GREE - KWI VẬN HÀNH THỰC NGHIỆM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI TẠI TRANG TRẠI HEO LỚN BÌNH PHƯỚC KÈM BẢNG SO SÁNH

GREE

Thành viên rất năng động
Tham gia
11/1/21
Bài viết
106
Điểm thành tích
16
Tuổi
24
Nơi ở
Hồ Chí Minh
GREE là chi nhánh độc quyền của Tập đoàn KWI tại Việt Nam phân phối các thiết bị tích hợp keo tụ tạo bông, lắng và lọc của KWI dùng trong xử lý nước tại thị trường Việt Nam, Lào, Campuchia. Tập đoàn KWI là một trong những nhà tiên phong trong công nghệ MDAF trên thế giới. Được thành lập từ năm 1949 bởi tiến sỹ Milos Krofta, hiện nay KWI có hơn 17 chi nhánh toàn cầu và hơn 4700 hệ thống đã ứng dụng thành công trên 77 quốc gia .

  • Dự án KWI đã thực hiện thành công ở Việt Nam như: Nhà máy giấy Watten Vietnam công suất 2400 m3/ngày, Nhà máy giấy Vina Kraft Bình Dương công suất 13000 m3/ngày, Nhà máy giấy NTPM Vietnam công suất 3800 m3/ngày, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương công suất 480 m3/ngày, Nhà máy hải sản Thu Trọng 1 công suất 400 m3/ngày.
  • GREE xin giới thiệu,
Vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi đang là vấn đề quan tâm của xã hội và các chủ đầu tư trang trại chăn nuôi. Việc xử lý nước thải chăn nuôi không những đạt hiệu quả cao mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư vận hành là mối quan tâm hàng đầu của các chủ đầu tư trang trại.

Thiết bị GREE đáp ứng yêu cầu này.

Nước thải sau hầm biogas , chỉ cần qua thiết bị GREE ( KWI VIỆT NAM) xử lý nước thải ( không cần qua bước xử lý sinh học), nước sau xử lý ra được tái sử dụng cho trang trại chăn nuôi và các chỉ tiêu đạt cột B theo QCVN 62-MT:2016/BTNM, xử lý hiệu quả chỉ tiêu Coliform , COD, BOD, Nito, Phốt pho... Đặc biệt hiệu suất xử lý Coliform 99% và TSS qua thiết bị đạt tiêu chuẩn cột A theo QCVN 62-MT:2016/BTNM. Tiết kiệm chi phí điện năng - hóa chất - nhân công - diện tích.



Thiết bị GREE đã vận hành thành công nhiều dự án lớn trên thế giới như:Trang trại chăn nuôi Chelny-Broiler (Nga) công suất 4320 m3/ngày, Trang trại chăn nuôi Avicola Salvadorena (El Salvador) công suất 6336 m3/ngày, Trang trại chăn nuôi Lionor (Pháp) công suất 2400 m3/ngày,.. và các dự án lớn ở Việt Nam như: Nhà máy tập đoàn thủy sản Minh Phú, Nhà máy thủy sản Trung Sơn Hưng Yên , Nhà máy tập đoàn thực phẩm Masan,...

Và hiện tại thiết bị đang vận hành thực nghiệm tại Trang trại heo lớn ở Bình Phước và đạt được hiệu quả vượt trội.

Video clip xử lý nước thải chăn nuôi heo tại trang trại chăn nuôi heo lớn ở Bình Phước:


Một số hình ảnh thiết bị tại trang trại:


upload_2020-12-12_10-48-43-png.2217

Hình 1: Thiết bị GREE đã có mặt tại trang trại heo lớn ở Bình Phước.

upload_2020-12-12_10-49-1-png.2218

upload_2020-12-12_10-49-7-png.2219


Hình 2 & 3 : Chất lượng nước trước và sau khi sử dụng thiết bị của GREE , và bùn cô đặc thu được khi qua thiết bị.

BẢNG SO SÁNH CHI TIẾT GIỮA CÔNG NGHỆ KWI VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRUYỀN THỐNG:


STT

Hạng mục

Công nghệ KWI - Minicell
(Thiết bị tích hợp keo tụ tạo bông kết hợp lắng, tuyển nổi và cô đặc bùn)

Công nghệ sinh học truyền thống
Anoxic + Aerotank

1​

Công nghệ xử lý

Sử dụng công nghệ MDAF để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải

Nước từ bể lắng sau hầm Biogas qua thiết bị KWI - Minicell đạt cột B, QCVN 62:2016/BTNMT, không cần qua hệ thống sinh học.
Áp dụng công nghệ tiên tiến nên thời gian lưu nước trong hệ thống được giảm tối đa, chỉ vào khoảng 8 phút, thấp hơn rất nhiều lần so với với công nghệ sinh học truyền thống.
Ngoài xử lý nước thải, công nghệ KWI-Minicell có thể được dùng cho việc thu hồi dinh dưỡng ở các nguồn nước giàu dinh dưỡng (thủy sản, chăn nuôi,…) và cô đặc bùn.

Sử dụng phương pháp sinh học bùn vi sinh lơ lửng để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải
Qua bước xử lý sinh học Anoxic, Aerobic, lắng, khử trùng và hầu hết 90% các hệ thống ở Việt Nam không đạt cột B, QCVN 62:2016/BTNMT.
Vi sinh cần thời gian để sinh trưởng và phát triển nên thời gian lưu nước trong bể khá cao từ 4-8 giờ đối với công nghệ sinh học hiếu khí.
Công nghệ sinh học truyền thống chỉ chuyên sử dụng cho việc xử lý nước thải.

2​

Diện tích xây dựng

Thời gian lưu nước thấp do đó diện tích cần thiết để lắp đặt cũng được nhỏ lại. Với công suất 200m3/ngày đêm chỉ cần diện tích khoảng 20m2.

Cần diện tích xây dựng lớn do phải tích hợp các bể lại với nhau. Với công suất 200m3/ngày đêm cần diện tích xây dựng tối thiểu 55m2.

3​

Tính ổn định

Sự kết hợp giữa quá trình hóa lý với hệ thống tạo vi bọt kích cỡ micromet giúp cho tính ổn định của hệ thống được tăng cao khi nguồn nước đầu vào bị biến động chỉ cần tăng hoặc giảm lượng hóa chất thêm vào.

Vi sinh dễ bị sốc tải trọng khi nguồn nước đầu vào bị biến động dẫn đến vi sinh bị chết, không còn khả năng xử lý các chất bẩn trong nước thải gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nguồn tiếp nhận nước thải. Bên cạnh đó, vi sinh bị chết làm phát sinh thêm mùi hôi gây mất vệ sinh quanh khu vực chuồng trại.

4​

Tính linh hoạt

Do được lắp đặt từ các linh kiện lại với nhau nên có khả năng linh hoạt cao trong việc di chuyển vị trí hoặc cũng có thể thay đổi công năng sử dụng cho từng trường hợp cụ thể (từ xử lý nước thải sang cô đặc bùn hoặc thu hồi dinh dưỡng)

Hệ thống được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép hoặc tường gạch nên vị trí sẽ bị cố định.

5​

Hiệu quả xử lý

Ngoài việc xử lý các chất hữu cơ, thiết bị KWI-Minicell còn có hiệu xuất xử lý cao đối với các chất như TSS đạt 76%; Tổng Nitơ đạt 33%; Coliform đạt 99% (kết quả phân tích nước sau pilot minicell tại hồ lắng 2 Trại Heo Lộc Phát 3)

Chỉ xử lý được các chất bẩn hữu cơ mà vi sinh vật có thể tổng hợp. Nước sau xử lý không đạt cột B, hiệu quả xử lý tổng Nitơ khá thấp chỉ từ 20-30%

6​

Rủi ro

Nước sau xử lý đạt cột B, QCVN 62:2016/BTNMT (các chỉ tiêu tiệm cận đến cột A, đặc biệt có 2 chỉ tiêu TSS=23mg/l và Coliform=230MPN/100ml đạt đến cột A) và có tính ổn định cao nên không phát sinh rủi ro khi vận hành.

Trong quá trình vận hành, nước thải bị biến động liên tục nên dẫn đến làm ảnh hưởng đến vi sinh trong bể và sẽ gây ra một số rủi ro khi quản lý môi trường (Cảnh sát môi trường, Thanh tra Bộ TNMT, Thanh tra Sở TNMT, Thanh tra phòng TNMT...) đến thanh tra đột xuất:
- Rủi ro về pháp lý : Với công suất 200m3/ngày đêm và 2 chỉ tiêu bị vượt QCVN 62:2016/BTNMT (BOD vượt 1,3 lần và Coliform vượt 4,6 lần) thì sẽ bị phạt 420.000.000 VNĐ nếu không khắc phục.

- Rủi ro về hoạt động kinh doanh: Nếu không khắc phục vấn đề vượt tải khi thải vào nguồn tiếp nhận và để sự việc tiếp diễn thì có thể dẫn đến bị cưỡng chế ngừng hoạt động kinh doanh.

7​

Bảo trì

Chỉ cần vệ sinh và bổ sung chất bôi trơn thiết bị.

Chi phí bổ sung chất bôi trơn thiết bị trong 1 năm vận hành vào khoảng 1-2 triệu/năm

Cần phải bổ sung bùn vi sinh theo định kỳ 1 năm/lần hoặc mỗi khi hệ thống gặp sự cố.

Chi phí cho mỗi lần bổ sung vi sinh trong 1 năm với công suất 200m3/ngày đêm vào khoảng 40 triệu/năm

Cần phải bảo trì và thay thế định kỳ các thiết bị nhiều lần hơn như bơm nước thải, máy thổi khí, đĩa phân phối khí, bơm hóa chất,...

8​

Chi phí vận hành nước thải chăn nuôi phương án đạt cột B QCVN 62:2016/BTNMT

Chi phí vận hành nước thải chăn nuôi công suất 200m3/ngày đêm đạt cột B QCVN 62:2016/BTNMT vào khoảng: 235.060.000 VNĐ/năm, bao gồm điện, nước, hóa chất vận hành.

Nhân công vận hành: Kỹ sư điện, nước tại nhà máy sau khi được đào tạo có thể vận hành được hệ thống, không cần có chuyên môn về môi trường. Vì vậy tiết kiệm được chi phí thuê nhân công vận hành.

=> Chi phí vận hàng tháng khoảng: 19.588.000 VNĐ/tháng

Chi phí vận hành nước thải chăn nuôi công suất 200 m3/ngđ gần đạt cột B QCVN 62:2016/BTNMT vào khoảng: 381.311.000 VNĐ/năm

Trong đó bao gồm:
+ Chi phí điện, nước, hóa chất vận hành: 117.311.000 VNĐ/năm
+ Chi phí bổ sung vi sinh hàng năm: 120.000.000VNĐ/năm
+ Nhân công vận hành: Cần có kỹ sư chuyên về môi trường vận hành và theo dõi hệ thống xử lý. Chi phí thuê người vận hành hàng năm khoảng: 144.000.000 VNĐ/năm.
=> Chi phí vận hàng tháng khoảng: 31.776.000 VNĐ/tháng.

Ngoài ra, khi vận hành hệ thống không đạt quy chuẩn xả thải có thể bị phạt với mức chi phí: 420.000.000VNĐ/năm

Trong thời gian vận hành, vi sinh dễ bị sốc tải trọng khi lưu lượng và nồng độ nước thải bị biến động, cần phải điều chỉnh để vi sinh có thể thích nghi lại (7-10 ngày), trong trường hợp tệ thì phải nuôi cấy lại toàn bộ vi sinh (20-30 ngày để vi sinh có thể phát triển ổn định trở lại).

9​

Chi phí vận hành nước thải chăn nuôi phương án tái sử dụng lại

Chi phí vận hành nước thải chăn nuôi công suất 200m3/ngày đêm để tái sử dụng cho các mục đích khác như vệ sinh chuồng và tưới cây vào khoảng 471.434.000VNĐ/năm (chi phí vận hành pilot tại hồ lắng 2 Trại Heo Lộc Phát 3).

Nguồn nước sau xử lý dễ bị biến động nên khó có thể tuần hoàn để tái sử dụng cho các mục đích khác như vệ sinh chuồng trại.

Quý khách hàng đang quan tâm hay đang cần 1 công nghệ xử lý nước tiên tiến Tiết kiệm chi phí vận hành - Hiệu quả - Giảm chi phí đầu tư cho dự án của mình. Quý khách hàng liên hệ với bên em qua CÔNG TY MÔI TRƯỜNG TẦM NHÌN XANH (GREE)

 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top