Chính phủ mới ban hành Nghị Định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 trong đó có quy định về chức danh Kỹ sư định giá. Hiện giờ thì chưa, nhưng người ta đang chuẩn bị chương trình để đào tạo và cấp chứng chỉ cho chức danh này. Có thể điều kiện tiên quyết phải là có bằng KS Kinh tế xây dựng. Chắc chắn thời gian tới phải có chứng chỉ mới được hành nghề, giống như chứng chỉ tư vấn giám sát hiện nay...
Quan điểm và kinh nghiệm của mình cho thấy, đi lo về các vấn về lĩnh vực định mức, đơn giá, dự toán, tổng dự toán... toàn các sếp thôi (mà được đi lo thì khoái hơn ở nhà nhiều
). Dễ nhận thấy rằng ai nắm yết hầu kinh tế người đó sẽ có tiếng nói quyết định. Các vấn đề kỹ thuật có thể đi thuê (đấu thầu tư vấn, đấu thầu thi công). Nhưng một người có tài ngoại giao, đầu óc lo lắng quán xuyến về vấn đề kinh tế mà lại hiểu biết về kỹ thuật, đưa ra chiến lược để tạo đường lối phát triển cho doanh nghiệp thì có lẽ khó thuê hơn một chút (!?).
Cán bộ kỹ thuật muốn làm chủ nhiệm công trình hay một chức trách gì đều phải có đầu óc kinh tế, tổ chức sản xuất, ngoại giao, điều phối cung ứng vật tư... (những điều này KS KTXD lại có ưu thế). Rất lạ là các sinh viên khoa khác rất ngại học môn KTXD, nhưng khi ra trường để vươn lên làm chủ nhiệm công trình (chẳng hạn) thì họ dành thời gian tìm hiểu (kiến thức du kích). Trong khi các KS KTXD thì không tập trung chuyên môn mà lại cố đi học song bằng để có thêm bằng KS XD hay CĐ. Hầu hết bạn cùng lớp của TA chỉ còn bảo vệ tốt nghiệp nữa là lấy bằng 2 KS XD nhưng họ đều bỏ cuộc vì công việc KTXD quá nhiều và họ làm không xuể.
Đơn cử: Chủ nhiệm công trình (KS KTXD không được làm chức danh này - một sai lầm lớn) nhưng phải biết bố trí tổng mặt bằng, lo điều phối nhân lực, vật liệu, máy móc... sao cho khả thi mà kinh tế nhất, những vấn đề này khoa KTXD đào tạo bài bản hơn các khoa khác (!?).
Rất tiếc một thời gian dài KS KTXD thường nỗ lực chứng tỏ khả năng về mặt Kỹ thuật của mình (chắc chắn kém hơn khoa XDDD và Cầu đường) mà thường không phát huy ưu điểm là khả năng về mặt Kinh tế (năng lực quan trọng để làm lãnh đạo) hoặc để nó ngủ quên trong công việc đo bóc tiên lượng làm dự toán (công việc dành cho cán bộ có bằng trung cấp, sơ cấp)...