Em hỏi các bác chút về công tác Hàng rào sắt

dang thanh tuan

Thành viên rất năng động
Tham gia
30/1/09
Bài viết
100
Điểm tích cực
8
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Khi làm hàng rào sắt các bác hay sử dụng mã hiệu nào :
+ Em thấy sử dụng mã hiệu : AI.11531 : Sản xuất hàng rào song sắt m2......
Tháy mã hiệu tính theo m2 này nó ko chuẩn lắm
Các bác chỉ giúp thêm...em cảm ơn
 
Để áp dụng công tác tính dự toán làm hàng rào sắt thì tùy từng phương án thiết kế. Bởi hàng rào sắt có những thiết kế rất tỉ mỉ, mang tính nghệ thuật cao, có thiết kế đơn giản thông thường. Do đó, giá thành sản xuất sẽ khác nhau. Nếu hàng rào thông thường thì chi phí VL tính khối lượng vật liệu thực tế/m2, còn chi phí nhân công, máy lấy như mã hiệu trên.
 
Khi làm hàng rào sắt các bác hay sử dụng mã hiệu nào :
+ Em thấy sử dụng mã hiệu : AI.11531 : Sản xuất hàng rào song sắt m2......
Tháy mã hiệu tính theo m2 này nó ko chuẩn lắm
Các bác chỉ giúp thêm...em cảm ơn
Bạn nên áp dụng mã hiệu có đơn vị là tấn, ví dụ thang sắt AI.11411 bạn ạ. Bạn tính được khối lượng của hàng rào sắt ra tấn cho dễ làm.
 
Khi làm hàng rào sắt các bác hay sử dụng mã hiệu nào :
+ Em thấy sử dụng mã hiệu : AI.11531 : Sản xuất hàng rào song sắt m2......
Tháy mã hiệu tính theo m2 này nó ko chuẩn lắm
Các bác chỉ giúp thêm...em cảm ơn
Mình thì dùng mã hiệu lắp dựng hàng rào vì trong định mức có phân tích ra m2, rồi ở bảng chiết tính ráp thêm giá tiền thực tế vào đơn giá vật liệu (vì lúc này trong đơn giá chỉ có vật liệu để lắp dựng mà thôi) hoặc là ráp ở bảng bù giá vật tư.
Còn việc tính theo tấn thì mình nghĩ phai tính toán chi li cho từng thanh, nên mình nghĩ cũng phức tạp hihi!
 
Mình cũng hay áp dụng cách như của bạn thanh_nhoc. Lấy định mức lắp dựng (vd: AI.63221) rồi chèn thêm vật liệu là 1m2 hoa sắt vào, qua bảng giá vật tư nhập giá vào tuỳ vào độ phức tạp của chi tiết hoa sắt mà đưa giá trên thị trường (giá hoa sắt này đã bao gồm vật liệu, nhân công và máy để gia công rồi) vào. Tuy nhiên cách này không chính xác bằng cách tính theo đơn vị tấn nhưng đơn giản hơn, chứ ngồi tính được khối lượng thép làm hoa sắt/m2 cũng hơi mệt nhất là đối với những hoa văn phức tạp :D
 
Tôi cũng thấy bất cập trong việc sử dụng đơn giá AI.11531. Nếu tôi có hàng rào có diện tích là a (m2), tôi cho bước thanh khác nhau, hoa văn khác nhau thì cũng chỉ được tính theo m2 trong khi hao phí vật liệu hoàn toàn khác nhau.
 
Tốt nhất là chỉ nên vận dụng cái định mức AI.11531 thôi.

Có những hàng rào thiết kế toàn thép hộp, nếu áp dụng định mức đó thì khi xuất ra bảng tổng hợp vật tư thấy thêm thép tròn. Sau này hóa đơn mua bán lại phải ghi thêm cả thép tròn trong khi không dùng đến, nếu không thì kiểm toán sẽ cắt.

Vì thế nên chỉ vận dụng cái nhân công và máy thi công thôi, khối lượng thép thì nhiều phần mềm dự toán mạnh như G8 cho phép chỉnh sửa định mức một cách dễ dàng. Làm vậy vừa chính xác, vừa tránh rắc rối.

Trong định mức còn có một công tác nữa AG.13221: Sản xuất, lắp đặt cốt thép bê tông đúc sẵn, cốt thép tấm đan, hàng rào, cửa sổ, lá chớp, nan hoa con sơn. Nếu tấm đan có thép D>10 thì áp cái này vào không ổn, vì trong định mức vật tư chỉ có mỗi thép D<=10
 
Nên vận dụng ĐM thôi, Tính theo 1m2 hảng rào sắt (VL-NC-M) sau đó áp dụng. Vì hàng rào theo thiết kế có kiểu dáng và hoa văn khác nhau.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top