Ở đây cũng thấy bất cập trong các định mức kinh tế dự toán, như cự ly 500m và cự ly 501m chỉ khác nhau 1m mà định mức lại khác nhau, hay vận chuyển 501m định mức cũng như vận chuyển 699m.
Theo mình cái này nên quy định định mức chính xác cho từng cự ly, và khi thực tế khác với cự ly trong định mức thì tính nội suy sẽ chính xác hơn. Nhưng đó chỉ là ý kiến của mình, còn bây giờ vẫn áp dụng theo quy định trong định mức thôi.
Định mức chỉ cần thêm 1 câu quy định: được làm tròn đến ? là chúng ta phải nội suy ngay. Hiện tại thì không phải nội suy nhỉ. Ví dụ: 360 cho làm tròn 400 m, thì có nghĩa là làm tròn đến hàng trăm m.:">. Như Hiện tại tôi nghĩ có thể không phải nghiệm thu (thấy hơi vô lý) vì 699 vẫn lấy giống định mức 501 (áp dùng <=700 m).
Cũng thấy điểm bất hợp lý cùng thảo luận với các bạn, như sau:
Xét vận chuyển của ô tô 5 Tấn (mã AB.4131).
700 m --> 0,952 ca.
1000 m ---> 1,111 ca.
Thử nôi suy với 2000 m (2km) từ 2 số liệu trên được: 1,641, có nghĩa là ở cây thư 2 mất = 1,641-1,111=0,530 =(A).
So sánh với các mã của loại ô tô này định mức cho 01 km:
Mã AB.4211 = 0,660 (B) >>0,53 (1km với cự lý <=2km)
Mã AB.4221 = 0,53 (C) =0,53 (1km với cự lý <=4km).
Đúng ra là định mức: A>B>C thì mới hợp lý.
Nhận xét: về mặt lôgic hình thức ta hơi thấy vô lý.
Vì cự ly càng xa định mức cho 1 đơn vị chiều dài (km hoặc m) càng lớn.
Nguyên nhân là do, quá trình khởi động máy, tăng tốc, giảm tốc khi vận chuyển. Ô tô vận chuyển chỉ đạt hiệu suất làm việc lớn nhất hao phí ít nhất ở quãng giữa ví dụ đoạn đường 10 km thì quãng 3 km ở giữa chạy với hao phí ít nhất: mã AB.4241: 0,272/km.
Các bạn thử lấy mấy dụ tương tự khác thảo luận cho sôi nổi.
Thêm nữa, nếu ta vận chuyển với cự ly: 7,65 km. vẫn tính hao phí định mức với chiều dài 0,65 km với mã AB.4241=0,65*0,272 mà cự ly 400 m, không nội suy định mức giữa 300m và 500 m, thì kể cũng thấy sao sao các bạn nhỉ.
Không biết bác nào hay lập dự toán có nội suy với cự ly 400m không nhỉ?