Giám sát thí nghiệm đất...

  • Khởi xướng Khởi xướng Capcon
  • Ngày gửi Ngày gửi

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm tích cực
107
Điểm thành tích
43
Xin hỏi các Bác là trong quá trình giám sát thi công có quá trình thí nghiệm độ chặt K của đất. Vậy làm thế nào mà mình biết được bên tư vấn họ thí nghiệm đúng theo kết quả của mẫu được lấy mà ko có gian giối gì. Liệu mình có thể nhìn vào kết quả thí nghiệm mà biết được bên họ làm dối chổ nào ko? (mà ko cần phải có mặt tại phòng thí nghiệm lúc họ làm) :-?
 
Xin hỏi các Bác là trong quá trình giám sát thi công có quá trình thí nghiệm độ chặt K của đất. Vậy làm thế nào mà mình biết được bên tư vấn họ thí nghiệm đúng theo kết quả của mẫu được lấy mà ko có gian giối gì. Liệu mình có thể nhìn vào kết quả thí nghiệm mà biết được bên họ làm dối chổ nào ko? (mà ko cần phải có mặt tại phòng thí nghiệm lúc họ làm) :-?
Thí nghiệm kiểm tra độ chặt thường làm tại hiện trường. Nếu bạn là TVGS thì bạn phải có mặt lúc đơn vị thí nghiệm tiến hành kiểm tra. Để kiểm tra các kết quả tính toán của phiếu thí nghiệm, bạn đọc kỹ các công thức tính toán về các chỉ số và có thể tự tính lại


 
Cám ơn bác nha. Em đang nghiên cứu. Cái này con thêm cái 22 TCN 333-06 nwax.
 
Xin hỏi các Bác là trong quá trình giám sát thi công có quá trình thí nghiệm độ chặt K của đất. Vậy làm thế nào mà mình biết được bên tư vấn họ thí nghiệm đúng theo kết quả của mẫu được lấy mà ko có gian dối gì. Liệu mình có thể nhìn vào kết quả thí nghiệm mà biết được bên họ làm dối chổ nào ko? (mà ko cần phải có mặt tại phòng thí nghiệm lúc họ làm) :-?
K = gama hiện trường / gama trong phòng thí nghiệm
Gama trong phòng bạn đã biết theo thí nghiệm vật liệu mỏ đất đắp.
Gama hiện trường thì đục độ chặt theo PP rót cát sẽ tính được.
Thường thí nghiệm hiện trường chỉ cần nhìn qua là bạn có thể biết ngay thí nghiệm có gian dối không. Chỉ cần ném cục đá nhỏ vào phần khối lượng đục lên là kết quả khác liền.
Nếu nhìn vào hồ sơ thí nghiệm mà thấy Gama quá cao có thể thấy được ngay là có gian dối hoặc làm sai so với quy trình thí nghiệm.
Bạn có thể xem cái 22TCN 346-06 đó.
 
K = gama hiện trường / gama trong phòng thí nghiệm
Gama trong phòng bạn đã biết theo thí nghiệm vật liệu mỏ đất đắp.
Gama hiện trường thì đục độ chặt theo PP rót cát sẽ tính được.
Thường thí nghiệm hiện trường chỉ cần nhìn qua là bạn có thể biết ngay thí nghiệm có gian dối không. Chỉ cần ném cục đá nhỏ vào phần khối lượng đục lên là kết quả khác liền.
Nếu nhìn vào hồ sơ thí nghiệm mà thấy Gama quá cao có thể thấy được ngay là có gian dối hoặc làm sai so với quy trình thí nghiệm.
Bạn có thể xem cái 22TCN 346-06 đó.

Bạn có thể nói rõ hơn về cách gian dối khi lấy mẫu tại hiện trường hơn được ko.
Còn trong hồ sơ thí nghiệm thấy gamma quá cao là ra sao.
 
Để rõ hơn ý của MrHien, ta có thể hiểu thế này : Gama hiện trường được xác định bằng trọng lượng khô của vật liệu đào lên từ hố đào chia cho thể tích hố đào.
Tại hiện trường , vật liệu đào lên từ hố được đem đốt cồn, sau đó cân tại chỗ. Thể tích hố đào xác định bằng phễu rót cát.
ĐVTC có thể gian dối bằng cách lén bỏ thêm 1 hòn đá/ sỏi vào chỗ vật liệu đào lên từ hố đào trước khi đem đốt và cân. Vậy là trọng lượng VL tăng > Gama hiện trường tăng !!! :D
 
Xin hỏi : Độ chặt K có bao giờ > 1 không? Tôi thấy có đơn vị thí nghiệm tiến hành thí nghiệm cát bằng Dao vòng và có kết quả >1. Vậy thì các bạn có thể giải thích rõ hơn cho trường hợp này không?
 
Xin hỏi : Độ chặt K có bao giờ > 1 không? Tôi thấy có đơn vị thí nghiệm tiến hành thí nghiệm cát bằng Dao vòng và có kết quả >1. Vậy thì các bạn có thể giải thích rõ hơn cho trường hợp này không?
Có nhiều phương pháp để xác định độ chặt K.Chẳng hạn như:
- Dao đai (đốt cồn hoặc trong tủ sấy)
- Phao Côvalep
- Cân trong nước
- Rót cát
- Thiết bị màng mỏng
- Đồng vị phóng xạ
v.v...

Trong đó sử dụng phổ biến là 2 phương pháp dao đai và rót cát.
Độ chặt K (%) được tính theo công thức: K=100 x [FONT=&quot]γktt [/FONT]/[FONT=&quot]γkmax
[/FONT]Trong đó:
[FONT=&quot]- γktt [/FONT]là khối lượng thể tích khô của mẫu lấy tại hiện trường (lấy tại vị trí muốn thí nghiệm để kiểm tra độ chặt tại hiện trường)
- [FONT=&quot]γkmax [/FONT]là khối lượng thể tích khô lớn nhất theo kết quả đầm nén trong phòng (22 TCN 333 - 06), g/cm3. Đây là khối lượng thể tích khô (dung trọng khô) lớn nhất mà loại đất đó có thể đạt tới (ứng với độ ẩm tốt nhất và công đầm tốt nhất).
Như vậy, với dung trọng khô lớn nhất đã được tính toán ở trong phòng ứng với một loại đất nào đó thì thường là cố định.

Ví dụ: lấy mẫu đất tại hiện trường, mang về phòng thí nghiệm, tính toán được
[FONT=&quot]γkmax[/FONT] là: 2,01 g/cm3. Số này được cố định để tính toán K tại hiện trường.

Khi kiểm tra độ chặt tại hiện trường, lấy mẫu kiểm tra và xác định dung trọng khô lớn nhất của mẫu, gặp một số mẫu cá biệt (như nhiều sỏi sạn hơn mức bình thường, có tính chất cơ lý khác so với loại đất lấy mẫu để tính dung trọng lớn nhất v.v..) thì có thể
[FONT=&quot]γktt [/FONT]sẽ lớn hơn 2,01 g/cm3 như ví dụ ở trên. Do đó, K>1 là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Do đó, trường hợp mẫu vật liệu lấy có chứa hạt quá cỡ, ta có thể lấy mẫu khác hoặc phải tiến hành hiệu chỉnh khối lượng thể tích khô lớn nhất để bảo đảm tính hệ số K được chính xác.

Nói chung tại hiện trường, giám sát nên trực tiếp tham gia vào quá trình tính toán dung trọng khô của mẫu hoặc trực tiếp thí nghiệm tại một số vị trí có nghi ngờ. Nhà thầu có muốn gian dối cũng khó.:D
 
Để rõ hơn ý của MrHien, ta có thể hiểu thế này : Gama hiện trường được xác định bằng trọng lượng khô của vật liệu đào lên từ hố đào chia cho thể tích hố đào.
Tại hiện trường , vật liệu đào lên từ hố được đem đốt cồn, sau đó cân tại chỗ. Thể tích hố đào xác định bằng phễu rót cát.
ĐVTC có thể gian dối bằng cách lén bỏ thêm 1 hòn đá/ sỏi vào chỗ vật liệu đào lên từ hố đào trước khi đem đốt và cân. Vậy là trọng lượng VL tăng > Gama hiện trường tăng !!! :D
Vậy để tránh gian dối thì mình nên bắt tư vấn thí nghiệm đốt cồn tại chỗ để xác định độ ảm luôn nhỉ.
 
Vậy để tránh gian dối thì mình nên bắt tư vấn thí nghiệm đốt cồn tại chỗ để xác định độ ảm luôn nhỉ.
Đây là các phương pháp thí nghiệm kiểm tra nhanh độ chặt của đất tại hiện trường. Do đó phải tiến hành ngay tại hiện trường để kịp lấy kết quả, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo (ví dụ như cho đắp lớp tiếp theo). Còn chuyển về phòng thí nghiệm (không phải phòng thí nghiệm tại hiện trường) thì mất thời gian và thậm chí là không khách quan nữa. Capcon nhỉ?:D
 
Xin hỏi : Độ chặt K có bao giờ > 1 không? Tôi thấy có đơn vị thí nghiệm tiến hành thí nghiệm cát bằng Dao vòng và có kết quả >1. Vậy thì các bạn có thể giải thích rõ hơn cho trường hợp này không?

- Trường hợp này đôi khi cũng xảy ra (Quá hiếm).Do:
+ Thí nghiệm gian dối
+ Tính chất cơ lý của đất thay đổi trong cùng một mỏ.
Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác bạn nên trực tiếp lấy mẫu tại công trường cùng đơn vị thí nghiệm, bạn kết hợp tính toán cùng họ luôn. Để đảm bảo độ chính xác bạn nên:
+ Kiểm tra cân còn thời gian kiểm định hay không
+ Cân vật liệu bạn nên chọn những vị trí không bị tác động của gió để cân
+ Trong quá trình lấy mẫu bạn nên chú ý tuyệt đối không để đất rơi vải hoặt lấy từ bên ngoài vào( chỉ cần lấy một tý đất bên ngoài là kết quả thay đổi nhiều rồi- một số đơn vị thi công cũng thường lợi dụng cách này để qua mặt TVGS)
+ Yêu cầu đơn vị thí nghiệm đốt còn tại chổ. Trong quá trình đốt nên chú ý phải đốt đến khô ( không còn nước trong đất)
+Tính toán số liệu ngay tại chổ
Về cơ bản thì độ chặt K không thể lớn hơn 1, vì khi xá định hệ số gamma, Đơn vị thí nghiệm đã làm trong điều kiện lý tưởng rồi. Hơn nữa, đơn vị thi công cũng không dại gì mà thi công đến độ chặt lơn hơn độ chặt quy đinh! vì nó anh hưởng đến chi phí, giá thành xây dựng( Tâm lý của đơn vị thi công là làm đến độ chặt yêu cầu là quá tốt rồi, thậm chí họ còn tìm ra nhưng sai số thấp hơn trong phạm vi chophép để đạt được hiệu quá như mong muốn.
 
:D, em mà muốn ăn gian thì em chỉ việc là sao để "Gama khô Max" càng nhỏ thì càng tốt, cái này phụ thuộc vào loại đất mà lại bắt buộc làm trong phòng thí nghiệm nhưng có mấy bác giám sát công đoạn này đâu (mà có GS chưa chắc đã biết) chỉ toàn để đơn vị thí nghiệm làm thôi có khi chỉ cần đầm K95 lại dc K98 ấy chứ. Còn cao tay thì bắt lấy "Gama khô Max" cao hơn một chút có mà đầm toát mồ hôi mới đạt.
 
Thankyou Mr SyncMaster.
Đây là thí nghiệm CÁT (không có hạt quá cỡ). Thực sự quá trình thí nghiệm là hoàn toàn khách quan, có giám sát đầy đủ các công đoạn, đúng quy trình và không có gian dối.
Ở đây mình chỉ muốn biết là với kết quả Gama khô thực tế > Gama khô max tức là K>1 thì có được phép không? Hồ sơ có được phép xuất kết quả như thế không? hay là bắt buộc phải hiệu chỉnh lại để sao cho k<=1 rồi mới được xuất kết quả?
 
Thưa các bác, thực chất việc thí nghiệm kiểm định chất lượng của ta chưa được chú trọng một cách chi tiết. Theo em được biết bạn em đang làm tại Úc thì nó bảo thằng thí nghiệm ghê gớm lắm. Nó không thua gì thằng giám sát cả. Và việc hư hỏng gì mà ảnh hưởng đến công trường là nó cũng phải gánh 50% tội trạng đó. Theo em nghĩ chúng ta cần nhìn nhận thực tế về mọi công đoạn nên để nhà đầu tư có cái nhìn ưu ái hơn trong vấn đề rót vốn và các dự án mà lòng không hoài nghi là dân ta có làm được không. EM có vài lời gửi tới các bác
 
:D, em mà muốn ăn gian thì em chỉ việc là sao để "Gama khô Max" càng nhỏ thì càng tốt, cái này phụ thuộc vào loại đất mà lại bắt buộc làm trong phòng thí nghiệm nhưng có mấy bác giám sát công đoạn này đâu (mà có GS chưa chắc đã biết) chỉ toàn để đơn vị thí nghiệm làm thôi có khi chỉ cần đầm K95 lại dc K98 ấy chứ. Còn cao tay thì bắt lấy "Gama khô Max" cao hơn một chút có mà đầm toát mồ hôi mới đạt.

Vậy thường thì Gamma khô max khoảng bao nhiều là cao bác. Trong khoảng nào là bthường đối với cát và đất vậy???
 
Theo kết quả thí nghiệm hiện trường (san lấp mặt bằng ) của một đơn vị chuyên về kiểm định xây dựng mà k hiện trường có điểm lên đến 1.43 là sao, có thể lên mức này không?
em đang nghiên cứu kỹ lại các tình huống và 22 TCN 346 - 06 xem có sai sót ở đâu?!
Mong các bác cho ý kiến
 
Last edited by a moderator:
Dao vòng

Tiện đây cho tui hỏi. Vậy bao nhiêu m2 nền đường đào thì thí nghiệm độ chặt 1 điểm - nằm ở tiêu chuẩn nào. Hết.
 
Hazz, thế này thì Giám sát cũng chưa đủ trình chứ nói gì đến Tư vấn nữa (đa số TVGS bây giờ chỉ ngăm ngăm vấn đề Giám sát mà bỏ quên mất công tác Tư vấn). TVGS kiểu này thì chết các nhà thầu năng lực kém, và là miếng béo bở cho các nhà thầu nhiều kinh nghiệm và tất nhiên là số đen cho Chủ đầu tư :))
 
Vậy để tránh gian dối thì mình nên bắt tư vấn thí nghiệm đốt cồn tại chỗ để xác định độ ảm luôn nhỉ.

Không phải loại đất nào cũng cho phép đốt bằng cồn cả...!!! không biết "bắt" thí nghiệm hay thí nghiệm lại bắt lại...!:-w
 
Theo kết quả thí nghiệm hiện trường (san lấp mặt bằng ) của một đơn vị chuyên về kiểm định xây dựng mà k hiện trường có điểm lên đến 1.43 là sao, có thể lên mức này không?
em đang nghiên cứu kỹ lại các tình huống và 22 TCN 346 - 06 xem có sai sót ở đâu?!
Mong các bác cho ý kiến

Trên thực tế số liệu trên có thể xảy ra tuy nhiên để tìm hiểu nguyên nhân thì phải xét trên nhiều trường hợp ví dụ các trường hợp có thể xảy ra:

Thiết bị đo độ chăt (phễu rót cát và dụng cụ đi kèm):
- Thiết bị cân đo, chưa chuẩn xác (cần kiểm định thực tế)
- gama cát chuẩn không đúng với thực thế
- xác định trọng lượng cát trong côn hay thể tích côn không chính xác ở đây ta phải tính cả đế côn (nếu có)

Đầm nén trong phòng:
Xác định gama max đầm nén trong phòng chưa chuẩn xác dẫn đến gama max không đúng với vật liệu đầm nèn phải bám vào tiêu chuẩn chỉ dẫn đúng với phương pháp thí nghiệm

Hiện trường:
Vật liệu đắp có sai khác với vật liệu lấy mẫu xác định gama max ban đầu

Khác:
Còn nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan nữa.

Đôi lời góp ý!
 
Back
Top