Giải quyết tranh chấp

  • Khởi xướng Binh
  • Ngày gửi
B

Binh

Guest
Chào cả nhà, em có trường hợp sau: công ty em (Bên mua) có ký vào giấy báo đặt hàng với cty của Singapore (Bên bán), theo đó cty bên Singapore sẽ phải cung cấp cho bên em 600 tấm thép với quy cách, thời gian, địa điểm và tổng giá trị được quy định rõ trong giấy đặt hàng. Bên bán đã thực hiện giấy báo đặt hàng ngay sau khi ký kết. Tuy nhiên 35 ngày sau, bên mua gửi thư cho bên bán đề nghị giảm số lượng tấm thép, còn lại 200 tấm và đề nghị bên bán gửi giấy báo giá mới. Ngay sau đó, bên bán đã gửi cho bên mua giấy báo đặt hàng mới và giảm giá đối với 200 tấm thép đó, nhưng bên em không trả lời. Sau đó bên em từ chối thực hiện giấy báo đặt hàng ban đầu và cho rằng giữa 2 bên chưa có hợp đồng vì giấy báo đặt hàng mới đưa ra giá thấp hơn còn chưa được ký kết. Bên bán, sau khi khiếu nại bất thành và gửi đơn kiện bên cty em. Như vậy, cho em được hỏi:
1. Giữa 2 bên đã có hợp đồng chưa? và vì sao?. Theo em thì công ước Viên 1980 thì đã thành thực hiện hợp đồng nhưng trái với luật Việt Nam tại điều 11.
2. Các bác cho lời khuyên nên giải quyết tranh chấp thế nào? Các bác cho ý kiến với nhé.
Cảm ơn các bác nhiều.
 
B

Binh

Guest
Theo mình, Việt Nam chưa phải là thành viên của CIGS, còn Singapore đã gia gia nhập CIGS vào ngày 16/02/1995 và có hiệu lực từ ngày 01/03/1996. Khi có tranh chấp xảy ra, trọng tài dựa vào các quy phạm xung đột nước người bán (tức là luật Singapore) thì luật áp dụng cho hợp đồng sẽ là luật Singapore. Nhưng Singapore là một quốc gia thành viên CIGS nên các đối với tranh chấp này không áp dụng luật Singapore mà sẽ áp dụng CIGS để giải quyết tranh chấp (theo điều 1.1 b của Công ước Viên).
1. Giữa hai bên đã có hợp đồng ? Vì sao?
Theo Công ước CIGS quy định một đề nghị phải thỏa mãn 3 điều kiện mới trở thành một chào hàng (từ điều 14 , điều 15):
- Một là đề nghị phải được gửi tới một người cụ thể.
- Hai là đề nghị đó phải đủ chính xác tức là phải nêu rõ tên hàng và ấn định rõ ràng hoặc ngầm định, quy định phương pháp xác định, số lượng, giá cả.
- Ba là thể hiện ý chí của người đề nghị.
Như vậy xét theo các điều kiện trên thì người bán Singapore đã có một chào hàng, người mua Việt Nam đã đồng ý và ký vào giấy báo đặt hàng tức là đã chấp nhận chào hàng tại điều 18 khoản 1- CIGS. Theo điều 23 của Công ước CIGS như vậy hai bên đã giao kết hợp đồng. Như vậy hợp đồng đã được hai bên chấp thuận
2. Nên giải quyết tranh chấp này như thế nào?
Theo quy định tại điều 18-CISG, im lặng hoặc không hành động không mặc nhiên có giá trị là một chấp nhận. Thời hạn chào hàng theo điều 20-CIGS, như vậy việc chào hàng trong ngày sau không được coi là một chào hàng.
Như vậy hợp đồng đã được hai bên giao kết theo điều 23-CIGS theo chào hàng ngày 15/12/2006. Chào hàng ngày sau không có giá trị theo điều 18-CISG.
Vậy phía người mua (Việt Nam) vẫn phải thực hiện theo hợp đồng hai bên giao kết theo chào hàng trước.
Phía người mua (Việt Nam) phải chịu mọi án phí theo quy định.
 
B

Binh

Guest
Sao thấy phần này các bác im lặng thế

Mình thấy phần này mở ra rất hay nhưng sao thấy im ắng thế, các tình huống các bác đưa để cùng nhau bàn luận và cách xử lý.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Mình thấy phần này mở ra rất hay nhưng sao thấy im ắng thế, các tình huống các bác đưa để cùng nhau bàn luận và cách xử lý.

Có lẽ phần lớn mọi người ở đây đều học xây dựng ra. Topic này dính đến luật và công ước quốc tế, chắc là chỉ bác nào học luật mới vào trao đổi được. Có topic về tranh chấp hợp đồng cũng ở đây đấy. Bác vào tham gia cho vui.
 

Top