Dự toán vận chuyển lên cao và v/c vác bộ???

  • Khởi xướng Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi Ngày gửi
Bác ơi! làm thế nào để tính ra được định mức đó hả bác? :(
 
Theo định mức công tác bốc xếp, vận chuyển lên cao với điều kiện chiều cao công trình > 16 m, vậy những công trình có chiều cao từ 10 đến dưới 16 m thì không được tính thì mình thấy không hợp lý , vì nhà thầu vẫn phải chịu chi phí để vận chuyển vật liệu
 
Theo định mức công tác bốc xếp, vận chuyển lên cao với điều kiện chiều cao công trình > 16 m, vậy những công trình có chiều cao từ 10 đến dưới 16 m thì không được tính thì mình thấy không hợp lý , vì nhà thầu vẫn phải chịu chi phí để vận chuyển vật liệu
Chi phí vận chuyển vật liệu lên cao trong trường hợp này không được tính, nhiều chuyên gia giải thích trong phần chi phí nhân công đã bao gồm công tác vận chuyển vật liệu lên cao với chiều cao <16m! Biết vậy và nghe vậy thôi, mong là ĐM mới của BXD đợt tới sẽ có sửa, các bác nhỉ?
 
Bác Levinhxd cho em hỏi tí.
Đối với công tác vận chuyển vật liệu bằng thủ công ( Đường bằng hoặc lên cao). Ví dụ như em xây cái công trình nằm ở trên đồi mà vật liệu ô tô vận chuyển được đến chân đồi thôi, còn lại phải vận chuyển bằng tời hoặc mang vác bằng thủ công. Vậy tính cái chi phí vận chuyển này trong lập dự toán như thế nào? Trong định mức 1778 không phân chia điều kiện địa hình. Vậy với các địa hình khác nhau tính như thế nào? Hướng dẫn ở văn bản nào? Nếu sở xây dựng chưa có hướng dẫn thì tính thế nào?
Trân trọng!
 
Last edited by a moderator:
Bác Levinhxd cho em hỏi tí.
Đối với công tác vận chuyển vật liệu bằng thủ công ( Đường bằng hoặc lên cao). Ví dụ như em xây cái công trình nằm ở trên đồi mà vật liệu ô tô vận chuyển được đến chân đồi thôi, còn lại phải vận chuyển bằng tời hoặc mang vác bằng thủ công. Vậy tính cái chi phí vận chuyển này trong lập dự toán như thế nào? Trong định mức 1778 không phân chia điều kiện địa hình. Vậy với các địa hình khác nhau tính như thế nào? Hướng dẫn ở văn bản nào? Nếu sở xây dựng chưa có hướng dẫn thì tính thế nào?
Trân trọng!
Cái này bạn có thể tham khảo thêm đinh mức xây dựng đường dây tải điện được ban hành theo QĐ 6061/QĐ-BCT
 
Em cũng có 1 số thắc mắc xin được các tiền bối trợ giúp.
Em đang lập dự toán của hạng mục tường rào khu CN ( chiều dài tường rào 3km) và nhà thầu thi công yêu cầu lập dự toán cho phần vận chuyển vật liệu trên phạm vi công trường.
Em đã tham khảo trên nhiều diễn đàn nhưng :
- Áp dụng ĐM 1778 thì ĐM vc cho 10m đầu tiên và 10m tiếp theo, với những cự ly lớn hơn thì áp dụng như thế nào?
- Em thấy 1 số tỉnh thành có VB hướng dẫn về ĐM này nhưng có được áp dụng cho các tỉnh khác đâu
- Vậy cách lập ĐM và dự toán này như thế nào
Em xin cảm ơn!!!
Theo mình thì khi tính vận chuyển cho 10m tiếp theo, lấy số m cần vận chuyển nhân với định mức vận chuyển cho 10m tiếp theo đó.
Ví dụ: Vận chuyển cát bằng thủ công trong phạm vi 50m, Định mức vận chuyển trong trường hợp này là:
ĐM = 0,17+ 4 x 0,05 = 0,37 (công/m3)
Trong đó 0,17:định mức vận chuyển 10m đầu
0,05: định mức vận chuyển 10m tiếp theo
 
các bác ơi cho e hỏi công tác trát tường ngoài dàn giáo thi công được tính như thế nào
 
Em muốn hỏi vấn đề này. Mong mọi người chỉ giáo. Theo em hiểu công trình dưới 16m thì không được tính chi phí vận chuyển vật liệu lên cao, điều này có nghĩa hao phí này đã được tính trong định mức. Như vậy, với những công trình lớn hơn 16m, thì những công tác từ 16m trở lên mới được tính vận chuyển (khối lượng vật tư được tính từ những công tác trát, ốp, láng, lắp dựng cửa..... trên 16m) vì dưới 16m đã tính rồi, ko tính lặp lại. Hay khối lượng vận chuyển này được của những công tác từ 4m.
 
các bác nói thể khó hiểu quá, em thấy trong ĐM 1776 đã quy định rỏ đối với nhưng công việc thi công không quy định rỏ độ cao thì khi thi công ở độ cao >16m mới được tính chi phí vận chuyển lên cao mà!
 
ĐM là do BXD quy định, mình không thể làm trái quy định được
còn việc tính ra định mức đó thì cơ quan nhà nước người ta đã tính kỹ hết rồi
dân XD mình chỉ lo mà làm thôi, đừng làm trái không là thanh tra, kiểm toàn người ta làm ra là phạt mệt lắm
tớ đã mất hết tiền thưởng vì sai ĐM này đấy các bạn ơi.
Mong rằng các bạn có gặp sai rồi thi nên sửa đi là vừa
 
các bác nói thể khó hiểu quá, em thấy trong ĐM 1776 đã quy định rỏ đối với nhưng công việc thi công không quy định rỏ độ cao thì khi thi công ở độ cao >16m mới được tính chi phí vận chuyển lên cao mà!

Chào anh Thế Khiêm, đã lâu không gặp nhỉ ?
Mình đọc được bài viết này hay, rất cụ thể bạn tham khảo nha

- Đối với các định mức do Bộ Xây dựng công bố nếu chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật thì Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu tổ chức điều chỉnh, bổ sung, xây dựng định mức mới cho phù hợp. Đừng cố gắng áp dụng rồi kêu là quy định sai (hiện tại không có văn bản nào của BXD nói rằng bắt buộc phải áp dụng các định mức được công bố).
- Việc không phân chia chiều cao giúp giảm bớt sự quá chi tiết trong công tác lập dự toán (càng chi tiết càng khó chính xác mà lại mất nhiều công sức, thời gian...).
- Định mức đã có thuyết minh "Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ±0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m; ≤16m; ≤50m và từ cốt ±0.00 đến cốt >50m..." lưu ý dấu ";" và phần gạch chân. Nhưng do không đọc kỹ và thói quen từ định mức 1242 nên còn nhiều người hiểu nhầm, để tránh điều này Vinaconex đã chủ động làm văn bản hỏi và Viện Kinh tế xây dựng (đơn vị được Bộ Xây dựng giao soạn thảo các tập định mức) đã làm rõ trên quan điểm tác giả soạn thảo.
- Trường hợp "lọt lưới" không ai sờ vào thì thôi, trường hợp thanh tra hoặc cơ quan điều tra :D rờ đến hồ sơ. Họ sẽ phát văn bản hỏi và thường thì BXD sẽ phân công cho Viện KTXD trả lời, khi đó câu trả lời sẽ nhất quán như văn bản đã trả lời Vinaconex. Đồng nghiệp nào "tham khảo" và áp dụng định mức không phù hợp sẽ khó giải trình :((.
- Ngay ở phần thuyết minh đã nói "Định mức dự toán ... là Định mức kinh tế - kỹ thuật", các bạn vận dụng định mức để chiết tính ra đơn giá phục vụ lập dự toán, thanh quyết toán... mới được phần kinh tế, còn yếu tố kỹ thuật thì chưa để ý đến.
- Như ví dụ bluerock_xd đã đưa ra: Giả sử công trình >50m, nếu đem phân tách khối lượng ra theo các chiều cao để áp dụng định mức. Đối với phần dưới 50m áp giá cần trục tháp 25T, đối với phần khối lượng trên 50m thì áp giá cần trục tháp 40T. Như vây về mặt kỹ thuật khi thi công phần dưới 50m nhà thầu sẽ phải lắp cần trục tháp 25T, sau đó cất cẩu 25T đi và đem cẩu 40T tới thi công phần trên 50m - điều này ít khi xảy ra đối với việc tổ chức thi công tiên tiến, khoa học (sinh viên nào tổ chức thi công kiểu này thầy không cho tốt nghiệp :D, sao ra trường được mà làm dự toán).
- TA đã gặp trường hợp 2 nhà thầu liên danh thi công một xi lô xi măng cao 60m của một nhà máy xi măng. Thoả thuận là nhà thầu A thi công khối lượng từ 30m trở xuống, nhà thầu B nhận thi công từ m thứ 30 trở lên. Đây là một tình huống rất điển hình của việc vận dụng định mức. Khi lập dự toán thì sử dụng định mức có chiều cao >50m để dự trù vốn, thực tế xảy ra như trên, chủ đầu tư áp dụng định mức (đơn giá) thi công xi lô có chiều cao <50m đối với nhà thầu A và định mức thi công xi lô có chiều cao >50m cho nhà thầu B (chủ động để thương thảo, tất nhiên là phải lường trước được vấn đề và đừng có hợp đồng trọn gói).
- Tóm lại Không phân tách khối lượng công trình theo chiều cao. Văn bản 236/VKT5 do levinhxd up là văn bản TA được phân công soạn thảo (để ý phần nơi nhận có chữ Lưu VKT5, TA.8: VKT5 - nghĩa là Phòng Giá Xây dựng, TA.8 - Thế Anh soạn thảo, nhân ra 8 bản), văn bản này được TA up lên Giaxaydung.vn phổ biến cho các đồng nghiệp từ lâu rồi (tại các bạn không cập nhập thôi). Khi đó định mức phần xây dựng ban hành theo Quyết định 24. Hiện giờ đã được thay thế bằng định mức số 1776 và Viện KTXD đã có văn bản trả lời một đơn vị khác về vấn đề tương tự với định mức 1776, TA sẽ up lên phổ biến cùng các đồng nghiệp.
 
Sao anh nói thế em vẫn không hiểu
tại sao lại không có việc bắt buộc phải sử dụng định mức của nhà nước chứ
nếu theo bài viết này thì phần định mức do nhà nước ban hành là chỉ để tham khảo thôi sao.
nêu anh làm công trình vốn của nhà nước mà không làm theo nhà nước thì ai chấp nhận
 
Trong định mức 1778 tính phần bốc vác thủ côngchỉ tính vận chuyển 10m khởi điểm, 10m tiếp theo thui, nếu cự ly lớn hơn thì tính thế nào hả các bác. Xin trân trọng cám ơn

[TD="class: xl22, width: 231"][/TD]

 
Sao anh nói thế em vẫn không hiểu
tại sao lại không có việc bắt buộc phải sử dụng định mức của nhà nước chứ
nếu theo bài viết này thì phần định mức do nhà nước ban hành là chỉ để tham khảo thôi sao.
nêu anh làm công trình vốn của nhà nước mà không làm theo nhà nước thì ai chấp nhận
Bạn đọc kỹ lại Quyết định ban hành tập Định mức, và trong phần hướng dẫn đều có ghi rõ là không bắt buộc. Thông thường thì đối với những công việc có đặc điểm Kinh tế - Kỹ thuật phù hợp với Định mức đã ban hành thì chẳng ai lại đi "không sử dụng" mà lại đi lập ra một định mức mới để rùi phải tranh luận với nhau. Tuy nhiên những công việc mà có đặc điểm Kinh tế - Kỹ thuật khác hoàn toàn hoặc khác một phần thì cần phải lập định mức mới hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp.
 
Trong định mức 1778 tính phần bốc vác thủ côngchỉ tính vận chuyển 10m khởi điểm, 10m tiếp theo thui, nếu cự ly lớn hơn thì tính thế nào hả các bác. Xin trân trọng cám ơn


[TD="class: xl22, width: 231"][/TD]


Bạn chưa đọc kỹ nên không hiểu hết quy định: Người ta ta quy định có 10m là khởi điểm (thường giá khởi điểm sẽ cao hơn), sau đó cứ vận chuyển bao nhiêu thì cứ tính thêm số lần 10m tiếp theo.
Ví dụ thế này nhé: 100m sẽ bằng = 10m đầu tiên + 9*10m tiếp theo
 
Qua đọc nội dung của topic này em tổng kết lại như sau không biết có chính xác không nhé các bác:
- Nếu công trình áp dung theo đơn giá địa phương (mà đơn giá địa phương xây dựng trên cơ sở ĐM24) thì khi tính bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao được tính cho những khối lượng từ tầng 2 trở lên (do trong DDm24 quy định vận chuyển lên cao khi thi công <16m).
- Tương tự nhưng nếu đơn giá địa phương lập trên cơ sở Đm1776 thì chỉ tính vận chuyển lên cao với những công việc thi công ở độ cao >16m.
Do đó dự toán, quyết toán mà lập theo đơn giá (tương ứng với định mức nào) thì cứ thế mà triển khai thôi.
Tuy nhiên có một phát sinh thế này, em cũng hỏi các bác luôn xem xử lý thế nào?
Đơn vị thi công lập hồ sơ dự thầu và trúng thầu theo đơn giá địa phương (dựa trên cơ sở ĐM24), tuy nhiên trong quá trình thi công thi bộ XD ban hành Dm1776 do đó địa phương ban hành đơn giá mới. Khi quyết toán thì đơn vị thi công vẫn đưa những khối lượng vận chuyển lên cao từ tầng 2 đến mức <16m ( do định mức 24 và đơn giá cũ quy định như vậy). Tuy nhiên đề nghị lên thì Chủ đầu tư cắt phần đó đi mà chỉ cho vận chuyển lên cao đối với nhưng công việc thi công ko quy định độ cao và thi công ở độ cao từ 16m trở lên. Chủ đầu tư căn cứ vào văn bản sau của Sở XD tỉnh Bình Định để điều chỉnh (em sẽ up ở cuối bài)
Tiện đây em cũng hỏi các bác luôn sự khác nhau giữa DDm24 và DM1776 trong công tác vận chuyển vật liệu lên cao như sau:

Định mức

Mã hiệu

Loại vật liệu

Đơn vị

Nhân công 3,5/7
ĐVT: công

Vận thăng lồng ≤3Tấn
ĐVT: ca

ĐM24

AL.75110

Cửa các loại

m2

1,50

0,16

ĐM1776

AL.75110

Cửa các loại

10m2

1,50

0,16



Các bác chú ý chỗ đơn vị cho em nhé, theo em hiểu thì nếu áp dụng DM24 thi hao phí sẽ gấp 10 lần định mức 1776?? Như vậy trở về câu hỏi trên của em, chủ đầu tư cắt giảm cũng đúng đấy chứ??
 

File đính kèm

Em muốn hỏi là khi bốc xếp vận chuyển vì kèo thép, xà gồ thép lên độ cao >36m thì sử dụng Định Mức nào ạ?
 
Có thể sử dụng định mức dự toán sửa chữa lưới điện ban hành kèm quyết định 366 ngày 28/12/2000 (Chương 3 - Công tác vận chuyển bốc dỡ)
 
Back
Top