhà thầu quyết định, chỉ có công trình 30% vốn ngân sách trở lên tại địa bàn Hà Nội mới phải bắt buộc áp dụng bảng giá nhân công ở trên. Có điều quyết định công bố đơn giá mới này sẽ kéo mặt bằng giá nhân công xuống, điều đó có lợi cho các Chủ đầu tư là điều chắc chắn.
Có một bạn bên Nhà thầu nhắn tin cho LV hỏi: “Anh ơi, bọn em mà áp dụng Quyết định 462 của Hà Nội thì “chết” đến nơi rồi, lấy gì mà ăn, bên em chuyên làm công trình vốn ngân sách”. LV chỉ cười mà nói “Nhà nước giảm bớt đơn giá nhân công thì Nhà thầu phải giảm bớt phần chi A đi thôi”. Cậu ấy buồn bã trả lời “Thành luật rồi mà anh, sao giảm được”….
Đánh giá chủ quan của LV:
+ Đơn giá nhân công không nên tính theo công thức mà các địa phương nên dựa trên yếu tố thị trường chung, đưa ra một bảng công bố đơn giá nhân công kiểu như công bố giá vật liệu hiện trường hiện nay vẫn làm.
+ Hà Nội đưa ra cách tính đơn giá nhân công dựa trên lương cơ sở, vậy nếu cách tỉnh cũng áp dụng cách này thì rõ ràng những tỉnh như Hà Giang chẳng hạn, sẽ có đơn giá nhân công cao hơn nhiều so với Hà Nội. Điều này là không phù hợp với các vùng lương mà Chính phủ ban hành trong Nghị định về lương tối thiểu vùng

Lưu ý: Hà Giang phụ cấp lưu động 40% LTT, Phụ cấp khu vực 40% Lương TT, Phụ cấp không ổn định SX 10%, Lương phụ và CP khoán trực tiếp = 16% Lương cấp bậc (Đơn giá Hà Giang 1728 năm 2006)
P/s: Gửi các bạn một file dự toán phần ngầm mình vừa chạy thử lại bằng phần mềm Dự toán GXD (Riêng phần thông số chi phí tiền lương có cải biên đi một chút)