Hỏi đáp về liên danh đấu thầu

  • Khởi xướng mrchinhsach
  • Ngày gửi
M

mrchinhsach

Guest
Hỏi: Xin cho biết thế nào là Nhà thầu liên danh? Gọi là Thỏa thuận liên danh hay Hợp đồng liên danh ? Như thế nào được coi là hợp lệ? Bên mời thầu cho rằng thỏa thuận liên danh của Công ty chúng tôi với một đơn vị khác vi phạm điều kiện tiên quyết có đúng không?


Trả lời:

- Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu, nhà thầu tham gia đấu thầu độc lập hoặc cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu được gọi là nhà thầu liên danh. Gọi là Thỏa thuận liên danh hay Hợp đồng liên danh đều phù hợp vì bản chất nó là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên khi dự thầu dưới một danh nghĩa chung.
- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng thì một thoả thuận liên danh được coi là hợp lệ khi nội dung của thỏa thuận phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có). Tuy nhiên, mục đích chung của việc phân chia là phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường....khi thực hiện gói thầu.
- Việc xem xét thỏa thuận liên danh có vi phạm các điều kiện tiên quyết của gói thầu hay không cần được đối chiếu với các quy định cụ thể về điều kiện tiên quyết nêu trong hồ sơ mời thầu.
 

minhj

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
25/1/08
Bài viết
33
Điểm thành tích
8
Tuổi
46
Hỏi: Xin cho biết thế nào là Nhà thầu liên danh? Gọi là Thỏa thuận liên danh hay Hợp đồng liên danh ? Như thế nào được coi là hợp lệ? Bên mời thầu cho rằng thỏa thuận liên danh của Công ty chúng tôi với một đơn vị khác vi phạm điều kiện tiên quyết có đúng không?


Trả lời:

- Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu, nhà thầu tham gia đấu thầu độc lập hoặc cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu được gọi là nhà thầu liên danh. Gọi là Thỏa thuận liên danh hay Hợp đồng liên danh đều phù hợp vì bản chất nó là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên khi dự thầu dưới một danh nghĩa chung.
- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng thì một thoả thuận liên danh được coi là hợp lệ khi nội dung của thỏa thuận phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có). Tuy nhiên, mục đích chung của việc phân chia là phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường....khi thực hiện gói thầu.
- Việc xem xét thỏa thuận liên danh có vi phạm các điều kiện tiên quyết của gói thầu hay không cần được đối chiếu với các quy định cụ thể về điều kiện tiên quyết nêu trong hồ sơ mời thầu.

Tôi nghĩ đơn giản cho dễ hiểu..???
Thỏa thuận liên danh: trước khi ký kết HD với chủ đầu tư
Hợp đồng liên danh: sau khi ký kết HD với chủ đầu tư
 

thienhaopm

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
6/6/08
Bài viết
152
Điểm thành tích
28
Điểm a, khoản 1, điều 18 nghị định 58/2008/ND-CP:
- Tính hợp lệ của thoả thuận liên danh. Trong thoả thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có);
Điểm b, khoản 1, điều 15 nghị định 58/2008/ND-CP:
Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; trong đó phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) làm căn cứ để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:
- Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
- Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu;
- Nhà thầu không bảo đảm điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng;
- Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
- Đơn dự thầu không hợp lệ;
- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
- Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu;
- Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.
Nhà thầu vi phạm chỉ một trong số các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.
 
Last edited by a moderator:
V

vananh2008

Guest
xin cho em hởi ah! Trong trường hợp hồ sơ dự thầu liên danh thì Đơn vị đứng đầu liên danh có phải bắt buộc ký vào toàn bộ năng lực của các đơn vị liên danh không ah? Có nghãi là trên phần năng lực hành chính của mỗi bên liên danh sẽ có hai chữ ký của Đại diện liên danh và của Đơn vị liên danh đó?
 

ThuongDK

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
1/10/08
Bài viết
207
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
By vananh2008:xin cho em hởi ah! Trong trường hợp hồ sơ dự thầu liên danh thì Đơn vị đứng đầu liên danh có phải bắt buộc ký vào toàn bộ năng lực của các đơn vị liên danh không ah? Có nghãi là trên phần năng lực hành chính của mỗi bên liên danh sẽ có hai chữ ký của Đại diện liên danh và của Đơn vị liên danh đó?
Vân Anh thân mến: Các chữ ký trong phần pháp lý và năng lực thì của nhà thầu nào nhà thầu ấy ký bạn ạ. Nhà thầu đứng đầu liên danh chỉ thay mặt liên danh các giấy tờ chính sau:
-Dự toán dự thầu + thư giảm giá nếu có
-Giải pháp, biện pháp thi công
- Đơn dự thầu
-Một số giấy tờ liên quan khác...
Thân
 
V

vananh2008

Guest
Các bạn ơi! Trong trường hợp Giám đốc uỷ quyền cho pHó giám đốc ký hồ sơ dự thầu thì bên chữ ký của Phó giám đốc có cần đóng dấu công ty hay không? Dấu công ty cũng được đóng vào chữ ký của Giám đốc???
 

thuybuithanh

Thành viên mới
Tham gia
27/5/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
cho em hỏi là khi tham gia đấu thầu thì nhà thầu liên danh cần đảm bảo những yêu cầu gì khác so với nhà thầu độc lập ạ?
 
N

Naduong

Guest
cho em hỏi là khi tham gia đấu thầu thì nhà thầu liên danh cần đảm bảo những yêu cầu gì khác so với nhà thầu độc lập ạ?
Bạn cần hỏi cụ thể hơn một chút nữa về vấn đề mà bạn thắc mắc. Nhưng nhìn chung tất cả các yêu cầu của nhà thầu độc lập đều là yêu cầu của nhà thầu liên danh trừ vấn đề yêu cầu về tài chính và kinh nghiệm
 
M

minhtuong

Guest
cho em hỏi là khi tham gia đấu thầu thì nhà thầu liên danh cần đảm bảo những yêu cầu gì khác so với nhà thầu độc lập ạ?

Nhà thầu LD (các thành viên liên danh gộp lại) cần đảm bảo tất cả các yếu tố cần có của một nhà thầu độc lập để đủ đáp ứng yêu cầu của HSMT.
Mỗi thành viên LD cần bảo đảm tư cách hợp lệ theo điều 7 Luật đấu thầu.
Vấn đề khác biệt theo mình phần lớn ở chỗ tính hợp lệ của liên danh bao gồm cả thỏa thuận liên danh và phân chia công việc cho phù hợp với năng lực của thành viên liên danh và yêu cầu của HSMT,...
Do vậy, mình cho rằng trong đấu thầu, vấn đề liên danh là con dao hai lưỡi, nếu việc liên danh không phù hợp, thì không những nhà thầu LD không mạnh hơn, mà còn yếu hơn nhà thầu độc lập, thậm chí bị loại.
 

thanhcongctyta

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/4/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
6
Tuổi
41
Các bạn ơi! Trong trường hợp Giám đốc uỷ quyền cho pHó giám đốc ký hồ sơ dự thầu thì bên chữ ký của Phó giám đốc có cần đóng dấu công ty hay không? Dấu công ty cũng được đóng vào chữ ký của Giám đốc???

Trong giấy Ủy quyền thì khỏi cần đóng dấu cty lên trên chữ ký PGD
 

nmlctrl

Thành viên có triển vọng
Tham gia
22/9/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Hỏi đáp về thỏa thuận liên danh đấu thầu

Hi các Bác,

Các bác cho em hỏi, Cty em có tham dự đấu thầu quốc tế cho gói thầu trong nước. Em có thực hiện liên danh với 01 Cty nước ngoài, nhưng không có bản thỏa thuận liên danh mà chỉ có bản thỏa thuận hợp tác (MOA) do bên đối tác chỉ ký văn bản này. Trường hợp này có được coi là hợp lệ hay không? Rất mong nhận được sự chỉ giáo.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
MOA có thay thỏa thuận liên danh đấu thầu được không?

Hi các Bác,

Các bác cho em hỏi, Cty em có tham dự đấu thầu quốc tế cho gói thầu trong nước. Em có thực hiện liên danh với 01 Cty nước ngoài, nhưng không có bản thỏa thuận liên danh mà chỉ có bản thỏa thuận hợp tác (MOA) do bên đối tác chỉ ký văn bản này. Trường hợp này có được coi là hợp lệ hay không? Rất mong nhận được sự chỉ giáo.

Em hãy xem trong NĐ58 để biết trong thỏa thuận liên danh cần thỏa thuận những nội dung nào. Nếu MOA mà em có đã thỏa mãn những đòi hỏi của thỏa thuận liên danh theo NĐ58 thì nội dung là ổn nhưng theo tôi em không nên nói đó là "Thỏa thuận hợp tác" mà chuyển sang thành "Thỏa thuận liên danh" vì em dự thầu quốc tế tại Việt Nam.
 
W

weblight

Guest
Trong giấy Ủy quyền thì khỏi cần đóng dấu cty lên trên chữ ký PGD
- Về mặt nguyên tắc văn bản hành chính, trong một văn bản (hoặc 1 hồ sơ) chỉ có 1 chữ ký được đóng dấu mà thôi. Vì vậy, trong văn bản uỷ quyền chỉ đóng dấu trên chữ ký của người ủy quyền.
- Cũng có trường hợp phó giám đốc cty được giao nhiệm vụ ký hồ sơ dự thâu vả các văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu (phụ trách đấu thầu), trong trường hợp này chỉ cần chứng thực văn bản chứng minh (theo yêu cầu của HSMT).
 
L

levinhxd

Guest
Hi các Bác,

Các bác cho em hỏi, Cty em có tham dự đấu thầu quốc tế cho gói thầu trong nước. Em có thực hiện liên danh với 01 Cty nước ngoài, nhưng không có bản thỏa thuận liên danh mà chỉ có bản thỏa thuận hợp tác (MOA) do bên đối tác chỉ ký văn bản này. Trường hợp này có được coi là hợp lệ hay không? Rất mong nhận được sự chỉ giáo.

Mình xin đóng góp 1 chút xíu ý kiến như sau:
Về Liên danh:
- Mục đích của Liên Danh dự thầu thường là để đáp ứng năng lực trong yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, năng lực này có thể là Tài chính, Kinh nghiệm, Máy móc, nhân lực vv....
- Hồ sơ mời thầu thường sẽ quy định là "Liên danh dự thầu (nếu có)", Như vậy trong Thoả thuận nên có thêm từ "Liên danh'' để đảm bảo đúng theo hồ sơ yêu cầu!
Như vậy việc có một Thoả Thuận Hợp tác (MOA) sẽ đáp ứng đủ điều kiện liên danh dự thầu nếu nội dung của Thoả thuận đó nhằm mục đích dự thầu gói thầu nói trên. Cụ thể phải đáp ứng các yêu cầu cần thiết:
+ Nêu mục đích liên danh (Dự thầu ....)
+ Tên liên danh, cử Đại diện liên danh, con dấu liên danh, tài khoản liên danh vv...
+ Phân chia trách nhiệm, khối lượng mỗi bên mỗi bên liên danh
(Tham khảo điều 18- Nghị định 58/2008/NĐ-CP)
Tóm lại: Nên đặt tên là "Thoả thuận liên danh" thì mới hợp lý, hợp pháp!

Ngoài ra, với một nhà thầu nước ngoài cần chú ý một số điểm sau:
Điều 3 QĐ 87/2004/QĐ - TTg nói:
Điều 3. Nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài
1. Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động tại Việt Nam sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép thầu.
2. Hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
 

nmlctrl

Thành viên có triển vọng
Tham gia
22/9/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Cảm ơn các bác,

Bác Vinh cho hỏi cái điều 3 của QD87 về nhà thầu nước ngoài thì có áp dụng cho Liên danh mà trong đó thành viên đứng đầu liên danh là trong nước (cung cấp hơn 60% tổng giá trị) và thành viên còn lại liên danh là 01 Công ty nước ngoài?
 

minhha.ctm

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
11/2/08
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuổi
66
Nhà thầu Liên danh

Tôi đang làm Thỏa thuận Liên danh, trong đó có phần trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu liên danh. Bạn nào biết giúp tôi với. Tôi có tham khảo một hợp đồng Liên danh có nói về điều này nhưng tôi thấy không đúng lắm: " Người đứng đầu Liên danh chịu trách nhiệm tổ chức trong Liên danh để thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ của gói thầu. Trường hợp một trong những thành viên tronng Liên danh thi công không đảm bảo tiến độ chất lượng, người đứng đầu Liên danh có quyền báo cáo được Chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản sẽ điều chuyển phương tiện, thiết bị, nhân lực, tiền vốn trong Liên danh để thi công đảm bảo tiến độ yêu cầu". Như thế này thì người đứng đầu Liên danh có quá quyển không?
Xin cảm ơn!
 

nmlctrl

Thành viên có triển vọng
Tham gia
22/9/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Mình có ý kiến như thế này:

Liên danh là hợp tác với nhau trong tổng thể phạm vi công việc của gói thầu (hay cụ thể gì đó). Một thành viên không đủ khả năng thực hiện tất cả các hạng mục của gói thầu nên phải hợp tác với đơn vị khác để thực hiện phần công việc mình không đủ khả năng. Người đứng đầu liên danh, tùy theo yêu cầu thường là người cầm trịch, thực hiện được phần lớn các hạng mục công việc và có quyền điều phối, tổ chức, giám sát, đôn đốc các thành viên khác thực hiện đúng yêu cầu và tiến độ (chịu trách nhiệm chính trước chủ đầu tư). Chuyện điều phối, huy động nguồn lực của các thành viên khác như bạn hỏi chủ yếu là do thỏa thuận với nhau trong liên danh. Nhưng thông thường phạm vi, khối lượng và giá trị của từng thành viên trong liên danh đã được thể hiện rõ ràng trong bảng dữ liệu và thỏa thuận liên danh nên của thành viên nào thành viên đó thực hiện (kể cả tài chính, triển khai thi công và xuất hóa đơn), nếu có việc huy động lẫn nhau thì các bên tự thỏa thuận và báo cáo chủ đầu tư (nếu chưa có thỏa thuận từ trước)
 

deathofwar

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/8/08
Bài viết
140
Điểm thành tích
28
Ý kiến của em!

Liên danh là tập hợp của nhiều nhà thầu mà trong đó từng nhà thầu riêng lẻ sẽ không thực hiện được.
Khi tiến hành tham gia đấu thầu 1 dự án jay 1 gói thầu nào đó, các nhà thầu này sẽ ký "Thỏa thuận Liên danh"( ở đây em chú ý với các bác là: Liên danh# Liên doanh), trong đó quy định rõ thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với c.việc thuộc dự an hay gói thầu đó.
Mẫu Thỏa thuận liên danh được quy định trong thông tư số 01/2010/TT-BKH ngày 06/01/2010(có hiệu lực từ ngày 01/03/2010), thay thê cho quyết định số 731/2008/QĐ-BKH(10/06/2008)

 

File đính kèm

  • Thong tu 01-2010-QD-BKH qd chi tiet lap HSMT xay lap-PHAN MAU HSMT.doc
    759,5 KB · Đọc: 244
Last edited by a moderator:

sh123456

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
17/9/08
Bài viết
36
Điểm thành tích
8
Tuổi
44
Tôi đang làm Thỏa thuận Liên danh, trong đó có phần trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu liên danh. Bạn nào biết giúp tôi với. Tôi có tham khảo một hợp đồng Liên danh có nói về điều này nhưng tôi thấy không đúng lắm: " Người đứng đầu Liên danh chịu trách nhiệm tổ chức trong Liên danh để thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ của gói thầu. Trường hợp một trong những thành viên tronng Liên danh thi công không đảm bảo tiến độ chất lượng, người đứng đầu Liên danh có quyền báo cáo được Chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản sẽ điều chuyển phương tiện, thiết bị, nhân lực, tiền vốn trong Liên danh để thi công đảm bảo tiến độ yêu cầu". Như thế này thì người đứng đầu Liên danh có quá quyển không?
Xin cảm ơn!

Thực chất, người đứng đầu Liên danh chẳng qua là người đại diện cho Liên danh trong quá trình đấu thầu để đảm bảo giảm thiểu đi những thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí đấu thầu, đồng thời tạo sự nhất quán cho các thành viên trong Liên danh. Sau khi trúng thầu, các thành viên trong liên danh đều là các nhà thầu độc lập, có quyền hạn và trách nhiệm ngang nhau trong việc thực hiện Hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư. Tuy nhiên, pháp luật không cấm việc các thành viên hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện Hợp đồng của mỗi bên nhằm đảm bảo thực hiện Gói thầu một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, trong thỏa thuận hoặc Hợp đồng Liên danh vẫn có thể cho điều khoản hỗ trợ qua lại giữa các bên về tài chính, thiết bị, nhân lực... vào. Bạn nên lưu ý, khi đã trúng thầu thì sẽ không còn người đứng đầu liên danh nữa mà các thành viên là các chủ thể độc lập, có quyền tự quyết như nhau.
 

deathofwar

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/8/08
Bài viết
140
Điểm thành tích
28
Thực chất, người đứng đầu Liên danh chẳng qua là người đại diện cho Liên danh trong quá trình đấu thầu để đảm bảo giảm thiểu đi những thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí đấu thầu, đồng thời tạo sự nhất quán cho các thành viên trong Liên danh. Sau khi trúng thầu, các thành viên trong liên danh đều là các nhà thầu độc lập, có quyền hạn và trách nhiệm ngang nhau trong việc thực hiện Hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư. Tuy nhiên, pháp luật không cấm việc các thành viên hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện Hợp đồng của mỗi bên nhằm đảm bảo thực hiện Gói thầu một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, trong thỏa thuận hoặc Hợp đồng Liên danh vẫn có thể cho điều khoản hỗ trợ qua lại giữa các bên về tài chính, thiết bị, nhân lực... vào. Bạn nên lưu ý, khi đã trúng thầu thì sẽ không còn người đứng đầu liên danh nữa mà các thành viên là các chủ thể độc lập, có quyền tự quyết như nhau.
Tôi không đồng ý với ý kiến của bác "khi đã trúng thầu thì sẽ không còn người đứng đầu liên danh nữa mà các thành viên là các chủ thể độc lập, có quyền tự quyết như nhau."
Thứ nhất, khi đã trúng thầu, không có nghĩa là dự án hay gói thầu đó kết thúc, phải tiến hành thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng, nếu không có người đứng đầu liên danh thì chẳng lẻ Bên mời thầu sẽ ký HĐ với tất cả các thành viên trong liên danh?????, thành ra chia nhỏ gói thầu:-w
Thứ hai, trong văn bản Thỏa thuận liên danh, người được ủy quyền là người đứng đầu sẽ đứng ra ký các văn bản của các vấn đề khác có liên quan khác đến khi kết thúc dự án hay gói thầu, bàn giao và đưa vào sử dụng.
Đó là ý kiến của tôi, bác xem thế nào:confused:
 
Last edited by a moderator:

Top