Dự toán thiết kế - dự toán thi công

tuancapham

Thành viên có triển vọng
Tham gia
15/2/08
Bài viết
6
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Theo tôi biết: dự toán thiết kế là do đơn vị thiết kế lập (không biết có đúng không).Dự toán thiết kế lập ra để làm gì vậy?
Dự toán thi công là do đơn vị thi công lập. Dự toán thi công lập ra để làm gì vậy các bạn
 
Dự toán thiết kế: Do một đơn vị thiết kế lập nên, đơn vị thiết kế đó có thể là 1 tổ chức độc lập hoặc chính là đơn vị thiết kế nên bản vẽ kiến trúc và kết cấu! Thiết kế dự toán nhằm mục đích xác định được Tổng mức đầu tư của công trình, qua đó xác định nguồn vốn cần cho công trình. Dự toán thiết kế còn là cơ sở để Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt giá gói thầu hoặc gói hợp đồng. Dự toán thiết kế chỉ có giá trị khi có sự thẩm tra của 1 đơn vị độc lập, có sự phê duyệt của Chủ đầu tư sau khi đã được thẩm;

Dự toán thi công: Do đơn vị thi công lập nên, mục đích là để xác định chính xác khối lượng và đơn giá phục vụ thi công trên công trình. Dự toán thi công được lập trong các trường hợp sau:
- Do tiến độ gấp mà Chủ đầu tư yêu cầu thi công khi mà dự toán thiết kế chưa được Chủ đầu tư phê duyệt (chưa có dự toán thiết kế). Trong trường hợp này dự toán thiết kế phục vụ ký hợp đồng xây lắp.
- Do khối lượng, giá trị sai khác nhiều so với thiết kế ban đầu (do thay đổi thiết kế, thay đổi chế độ chính sách vv...)
- Do cần thiết kế riêng 1 hạng mục hoặc 1 biện pháp nào đó chưa được lường đến trong thiết kế...
Dự toán thi công hết hiệu lực khi có dự toán thiết kế thẩm tra được phê duyệt và ban hành!
Dự toán thi công sẽ được Chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt trong trường hợp phục vụ ký hợp đồng!
 
Hi Lê Vinh!
Mình vừa đọc bài trả lời dự toán thi công và dự toán thiết kế của bạn. Mình thấy bài viết rất hay và bổ ích, xong mình vẫn có vấn đề thắc mắc. Tại sao khi đã có hồ sơ dự toán dự thầu rồi mà người ta vẫn cần phải lập thêm 1 bộ hồ sơ dự toán thi công vậy? Mong sớm nhận được câu trả lời.
Thanks
 
Vì sao?

Theo tôi biết: dự toán thiết kế là do đơn vị thiết kế lập (không biết có đúng không).Dự toán thiết kế lập ra để làm gì vậy?
Dự toán thi công là do đơn vị thi công lập. Dự toán thi công lập ra để làm gì vậy các bạn

Bạn học ngành nào đấy mà chưa biết những điều này và vì sao bạn cần biết những điều bạn hỏi?
 
Hi Lê Vinh!
Mình vừa đọc bài trả lời dự toán thi công và dự toán thiết kế của bạn. Mình thấy bài viết rất hay và bổ ích, xong mình vẫn có vấn đề thắc mắc. Tại sao khi đã có hồ sơ dự toán dự thầu rồi mà người ta vẫn cần phải lập thêm 1 bộ hồ sơ dự toán thi công vậy? Mong sớm nhận được câu trả lời.
Thanks
Theo tôi hiểu dự toán thi công là dự toán giao khoán của Nhà thầu trúng thầu giao khoán cho đơn vị cấp dưới của Nhà thầu để thực hiện công trình đó (như cấp công ty, xí nghiệp, đội SX, BCH công trường..) theo quy chế hạch toán của công ty (Nhà thầu) mà đơn vị cấp dưới lập nên trình lên được lãnh đạo Nhà thầu duyệt làm cơ sở cho việc triển khai thi công công trình và hạch toán chi phí của đơn vị cấp dưới. Có thể các chi phí trực tiếp(NC, VL, M..) thay đổi phù hợp với công trình và theo quy chế quản lý nội bộ của Nhà thầu (không giống như hồ sơ dự thầu)... Thân chào./.
 
Phân biệt dự toán thiết kế và dự toán thi công

Dự toán thiết kế: Do một đơn vị thiết kế lập nên, đơn vị thiết kế đó có thể là 1 tổ chức độc lập hoặc chính là đơn vị thiết kế nên bản vẽ kiến trúc và kết cấu! Thiết kế dự toán nhằm mục đích xác định được Tổng mức đầu tư của công trình, qua đó xác định nguồn vốn cần cho công trình. Dự toán thiết kế còn là cơ sở để Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt giá gói thầu hoặc gói hợp đồng. Dự toán thiết kế chỉ có giá trị khi có sự thẩm tra của 1 đơn vị độc lập, có sự phê duyệt của Chủ đầu tư sau khi đã được thẩm;

Dự toán thi công: Do đơn vị thi công lập nên, mục đích là để xác định chính xác khối lượng và đơn giá phục vụ thi công trên công trình. Dự toán thi công được lập trong các trường hợp sau:
- Do tiến độ gấp mà Chủ đầu tư yêu cầu thi công khi mà dự toán thiết kế chưa được Chủ đầu tư phê duyệt (chưa có dự toán thiết kế). Trong trường hợp này dự toán thiết kế phục vụ ký hợp đồng xây lắp.
- Do khối lượng, giá trị sai khác nhiều so với thiết kế ban đầu (do thay đổi thiết kế, thay đổi chế độ chính sách vv...)
- Do cần thiết kế riêng 1 hạng mục hoặc 1 biện pháp nào đó chưa được lường đến trong thiết kế...
Dự toán thi công hết hiệu lực khi có dự toán thiết kế thẩm tra được phê duyệt và ban hành!
Dự toán thi công sẽ được Chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt trong trường hợp phục vụ ký hợp đồng!

Theo tôi:
1. Có nhiều cách hiểu khác nhau về 2 thuật ngữ "dự toán thiết kế" và "dự toán thi công", ví dụ:
+ Cách hiểu như levinhxd nêu: DT thiết kế do đơn vị TK lập, DT thi công do nhà thầu thi công lập.
+ DT thiết kế là DT được lập trên cơ sở TK kỹ thuật, DT thi công được lập trên cơ sở TK BVTC
2. Theo tôi, nên phân biệt như sau:
- Dự toán thiết kế là DT do đơn vị TK lập trên cơ sở TKKT hay trên cơ sở TKBVTC; hoặc DT do đơn vị thi công được giao lập TKBVTC (trong TH thiết kế 3 bước) lập trên cơ sở TKBVTC làm cơ sở cho CĐT phê duyệt thiết kế và dự toán. Dự toán thiết kế là một bộ phận không tách rời của hồ sơ thiết kế.
- Dự toán thi công
là dự toán do nhà thầu thi công công trình lập trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công của nhà thầu khi triển khai thực hiện hợp đồng thi công XDCT. Dự toán thi công được nhà thầu thi công lập trên cơ sở định mức và đơn giá nội bộ của nhà thầu. Dự toán thi công được sử dụng có tính chất nội bộ nhà thầu, làm cơ sở để nhà thầu lập kế hoạch thi công công trình. Dự toán thi công không cần trình CĐT.
Đề nghị các đồng nghiệp tham luận thêm.
 
Tôi làm ở một đơn vị thi công xây lắp cầu đường khá lâu nhưng cũng chưa gặp và cũng chưa làm dự toán thi công bao giờ (cũng có thể có ở các ngành, bộ phận khác mà mình chưa gặp.

Thông thường thì thế này:
- Giai đoạn lập dự án đầu tư: thiết kế sơ bộ + khái toán để lập ra tổng mức.
- Giai đoạn TKKT: thiết kế kỹ thuật + dự toán thiết kế
- Giai đoạn thực hiện:
+ Nếu là đấu thầu thì có dự toán đấu thầu + sau khi trúng thầu nếu là thiết kế 3 bước thì lập thiết kế BVTC (có thể là nhà thầu thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn), nhà thầu thiết kế tổ chức thi công + lập giao khoán nội bộ (lúc này ko gọi là dự toán nữa).
+ Một số công trình chỉ định thầu mới chỉ có dự toán tạm duyệt trước khi thi công (như Dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương) thì sau khi thi công lập và phê duyệt lại dự toán theo BVTC và khối lượng nghiệm thu thực tế.

Xin các anh em thuộc lĩnh vực khác có ý kiến.

Thân!
 
Tôi làm ở một đơn vị thi công xây lắp cầu đường khá lâu nhưng cũng chưa gặp và cũng chưa làm dự toán thi công bao giờ (cũng có thể có ở các ngành, bộ phận khác mà mình chưa gặp.
Đúng là cụm từ "dự toán thi công" không có trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Tuy nhiên, rất nhiều các đơn vị thi công lập dự toán này sau khi trúng thầu. Đơn vị tôi cũng lập dự toán này để "giao khoán" cho các đội.
Theo tôi hiểu dự toán thi công là dự toán giao khoán của Nhà thầu trúng thầu giao khoán cho đơn vị cấp dưới của Nhà thầu để thực hiện công trình đó (như cấp công ty, xí nghiệp, đội SX, BCH công trường..) theo quy chế hạch toán của công ty (Nhà thầu) mà đơn vị cấp dưới lập nên trình lên được lãnh đạo Nhà thầu duyệt làm cơ sở cho việc triển khai thi công công trình và hạch toán chi phí của đơn vị cấp dưới. Có thể các chi phí trực tiếp(NC, VL, M..) thay đổi phù hợp với công trình và theo quy chế quản lý nội bộ của Nhà thầu (không giống như hồ sơ dự thầu)... Thân chào./.
Cách giải thích của bạn là hoàn toàn chính xác đấy ạ!:D
 
Đúng là cụm từ "dự toán thi công" không có trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Tuy nhiên, rất nhiều các đơn vị thi công lập dự toán này sau khi trúng thầu. Đơn vị tôi cũng lập dự toán này để "giao khoán" cho các đội.Cách giải thích của bạn là hoàn toàn chính xác đấy ạ!:D
Hoàn toàn đồng ý với anh Trình về Dự toán thi công.
Về Dự toán thiết kế, em có mấy ý kiến trao đổi như sau:
Chi phí đầu tư xây dựng công trình được thể hiện qua các giai đoạn của dự án xây dựng như sau: Tổng mức đầu tư, Dự toán xây dựng công trình, Giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư. Dự toán chi phí xây dựng được sử dụng để tính toán chi phí xây dựng trong Tổng mức đầu tư, Dự toán xây dựng công trình.
Việc sử dụng các cụm từ như là Dự toán thiết kế cơ sở, dự toán thiết kế bản vẽ thi công trong các văn bản là không có cơ sở.
Mong các cao thủ chỉ giáo.
 
Xin nói thêm về dự toán thi công:
Những trường hợp có công việc phát sinh nhỏ hoặc tăng khối lượng so với thiết kế, hoặc do thay đổi chế độ chính sách (thay đổi mức lương tối thiểu) hoặc giá vật tư tăng đột biến, lúc đó Chủ đầu tư có thể yêu cầu Đơn vị thi công lập dự toán thi công để phê duyệt bổ sung, phục vụ ký Phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá trị. Như vậy, không nhất thiết cứ phải hiểu DT Thi công phục vụ nội bộ nhà thầu!
Công ty mình cũng thường xuyên yêu cầu Đội xây lắp lập dự toán thi công để ký HĐ Giao Khoán trước khi có dự toán thẩm tra chính thức (Hình thức tự thực hiện)!
 
Theo tôi hiểu dự toán thi công là dự toán giao khoán của Nhà thầu trúng thầu giao khoán cho đơn vị cấp dưới của Nhà thầu để thực hiện công trình đó (như cấp công ty, xí nghiệp, đội SX, BCH công trường..) theo quy chế hạch toán của công ty (Nhà thầu) mà đơn vị cấp dưới lập nên trình lên được lãnh đạo Nhà thầu duyệt làm cơ sở cho việc triển khai thi công công trình và hạch toán chi phí của đơn vị cấp dưới. Có thể các chi phí trực tiếp(NC, VL, M..) thay đổi phù hợp với công trình và theo quy chế quản lý nội bộ của Nhà thầu (không giống như hồ sơ dự thầu)... Thân chào./.
Không biết chỗ khác như thế nào chỗ mình thì VL , NC , MTC được bóc tách ra từ đơn giá dự thầu chi tiết ( lấy khối lượng mới thầu x định mức hao phí trong đơn giá chi tiết dự thầu rồi tổng hợp lại ) và được giữ nguyên , chỉ có bớt TT xuống còn 0.3 % !
Lương của đội xây lắp sẽ là lương cố định + lương khoán theo CT . Lương cố định sẽ được công ty chi trả lấy từ chi phí chung ! Lương khoán thì phụ thuộc vào đội xây lắp : nếu tổ chức thi công tốt , tiết kiệm vật liệu ( giảm hao hụt vật liệu khi thi công ) , cơ giới hóa ....
Nếu hao phí nguồn lực thấp hơn so với hao phí tách ra từ dự thầu thì khoản chênh lệch đó đội sẽ được hưởng .! Còn cao hơn thì chỉ có đói ....
Bớt nhiều quá thì chỉ khuyến khích anh em ở dưới làm liều thôi , hehe ! :">
Nói chung mỗi công ty có một kiểu dự toán thi công khác nhau ! Mình mới làm cho 2 công ty , mỗi chỗ lại một mẫu khác nhau . Nói chung là nó cứ lằng ngoằng dây điện , chủ tham thì quân đói thôi , làm thi công khổ thế đấy , hehe
 
Tham gia ý kiến

Tôi làm ở một đơn vị thi công xây lắp cầu đường khá lâu nhưng cũng chưa gặp và cũng chưa làm dự toán thi công bao giờ (cũng có thể có ở các ngành, bộ phận khác mà mình chưa gặp.

Thông thường thì thế này:
- Giai đoạn lập dự án đầu tư: thiết kế sơ bộ + khái toán để lập ra tổng mức.
- Giai đoạn TKKT: thiết kế kỹ thuật + dự toán thiết kế
- Giai đoạn thực hiện:
+ Nếu là đấu thầu thì có dự toán đấu thầu + sau khi trúng thầu nếu là thiết kế 3 bước thì lập thiết kế BVTC (có thể là nhà thầu thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn), nhà thầu thiết kế tổ chức thi công + lập giao khoán nội bộ (lúc này ko gọi là dự toán nữa).
+ Một số công trình chỉ định thầu mới chỉ có dự toán tạm duyệt trước khi thi công (như Dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương) thì sau khi thi công lập và phê duyệt lại dự toán theo BVTC và khối lượng nghiệm thu thực tế.

Xin các anh em thuộc lĩnh vực khác có ý kiến.

Thân!

Theo tôi:
1. "Dự toán" là một thuật ngữ chỉ hoạt động tính toán dự kiến chi phí.
2. Có nhiều trường hợp sử dụng thuật ngữ này trong xây dựng, ví dụ: dự toán xây dựng công trình, dự toán thiết kế, dự toán chi phí, dự toán chi phí đối với khối lượng công việc phát sinh, dự toán thi công, ...
3. Có thể ở chỗ bạn người ta ít dùng thuật ngữ dự toán thi công vì dự toán thi công không có quy định pháp luật mà do nhà thầu thi công lập để sử dụng nội bộ, họ lập trên cơ sở các định mức và đơn giá nội bộ phù hợp với thiết kế tổ chức thi công của nhà thầu. Dự toán thi công là cơ sở lập kế hoạch thi công của nhà thầu và là cơ sở để nhà thầu quản lý chi phí xây dựng công trình.
 
Chẳng ai bắt ai

Xin nói thêm về dự toán thi công:
Những trường hợp có công việc phát sinh nhỏ hoặc tăng khối lượng so với thiết kế, hoặc do thay đổi chế độ chính sách (thay đổi mức lương tối thiểu) hoặc giá vật tư tăng đột biến, lúc đó Chủ đầu tư có thể yêu cầu Đơn vị thi công lập dự toán thi công để phê duyệt bổ sung, phục vụ ký Phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá trị. Như vậy, không nhất thiết cứ phải hiểu DT Thi công phục vụ nội bộ nhà thầu!
Công ty mình cũng thường xuyên yêu cầu Đội xây lắp lập dự toán thi công để ký HĐ Giao Khoán trước khi có dự toán thẩm tra chính thức
(Hình thức tự thực hiện)!

Theo tôi:
1. Không chỉ có dự toán thiết kế và dự toán thi công mà còn nhiều trường hợp khác sử dụng thuật ngữ dự toán như dự toán chi phí, dự toán đối với khối lượng phát sinh, ...
2. Trong phạm vi thảo luận về "phân biệt dự toán thiết kế và dự toán thi công" mới chỉ giới hạn xem xét cách sử dụng 2 thuật ngữ này.
3. "dự toán thi công để phê duyệt bổ sung" như bạn nói thuộc vào loại dự toán đối với khối lượng phát sinh. Dự toán này thực chất cũng phải dựa trên cơ sở thiết kế (hoặc thiết kế bổ sung) và phải được CĐT phê duyệt nên cũng có thể coi là "dự toán thiết kế". Chỉ có điều dự toán này thường CĐT giao cho đơn vị thi công lập để CĐT xem xét phê duyệt nên trên thực tế người ta cũng hay gọi là "dự toán thi công".
4. Thực ra đây là chúng ta đang thảo luận nên phân biệt như thế nào đối với 2 loại dự toán thiết kế và thi công nên có thể có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tôi nhất trí với em là "không nhất thiết cứ phải hiểu là DT thi công phục vụ nội bộ nhà thầu!" Mà cũng chẳng ai bắt ai phải hiểu như ai về một thuật ngữ.
5. " Công ty mình cũng thường xuyên yêu cầu Đội xây lắp lập dự toán thi công để ký HĐ Giao Khoán trước khi có dự toán thẩm tra chính thức". Đoạn này tôi hiểu HĐ giao khoán là HĐ nội bộ nhà thầu, nghĩa là dự toán thi công nêu oqr đoạn này phục vụ nội bộ nhà thầu không biết có đúng không?
Mong các đồng nghiệp cùng trao đổi thêm vấn đề mang tính học thuật này.
 
Last edited by a moderator:
Đoạn này tôi hiểu HĐ giao khoán là HĐ nội bộ nhà thầu, nghĩa là dự toán thi công nêu oqr đoạn này phục vụ nội bộ nhà thầu không biết có đúng không?
Xin cảm ơn thầy! Kiến thức và cách trả lời của thầy rất uyên bác!
E cũng vừa học lớp QLDA, 2 chuyên đề thầy dạy là QL Lựa chọn nhà thầu và Hợp đồng trong xây dựng rất hay! Rất mong thầy đưa thêm nhiều tình huống vào các bài giảng cho Lớp và cả các SV trường XD nữa!

Về HĐ giao khoán như ở công ty em gồm 2 loại:
1, HĐGK giữa Công ty và Đội (những công trình công ty làm Nhà thầu),Công ty giao khoán lại cho Đội = giá trị HĐ với Chủ đầu tư có trích % phí quản lý
2, HĐGK Hình thức tự thực hiện (những dự án công ty làm chủ đầu tư), khi đó Đội XL sẽ làm đến hết trực tiếp phí khác, và hưởng chi phí chung, trừ đi 1 phần chi phí chung vẫn thuộc về công ty. Lãi, thuế vv... Công ty chịu trách nhiệm!
Mong thầy và các đồng nghiệp cho thêm ý kiến!
 
Chỗ em thì Đội XL sẽ làm đến hết trực tiếp phía khác + chi phí quản lý đội . Tất cả còn lại công ty giữ . Thấy các sếp bảo mỗi công trình đều phải chi cho bên A , tư vấn 10~15 % giá trị công trình , không cắt thế thì lấy tiền đâu mà chi , hic hic !
 
Bảng dự toán mẫu thiết kế đường

Chào các anh chị!
Hiện em đang làm cho một công ty tư vấn giao thông. Em được giao lập dự toán cho một công trình đường giao thông bao gồm đường và cống thoát nước, nhưng em không hình dung được các đầu công việc phải làm. Vậy anh chị nào có bảng mẫu dự toán của đơn vị thiết ké phần đường giao thông thì cho em xin một bản được không ạ.
Mail của em là: hongdien.vd@gmail.com
Em xin cảm ơn rất nhiều.
 
Các bác chỉ giúp em với

em mới học làm dự toán lên không hiểu lắm :
giờ thống kê thép cột giả sử cột có 16 cây thép em muốn thống kê cả các đoạn nối nữa em làm thế này được không :
cứ hết tầng là phải nối vậy có 16 mối nối ( 1 mối nối là 30 d )* 16 = kết quả
có đúng không vậy mọi người ( biết là tại vị trí nối không quá 50% số thép nhưng cao hơn thì vẫn phải nối mà chứ làm sao mà để thép lên qua tầng 2 mới nối đúng không. xin mọi người chỉ giúp em với.
 
Dự toán thiết kế: Do một đơn vị thiết kế lập nên, đơn vị thiết kế đó có thể là 1 tổ chức độc lập hoặc chính là đơn vị thiết kế nên bản vẽ kiến trúc và kết cấu! Thiết kế dự toán nhằm mục đích xác định được Tổng mức đầu tư của công trình, qua đó xác định nguồn vốn cần cho công trình. Dự toán thiết kế còn là cơ sở để Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt giá gói thầu hoặc gói hợp đồng. Dự toán thiết kế chỉ có giá trị khi có sự thẩm tra của 1 đơn vị độc lập, có sự phê duyệt của Chủ đầu tư sau khi đã được thẩm;

Dự toán thi công: Do đơn vị thi công lập nên, mục đích là để xác định chính xác khối lượng và đơn giá phục vụ thi công trên công trình. Dự toán thi công được lập trong các trường hợp sau:
- Do tiến độ gấp mà Chủ đầu tư yêu cầu thi công khi mà dự toán thiết kế chưa được Chủ đầu tư phê duyệt (chưa có dự toán thiết kế). Trong trường hợp này dự toán thiết kế phục vụ ký hợp đồng xây lắp.
- Do khối lượng, giá trị sai khác nhiều so với thiết kế ban đầu (do thay đổi thiết kế, thay đổi chế độ chính sách vv...)
- Do cần thiết kế riêng 1 hạng mục hoặc 1 biện pháp nào đó chưa được lường đến trong thiết kế...
Dự toán thi công hết hiệu lực khi có dự toán thiết kế thẩm tra được phê duyệt và ban hành!
Dự toán thi công sẽ được Chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt trong trường hợp phục vụ ký hợp đồng!
:x
hãy làm điều gj tốt cho xã hội nhé anh=D>
 
Dự toán thi công có ghi trong điều 14 NĐ 209/2004 gửi các bác xem qua và bình luận thêm để mọi ng hiểu.

Đúng là cụm từ "dự toán thi công" không có trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Tuy nhiên, rất nhiều các đơn vị thi công lập dự toán này sau khi trúng thầu. Đơn vị tôi cũng lập dự toán này để "giao khoán" cho các đội.Cách giải thích của bạn là hoàn toàn chính xác đấy ạ.


Điều 14: Thiết kế bản vẽ thi công
1. Căn cưa đẻ lập thiết kế bản vẽ thi công:
a) Nhiệm vụ thiết kế do CĐT phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước
b) Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng;
c) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
2. Hồ sơ thiết kế bả vẽ thi công bao gồm:
a) Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bả vẽ không thể hiện được dể người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;
b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo đây đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình;
c) Dự toán thi công xây dựng công trình.
 
Back
Top