Dự toán thi công

nguyenhaitrieu78

Thành viên mới
Tham gia
25/5/08
Bài viết
3
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Anh chi cho hỏi:
1. Các lập dự toán thi công?
2. Dự toán thiết kế và dự toán thi công giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
Mong được sự giúp đở, cảm ơn rất nhiều.
 
Anh chi cho hỏi:
1. Các lập dự toán thi công?
2. Dự toán thiết kế và dự toán thi công giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
Mong được sự giúp đở, cảm ơn rất nhiều.
Có phải bạn ở đơn vị thi công, sau khi nhận công trình và hồ sơ thiết kế - dự toán, bạn muốn lập dự toán nội bộ để bố trí công việc?
Nếu đúng vậy thì "dự toán thi công" và "dự toán thiết kế" giống nhau về các hạng mục và khối lượng(cái này phải được giữ nguyên), khác nhau về phần giá (giá thiết kế theo đơn giá hiện hành, giá thi công còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và địa bàn XD).
 
Anh chị cho hỏi thêm:
1. Nếu như vậy khi lập dự toán thi công có phải ở từng nội dung công việc vẫn áp dụng phần đơn giá nhân công và máy thi theo theo mã công việc, phần tổng hợp vật tư tính theo đơn giá vật tư ở địa bàn nơi xây dựng?
2. Có thể cho xin 1 file mẫu không? nếu được cám ơn rất nhiều!
 
Vấn đề quá đơn giản mà!

Có phải bạn ở đơn vị thi công, sau khi nhận công trình và hồ sơ thiết kế - dự toán, bạn muốn lập dự toán nội bộ để bố trí công việc?
Nếu đúng vậy thì "dự toán thi công" và "dự toán thiết kế" giống nhau về các hạng mục và khối lượng(cái này phải được giữ nguyên), khác nhau về phần giá (giá thiết kế theo đơn giá hiện hành, giá thi công còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và địa bàn XD).

Bạn nói sai rồi. Vì chưa hiểu rõ bản chất. Dự toán thiết kế hay thi công thì đều là dự tính số tiền cho 1 sản phẩm (1 hạng mục, 1 công trình) chưa làm.

- Theo NĐ99+TT05 và Luật đấu thầu, về bản chất dự toán thiết kế hay dự toán thi công đều giống nhau, chẳng có gì khác cả. Bản chất rất đơn giản thế này:
Tính giá cho 1 công tác:
Khối lượng x đơn giá = thành tiền 1 công tác

Trong đó: đơn giá đã bao gồm tất cả chi phí cấu thành nên công tác. Đơn giá đó là đơn giá thực tế thị trường tại địa điểm của công trình.
(dự toán đầu thầu hay dự toán thiết kế đều cùng bản chất này cả - khác nhau chỉ là cách thức trình bày cái vỏ bên ngoài)

==> Tổng chi phí các công tác = dự toán cho cả hạng mục/công trình.

Vấn đề quá đơn giản mà!
 
Anh chị cho hỏi thêm:
1. Nếu như vậy khi lập dự toán thi công có phải ở từng nội dung công việc vẫn áp dụng phần đơn giá nhân công và máy thi theo theo mã công việc, phần tổng hợp vật tư tính theo đơn giá vật tư ở địa bàn nơi xây dựng?
2. Có thể cho xin 1 file mẫu không? nếu được cám ơn rất nhiều!
1. Vì dự toán thi công là tài liệu nội bộ nên bạn ko bắt buộc áp dụng các mã hiệu và đơn giá của nhà nước. Mục tiêu của bạn là thi công công trình đúng hồ sơ thiết kế với giá cả hợp lý nhất. Các đơn giá đều do bạn xây dựng lại:
- Gía vật tư bạn khảo sát ở thị trường +giá vận chuyển thực tế.
- Giá nhân công căn cứ giá thuê nhân công thị trường (nếu thuê) hoặc định mức nhân công nội bộ công ty (nếu tự thực hiện).
- Giá máy cũng theo định mức của công ty bạn (tự thực hiện)hoặc giá thị trường (nếu đi thuê).
Nói chung, các công ty thi công đều có xây dựng riêng cho mình 1 định mức và đơn giá nội bộ. Bạn nghiên cứu các gợi ý của mình để xây dựng bộ đơn giá đó nhé.
2. Rất tiếc mình ko có file mẫu nào cho bạn tham khảo, hy vọng có thành viên nào đó sẽ gửi cho bạn 1 file.
Chúc thành công.
 
Tôi mới tìm hiểu về mảng xây dựng này nên không hiểu nên anh chị thông cảm và nói tóm lại dùm bây giờ tôi có bản vẽ muốn lập dự toán thi công thì từng bước thực hiện như tế nào?
Cảm ơn nhiều!
 
Tôi mới tìm hiểu về mảng xây dựng này nên không hiểu nên anh chị thông cảm và nói tóm lại dùm bây giờ tôi có bản vẽ muốn lập dự toán thi công thì từng bước thực hiện như tế nào?
Cảm ơn nhiều!
Nếu vậy thì bạn cần phải nghiên cứu nhiều hơn. Tại diễn đàn này cũng có rất nhiều tài liệu và chuyên mục có ích cho bạn. Dưới đây là một số đường link, bạn bấm vào để chuyển đến các chuyên mục đó:
http://giaxaydung.vn/diendan/phuong-phap-xac-dinh-du-toan-cong-trinh/
http://giaxaydung.vn/diendan/phuong-phap-do-boc-khoi-luong-va-kiem-soat-chi-phi/
http://giaxaydung.vn/diendan/phuong-phap-xac-dinh-dinh-muc-don-gia-xay-dung-cong-trinh/
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Không làm được thì...vào giaxaydung.vn hỏi
:D
 
Tham gia tý :
Đồng ý với quan điểm của TVXD246 . Dự toán thi công là do nhà thầu lập để quản lý chi phí sản xuất của mình . Dự toán thiết kế do Chủ đầu tư lập ( hoặc thuê lập) để quản lý chi phí đầu tư của mình - Hai cái này khác nhau.
Để lập dự toán thi công , phải căn cứ :
- Định mức tiêu hao vật tư, tiêu chuẩn - quy phạm của Nhà nước .
- Định mức sử dụng máy, giá ca máy , định mức hao phí nhân công/ đơn giá nhân công nội bộ.
- Thiết kế cấp phối được duyệt ..v...v...
- Giá nguyên , nhiên , vật liệu thực tế đến chân công trình.
- Biện pháp thi công , biện pháp tổ chức quản lý điều hành công trường của nhà thầu.
 
Khái niệm chưa đúng

Anh chi cho hỏi:
1. Các lập dự toán thi công?
2. Dự toán thiết kế và dự toán thi công giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
Mong được sự giúp đở, cảm ơn rất nhiều.

Các khái niệm về dự toán bạn đưa ra hoàn toàn không chính xác. Bạn đọc Nghị định và thông tư dưới đây rồi chúng ta tiếp tục trao đổi nhé.
 

File đính kèm

Anh chi cho hỏi:
1. Các lập dự toán thi công?
2. Dự toán thiết kế và dự toán thi công giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
Mong được sự giúp đở, cảm ơn rất nhiều.
Theo tôi nghĩ:
Dự toán thi công tính toán lại sau khi trúng thầu:
Mục đích là:
- Căn cứ Vào TKKT để xác định khối lượng thực tế và để làm Chứng chỉ thanh toán từng giai đoạn sau này.
- Để giải trình phát sinh với chủ đầu tư, tạm ứng thuận lợi cho từng giai đoạn thi công.
- Căn cứ vào đó lập tiến độ thi công và điều chỉnh tiến độ thi công sẽ dễ dàng hơn, thuận tiện hơn.:D
Xin các pác chỉ giáo.:x
 
Bàn tiếp về dự toán thi công

Mình thấy mỗi người đều có ý đúng , theo mình :
- Dự toán thiết kế thì đã rõ rồi phải không ạ ?
- Dự toán thi công gồm có 2 loại :
1. Dự toán thi công của nhà thầu lập để phục vụ cho công việc quản lý của mình . Cái này là tài liệu nội bộ nhằm mục đích quản lý chi phí sản xuất của đơn vị thi công và nhà thầu/ bộ phận sản xuất nào cũng phải /nên lập.
2. Dự toán thi công do các bên liên quan lập trên cơ sở TK Bản vẽ thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư . Cái này thường xảy ra ở những công trình lớn, phức tạp , có thời gian từ khi khảo sát đến khi thi công kéo dài mà ở thời điểm lập TKKT chưa đủ điều kiện để xác định chính xác Dự toán XD công trình ( vì còn phụ thuộc vào biện pháp/công nghệ/thời điểm thi công) hoặc điều kiện thi công khi KSTK và thời điểm thi công có khác biệt.
Bản vẽ thi công được duyệt sẽ là cơ sở để Chủ đầu tư, TVGS quản lý, giám sát , điều hành dự án.
Còn dự toán thi công :
* Nếu là công trình chỉ định thầu thì dự toán thi công được duyệt là cơ sở để thanh toán cho nhà thầu và để chủ đầu tư điều chỉnh TDT.
* Nếu là công trình đấu thầu trên cơ sở TKKT thì nó sẽ là cơ sở để các bên liên quan xem xét xác định các khoản chi phí phát sinh tăng giảm hợp lý để điều chỉnh Tổng dự toán. Khi các khoản phát sinh tăng giảm đó không thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư thì dự toán thi công sẽ không có ý nghĩa.

Xin tiếp tục ....
 
Last edited by a moderator:
dư toán thi công

thật tôi không biết phải nói sao khi thấy các anh chị bàn luận nhiều như vậy mà tôi không hiểu gì cả. Thực tế thì dự toán thiết kế được lập theo đúng nghĩa là 1 dự toán đơn thuần kô hề phức tạp miển là đưa ra chi phí thuyết phục chủ đầu tư, còn DT thi công thì có thể là dự thầu hoặc h sơ hoàn công. Cách lập tương tự nhau tuỳ theo cách riêng mổi người mà đưa ra giá XD thấp nhất . riêng Dự thầu thì bạn phải cân nhắc về nhiều chi phí sao cho hợp lý nhất và chủ yếu căn cứ vào năng lực thi công của cty bạn còn cách lập hoàn toan tương tự chỉ khác là bạn đưa ra các chi phí: nhân công, máy vật liệu.... theo đơn giá mà cty bạn có thể đáp ứng đc
 
còn dự toán trong HSHC thì khác nó cơ bản vẫn là DT trong TKKT nhưng điều quan trọng cần nhắc đến là bạn đưa ra được chi phí phát sinh và tính thuyết phục của nó để chủ đầu tư chấp nhận giải ngân công trình. Chi phí phát sinh trong thời điểm hiện nay cơ bản quyết định sự lời lãi trong thi công . Hiện tại tôi không có tài liệu nếu cần bạn PM ngochai_051185@yahoo.com
tôi cung cấp cho vài mẫu d.toán dự thầu hay HS hoàn công mà tham khảo.
 
du toan

Tôi đã xem dự toán mà bạn Hương 0987115116 post lên nhưng có lẻ bạn làm bên đơn vị thi công hay chủ đầu tư thì phải. nếu mà một dự toán của đơn vị TVTK XD thì không được quá dài và phức tạp như vậy quá tốn giấy và phức tạp khó giải trình với chủ đầu tư. tôi xin post 1 bản cho bạn tham khảo thử:
 

File đính kèm

Anh TVXD246 nói cũng đúng nhưng có lẻ anh đang đứng trên khía cạnh là chủ đầu tư thi hợp lý hơn. Bởi lẻ dự toán hay dự thầu về bản chất đều giông nhau đều phải tuân theo các TT, NĐ, CV do nhà nước hay chính phủ ban hành còn về bản chất thì dự toán thi công khi lập bạn phải đưa ra giá trị gần sát với giá tri xd công trình. vì vậy bạn muốn lập DTTC thì điều quan trong bạn phải bám sát vao tiến độ TC, dỉ nhiên cả năng lực thi công và khả năng đáp ứng của công ty bạn. Đây cũng là cơ sơ để ban lạp hsơ hcông sau nay.
 
Một số ý kiến về dự toán thiết kế và dự toán thi công

Theo quan điểm và hiểu biết của cá nhân tôi:
1. Dự toán là chi phí dự kiến cho 1 hạng mục công trình hay 1 công trình
2. Dự toán thiết kế là chi phí tối đa mà chủ đầu tư chủ đầu tư chấp nhận chi trả cho công trình đó
3. Dự toán thi công là dự kiến chi phí của nhà thầu cho công trình, trong đó:
a. Về khối lượng :
- Có thể có thêm khối lượng thi công chi tiết ( nếu thiết kế là một bước và khối lượng thiết kế tính chưa đủ, trong khi hợp đồng không được điều chỉnh giá )
- Có thể có thêm khối lượng phụ trợ ( nếu mời thầu trọn gói ) như đường tạm , sàn đạo, khối lượng mở mỏ vật liệu ..v.v
b. Về định mức : có thể áp dụng định mức ban hành hoặc định mức nội bộ đã được hội đồng của nhà thầu duyệt ban hành
c.Về đơn giá : có thể áp dụng giá tại thời điểm lập dự toán miễn là đủ căn cứ
d. Về các hệ số : có thể có các hệ số chi phí chung hoặc thu nhập chịu thuế tính trước khác với quy định
e. Cuối cùng, tính chất pháp lý của dự toán thi công tùy thuộc vào quy định của hợp đồng với chủ đầu tư
 
1. Vì dự toán thi công là tài liệu nội bộ nên bạn ko bắt buộc áp dụng các mã hiệu và đơn giá của nhà nước. Mục tiêu của bạn là thi công công trình đúng hồ sơ thiết kế với giá cả hợp lý nhất. Các đơn giá đều do bạn xây dựng lại:
- Gía vật tư bạn khảo sát ở thị trường +giá vận chuyển thực tế.
- Giá nhân công căn cứ giá thuê nhân công thị trường (nếu thuê) hoặc định mức nhân công nội bộ công ty (nếu tự thực hiện).
- Giá máy cũng theo định mức của công ty bạn (tự thực hiện)hoặc giá thị trường (nếu đi thuê).
Nói chung, các công ty thi công đều có xây dựng riêng cho mình 1 định mức và đơn giá nội bộ. Bạn nghiên cứu các gợi ý của mình để xây dựng bộ đơn giá đó nhé.
2. Rất tiếc mình ko có file mẫu nào cho bạn tham khảo, hy vọng có thành viên nào đó sẽ gửi cho bạn 1 file.
Chúc thành công.
Cho tôi hỏi Tu vAN 246 thế này nhá.Theo như bạn nói, thì dự toán thi công không có ý nghĩa về mặt pháp lý (vì các căn cứ giá đều dựa trên các nguồn giá do đơn vị thi công quyết định), và bản vẽ thi công chỉ mang tính chất dùng để đơn vị thi công theo dõi, rà soát và kiểm tra chi phí. Còn nếu bản vẽ thi công muốn có tính chất pháp lý thì các đơn giá đó ít nhất phải được chủ đầu tư có ý kiến chấp thuận bằng văn bản.
Ý kiến của tôi là như thế.Mong các bạn chỉ giáo thêm.
 
Các pác cho tui xin ý kiến:
- Tui xin có ý kiến với pác faxtel22 như thế này: Tôi thấy pác tư vấn xây dựng 246 nói rất đúng. Vì:
+ Sau khi trúng thầu các đơn vị thi công thuê TVTK BVTC hoặc tự TK (nếu đủ khả năng). Trước khi tham dự thầu các đơn vị thi công đã phải tính dự toán đấu thầu. Để làm gì ? ==> để xác định giá bỏ thầu,thấp hơn giá mời thầu của CDT thì mới trúng thầu. Và đơn giá này lấy ở đâu==> Căn cứ vào từng địa phương có công trình tại thời điểm mời thầu. Và định mức thì áp dụng định mức nhà nước.
+ Sau khi có được BVTC và được chủ đầu tư chấp thuận thì đơn vị TC sẽ tính toán lại dự toán thi công và áp dụng giá thị trường: NC + VL + MTC, để làm gì? ==> mục đích là để xem có lỗ hay lãi (hiệu quả đầu tư), so sánh, kiểm tra, quản lý chi phí cho hợp lý,dễ dàng đối chiếu so sánh từng giai đoạn thanh toán, quyết toán. ===>Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Nói tóm lại tui đồng ý ý kiến của pác TuvanXDGT246.
Gửi các pác file dự toán dự thầu.
---- Dự toán cũng chỉ là để xác định chi phí, tính dự toán cũng là tính chi phí, mọi tính toán cũng chỉ là tìm ra chi phí ==> tối ưu và hiệu quả ----:D
Xin các pác cao thủ, đại cao thủ chỉ giáo tiếp...........:D

 

File đính kèm

Cảm ơn bác MrHienNo1 đã góp ý.Tôi học kinh tế xây dựng, mới ra trường cũng chưa có kinh nghiệm và kiến thức nhiều lắm và không biết rõ về mặt kỹ thuật nhiều.Nên bác cho tôi hỏi thế này:
- Vậy thì BVTC và BVTK có gì khác nhau không, phải chăng khác ở chỗ hồ sơ BVTC có thuyết minh rõ phương pháp thi công thực tế, từ đó mới có thể áp dụng đơn giá được.
- Nếu như có phương pháp thi công thi tế thì lúc đó ta có áp dụng định mức nữa không, vì có thể máy thi công sẽ không giống như trong định mức.
- Giá thành của dự toán thi công có thể sẽ cao hơn so với giá dự thầu, lúc đó thì nhà thầu có thể bị lỗ, sẽ giải quyết thế nào ạ?
 
Theo mình hiểu, dự toán là chi phí mà dựa vào đơn giá, định mức và các quy định của pháp luật thông qua các thông tư, nghị định ... ban hành để nhằm mục đích xác định chi phí phải bỏ ra. Tuỳ vào thời điểm lập dự toán mà áp dụng các văn bản đó đúng quy định.

Khái niệm dự toán thiết kế và dự toán thi công nó cũng không khác nhau mấy về kết cấu và nội dung. Nó chỉ khác nhau về mục đích sử dụng mà thôi.

Dự toán thiết kế là dự toán được lập ra từ các bản vẽ. Nó là toàn bộ chi phí mà người lập dự toán tính toán lập ra bảng tiên lượg, khối lượng các mục và cuối cùng là áp đơn giá để ra kết quả chi phí cuối cùng.

Dự toán thi công cũng tương tự như vậy, nhưng giá trị (chi phí) được lập ra từ khối lượng thực tế thi công.

Tuỳ thuộc vào trình độ của người thiết kế bản vẽ, của người bóc tách khối lượng và lập dự toán thiết kế mà giá trị chênh lệch giữa Thiết kế và thi công sẽ chênh lệch nhiều hay ít.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top