Giảm giá trong đơn giá thanh toán khối lượng phát sinh

Trường hợp anh naat nêu là vượt TMĐT liệu có thể xem xét cắt giảm được 1 số cái (hạng mục) không cần thiết lắm được không ạ để không vượt TMĐT mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng, cảnh quan công trình.
Chả có hạng mục nào là không cần thiết cả. Chỉ có các hạng mục: đường giao thông, vỉa hè, điện chiếu sáng. Cái phát sinh là cái tủ điện chiếu sáng, không hiểu lúc lập dự toán với thẩm tra thế nào lại không phát hiện ra. Chắc họ nghĩ đấu thẳng hệ thống chiếu sáng vào cái TBA gần đó mà không cần tủ điện chiếu sáng. Cái chính là tại cái chủ trương bóp dự toán xuống để chỉ định thầu.Giờ thì bó tay toàn tập rồi
 
Chả có hạng mục nào là không cần thiết cả. Chỉ có các hạng mục: đường giao thông, vỉa hè, điện chiếu sáng. Cái phát sinh là cái tủ điện chiếu sáng, không hiểu lúc lập dự toán với thẩm tra thế nào lại không phát hiện ra. Chắc họ nghĩ đấu thẳng hệ thống chiếu sáng vào cái TBA gần đó mà không cần tủ điện chiếu sáng. Cái chính là tại cái chủ trương bóp dự toán xuống để chỉ định thầu.Giờ thì bó tay toàn tập rồi

Chủ trương các sếp (CĐT) ai cũng muốn ngon, bổ, rẻ ( đầu tư ít hiệu quả nhiều), chính vì như thế mà không ít trường hợp rơi vào hoàn cảnh bó tay toàn tập như anh nêu, chắc lúc đó nhà thầu ngậm đắng coi như làm quà cho các sếp để làm các công trình sau.
 
  • Like
Các tương tác: naat
Vượt dự toán được duyệt thì có gì phải xoắn? vượt TMĐT được duyệt mới khó xử đó em. Bên anh đang đau đầu vụ phát sinh làm vượt TMĐT, trình Sở KHĐT đề nghị phê duyệt bổ sung thì họ không cho, nói là dự phòng phải tính đúng, tính đủ. Giờ làm theo NĐ 12 với NĐ 83 việc điều chỉnh TMĐT là rất khó khi chẳng có yếu tố nào để đáp ứng điều kiện được điều chỉnh cả
Còn 1 DA khác tương tự, dự phòng vừa đủ nên khi phát sinh thêm bọn anh vẫn tự duyệt dự toán phát sinh, kho bạc vẫn thanh toán bình thường

Có thể do nhiều yếu tố mà dẫn đến trường hợp này.
Nhưng có thể có 1 số giải pháp:
- Tìm thêm nguồn vốn khác.
- Phần thiết bị có thể tạm tính. Qua giai đoạn khó khăn là đến Công văn thay thế CV900 ấy mà anh.
Cắt giảm hạng mục thì không nên vì đã lập ra 1 dự án, cái nào cũng quan trọng và cũng cần thiết phải đầu tư cả.
 
Nhân chủ đề này, mọi người cho mình hỏi: Trong một dự án xây dựng gồm nhiều gói thầu. Khi triển khai 1 gói thầu trong dự án đó đó thì có khối lượng phát sinh vượt chi phí dự phòng của gói thầu này (gói thầu này được Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công-dự toán riêng), tuy nhiên không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án. Như vậy, giá trị phát sinh này Chủ đầu tư có được quyền phê duyệt luôn hay không? Hay là Chủ đầu tư phải trình xin cấp quyết định đầu tư cho phép rồi mới thực hiện? :)
Trường hợp phê duyệt dự toán phát sinh này, ở cương vị Chủ đầu tư thì Super Mod ks.thanhtan không cần phải xin cấp quyết định đầu tư cho phép. Vì tổng các giá trị không vượt tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư tự quyết định; tuy nhiên, do giá trị này đã vượt chi phí dự phòng của gói thầu nên trong quyết định phê duyệt bổ sung dự toán phải ghi thêm 1 điều nữa là:giá trị này được lấy từ chi phí dự phòng của dự án nhe! :)
 
Last edited by a moderator:
Có thể do nhiều yếu tố mà dẫn đến trường hợp này.
Nhưng có thể có 1 số giải pháp:
- Tìm thêm nguồn vốn khác.
- Phần thiết bị có thể tạm tính. Qua giai đoạn khó khăn là đến Công văn thay thế CV900 ấy mà anh.
Cắt giảm hạng mục thì không nên vì đã lập ra 1 dự án, cái nào cũng quan trọng và cũng cần thiết phải đầu tư cả.
Vốn nào nữa đây, đây là công trình vốn NSNN. Tóm lại các bác ấy bảo, chỉ có bấy nhiêu thôi, mày không làm thì tao kỷ luật cái tội làm sai trước đã.
 
Vấn đề là làm thế nào chúng ta khẳng định được sự việc này: "...tuy nhiên không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án", khi chỉ xem xét có 1 gói thầu?
Trong thực tế đã diễn ra cho thấy đây là một trong những ẩn họa gây nên việc thiếu vốn cho các gói thầu khác chưa thi công hoặc thiếu vốn cho các giai đoạn tiếp theo của dự án. Việc điều chuyển nguồn dự phòng của hạng mục này để thanh toán cho hạng mục kia khi dự án còn dở dang là không hợp lý. Do đó, về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng phải thực hiện việc xem xét tổng thể dự án trước khi quyết định bổ sung chi phí cho các gói thầu đơn lẻ. Không thể làm đến đâu, hay đến đó để rồi khi thiếu vốn lại điều chỉnh TMĐT và thậm chí là đắp chiếu công trình, dự án.
 
Vốn nào nữa đây, đây là công trình vốn NSNN. Tóm lại các bác ấy bảo, chỉ có bấy nhiêu thôi, mày không làm thì tao kỷ luật cái tội làm sai trước đã.
Bên em có cái công trình y tế, vượt TMĐT 70%. Tìm thêm nguồn tài trợ khác, nên vẫn điều chỉnh tốt anh ạ. Còn tài trợ thực tế bao nhiêu thì sau 1 vài năm sau mới biết.
Còn 1 công trình chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn.
 
Bên em có cái công trình y tế, vượt TMĐT 70%. Tìm thêm nguồn tài trợ khác, nên vẫn điều chỉnh tốt anh ạ. Còn tài trợ thực tế bao nhiêu thì sau 1 vài năm sau mới biết.
Còn 1 công trình chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn.
Được thế thì tốt, chú có biết câu Hà Nội ngàn năm văn vật có nghĩa là gì không? nghĩa là người ta vật nhau bằng văn. Công trình có mấy tỷ, lại là hạ tầng thì ai tài trợ bây giờ vì thu hồi vốn tài trợ bằng cách nào? nó chỉ là 1 đoạn đường ngắn chưa đầy 100m, chẳng có cách nào để chuyển đổi nguồn vốn. Vì người ta nói từ đầu, tiền NSNN không thiếu, phải tính đủ, không được bổ sung đâu
 
Đúng là như vậy! Trong quá trình thương thảo và ký kết hợp đồng mình vẫn đưa vào phần "Điều chỉnh giá hợp đồng" về điều khoản khối lượng phát sinh không có trong đơn giá hợp đồng vào, theo đó phần giá trị dự toán phát sinh được duyệt này sẽ nhân với hệ số K. Như vậy, khi hợp đồng đã được thỏa thuận ký kết giữa 2 bên A-B như vậy thì sau này sẽ căn cứ thực hiện. :)
Cơ bản đúng là như vậy, trong quá trình thương thảo và ký kết hợp đồng thì có thể đưa điều khoản khối lượng phát sinh không có trong đơn giá hợp đồng vào phần "Điều chỉnh giá hợp đồng". Điều khoản này phải được các bên thống nhất thẳng trong hợp đồng để căn cứ thanh toán sau này. Tuy nhiên ở đây SMod ks.thanhtan có vẻ nhầm 1 chút, theo anh chính xác phải ghi là: Phần giá trị dự toán phát sinh được Chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt = Gía trị dự toán sau thẩm tra x hệ số K (trong đó K = giá trị trúng thầu/giá trị dự toán được phê duyệt trước đó).
 
Chủ trương các sếp (CĐT) ai cũng muốn ngon, bổ, rẻ ( đầu tư ít hiệu quả nhiều), chính vì như thế mà không ít trường hợp rơi vào hoàn cảnh bó tay toàn tập như anh nêu, chắc lúc đó nhà thầu ngậm đắng coi như làm quà cho các sếp để làm các công trình sau.
Khổ thay nhà thầu quyết không nhún, đủ tiền em mới làm, còn không em cứ làm các hạng mục đúng thiết kế, khi nào được điều chỉnh thiết kế với bổ sung dự toán em mới làm (phát sinh này chưa được Sở KHĐT chấp thuận bổ sung dự toán). Đèn đường em sẽ làm, có thủ thuật đấu nối tạm để nghiệm thu, sau đó tùy các bác, khi nào có tiền thì em lắp nốt tủ điện chiếu sáng cho.
 
Bạn trích dẫn văn bản quy định điều đó giúp mình được không?
 
Back
Top