hỏi về các bước thiết kế

lethu89

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
25/3/11
Bài viết
19
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
em có 1 câu hỏi ngớ ngẩn muốn hỏi các bác, nhưng thực sự em không biết nên mong các bác giải đáp giùm: tại sao phải chia ra nhiều bước thiết kế để làm gì? vai trò của mỗi bước thiết kế là gì?
cảm ơn các bác đã đọc!
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng để trả lời cặn kẽ thì hơi khó đấy! sơ bộ mình góp ý như sau:
1.Có thể bạn nên nghiên cứu Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng thì sẽ rõ hơn (tính đến thời điểm hiện tại mình vẫn chưa thấy văn bản nào bãi bỏ nghị định này).
2.Về cơ bản căn cứ vào quy mô, tính chất, loại, cấp công trình thì Chính phủ; Người quyết định đầu tư yêu cầu thiết kế theo 1 hay nhiều bước thiết kế. Vai trò của các bước được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn áp dụng. mỗi bước mang chức năng, nhiệm vụ riêng từ sơ bộ rồi đến chi tiết, cụ thể đảm bảo mang tính hiệu quả khi thực hiện.
3. Với một dự án có tính chất phức tạp, quy mô lớn.... thông thường chia thành 3 bước
- Thiết kế cơ sở: đánh giá sơ bộ, khái toán tổng mức đầu tư
- Thiết kế kỹ thuật: cụ thể hợn bước thiết kế cơ sở, đưa ra được tổng dự toán
- Thiết kế bản vẽ thi công: Chi tiết để thực hiện được công việc, dự toán chi tiết cho từng hạng mục, công việc thực hiện.
4. Đối với dự án < 15 tỷ đồng chỉ cần lập BCKTKT: 1 bước là thiết kế bản vẽ thi công
5. Bạn nên nghiên cứu thêm nhé!
 

caydanden1985

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/1/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Ban cứ nghiên cứu kỹ Nghị định 12/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng CT là rõ ........... Không phải nói nhiều
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
em có 1 câu hỏi ngớ ngẩn muốn hỏi các bác, nhưng thực sự em không biết nên mong các bác giải đáp giùm: tại sao phải chia ra nhiều bước thiết kế để làm gì? vai trò của mỗi bước thiết kế là gì?
cảm ơn các bác đã đọc!
Theo tôi thì có thể hiểu đơn giản như thế này.

1. Ví dụ cụ thể:

a) Gia đình nhà bạn cần đi mua hộp giấy ăn, thôi thì đưa cho thằng con ít tiền, bảo ra cửa hàng mua về dùng. Giá trị hộp giấy ăn 15K, nó có mua nhầm loại không phù hợp thì trả lại, nếu chủ quán không đồng ý thì bỏ đi, mua hộp khác (tất nhiên vẫn mắng cho thằng con một trận ra trò).

b) Gia đình bạn cần mua/đầu tư một chiếc máy giặt. Giá là 8 triệu VNĐ. Bạn bảo vợ ra cửa hàng điện tử chọn, rồi mua cái về dùng. Mua hàng dùng ngon với giá hợp lý thì ổn, vợ chồng tấm tắc gật đầu khen ... hay. Nếu mua loại không tốt thì cũng "mặt nặng nhẹ" với vợ một chút, không thì đổi lại, hoặc thậm chí... mua thêm cái nữa.

c) Gia đình bạn đầu tư một chiếc xe con hạng sang. Giá là 3,6 tỷ VNĐ, tôi đố bạn cử thằng ku con hay vợ tự đi mua đấy? Bạn phải hỏi thông tin về xe, tham khảo mấy ông bạn có chuyên môn, rồi cất nhắc tới việc tài chính xem có cần phải điều chỉnh giá xe hay không? Nói chung, phải nghĩ khá kỹ, vân vân và vân vân....

2. Dự án đầu tư xây dựng công trình cũng vậy.

a) Với dự án nhỏ, đơn giản, không cần phải chia làm nhiều bước thiết kế làm gì vì:

- Sai sót về hiệu quả, mức độ đầu tư trong việc lựa chọn và quyết định đầu tư là không nhiều.

- Chia làm nhiều bước thiết kế sẽ phát sinh thủ tục pháp lý, gây lãng phí về tài nguyên: nhân sự, kinh tế v.v...

- Chia làm nhiều bước thiết kế sẽ làm kéo dài thời gian đầu tư do dự án phải qua nhiều giai đoạn.

b) Với dự án lớn, phải chia thành nhiều bước thiết kế:

- Sai sót về hiệu quả, mức độ đầu tư trong việc lựa chọn và quyết định đầu tư là lớn bởi nó là tổng hợp của nhiều nguồn tài nguyên với khối lượng lớn.

- Chia làm nhiều bước thiết kế để bước trước làm cơ sở cho bước sau, bước sau sẽ kiểm chứng, đánh giá và điểu chỉnh các sai sót nếu có của bước trước để đầu tư được diễn ra hiệu quả nhất.

- Thời gian thực hiện đầu tư phải kéo dài hơn, do khối lượng công việc nhiều hơn và gắn với trách nhiệm của nhiều bên có liên quan trong việc thực hiện dự án. Nên cần phải có các bước thiết kế để cân nhắc đến hiệu quả đầu tư, trong đó là hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường là quan trọng nhất. Có những dự án, sau bước lập dự án đầu tư không thể phê duyệt vì không khả thi, có những dự án thì sau khi phê duyệt rồi cũng cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp vì ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Vân vân và vân vân....

Diễn giải thì nhiều, chắc kết luận lại: Quy mô đầu tư càng lớn thì càng phải cân nhắc kỹ, và do đó có nhiều bước thiết kế hơn.
 

glssstn

Thành viên có triển vọng
Tham gia
11/1/10
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Cho bác cho em hỏi chút nhé!
Hiện nay bên em đang là chủ đầu tư 01 dự án, một số bước đã thực hiện xong , em chỉ gặp chút khó khăn trong việc tư vấn. Xin cao kiến các cụ.
- Cty em đang giao cho tư vấn lập dự án và thiết kế cơ sở. Tuy nhiên bên tư vấn đang đề nghị ký hợp đồng lập dự án thiết kế cơ sở và Thiết kế kỹ thuật thi công luôn (tức là cả 2 bước vào 1 hợp đồng). Em chưa tìm hiểu được là như vậy có được không vì trước giờ em chưa làm thế bao giờ vì phải có kết quả phê duyệt của bước TKCS thì mới có căn cứ làm tiếp bước sau. Các cụ có kinh nghiệm giúp em với.
 

ngamngui

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
15/11/10
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Tuổi
58
Cho bác cho em hỏi chút nhé!
Hiện nay bên em đang là chủ đầu tư 01 dự án, một số bước đã thực hiện xong , em chỉ gặp chút khó khăn trong việc tư vấn. Xin cao kiến các cụ.
- Cty em đang giao cho tư vấn lập dự án và thiết kế cơ sở. Tuy nhiên bên tư vấn đang đề nghị ký hợp đồng lập dự án thiết kế cơ sở và Thiết kế kỹ thuật thi công luôn (tức là cả 2 bước vào 1 hợp đồng). Em chưa tìm hiểu được là như vậy có được không vì trước giờ em chưa làm thế bao giờ vì phải có kết quả phê duyệt của bước TKCS thì mới có căn cứ làm tiếp bước sau. Các cụ có kinh nghiệm giúp em với.
Thiết kế cơ sở là một phần trong việc lập dự án đầu tư, cho nên không phải là ký hợp đồng thực hiện việc lập thiết kế cơ sở mà là ký hợp đồng lập dự án đầu tư và thiết kế bản vẽ thi công (nếu là thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công (nếu là thiết kế 3 bước).

Thông thường đơn vị tư vấn mong muốn ký hợp đồng kết hợp 2 phần việc là vì 2 nguyên nhân:
1- Giữ việc
2- Khoán cho bộ phận thiết kế bản vẽ thi công, sau đó chọn một số bản vẽ phù hợp sử dụng làm thiết kế cơ sở cho vào dự án đầu tư (tiết kiệm chi phí).
Về phía chủ đầu tư, ký một hợp đồng hai phần việc trên không có gì trở ngại nếu dự án đầu tư được duyệt.
Nhưng gặp trường hợp dự án đầu tư không được duyệt, đã ký hợp đồng thì phải thanh toán theo hợp đồng, thì việc thanh toán chi phí lập thiết kế bản vẽ thi công là không phù hợp.
 
C

chuotdong

Guest
Về phía chủ đầu tư, ký một hợp đồng hai phần việc trên không có gì trở ngại nếu dự án đầu tư được duyệt.
Nhưng gặp trường hợp dự án đầu tư không được duyệt, đã ký hợp đồng thì phải thanh toán theo hợp đồng, thì việc thanh toán chi phí lập thiết kế bản vẽ thi công là không phù hợp.

Tôi thấy không trở ngại gì, cũng không ngại việc thiết kế không được duyệt, khi dự án được duyệt rồi thì CĐT sẽ thành toán phần chi phí lập dự án thôi. Được duyệt hồ sơ đến đâu thì thanh toán đến đó kể cả dự án sau đó không thực hiện thì CĐT vẫn phải thanh toán chi phí lập dự án đã được duytệ.
Việc ký hợp đồng tách biệt giữa dự án và thiết kế bây giờ hay làm vì logic hơn, ký 2 lần cũng không mất thời gian vì form mẫu có sẵn hết rồi
 

thongktnl

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
30/6/08
Bài viết
344
Điểm thành tích
43
Theo mình việc này hoàn toàn có thể. Nhà thầu tư vấn nào cũng muốn mình thực hiện hết các bước thiết kế để có việc mà làm, còn ký hợp đồng hay không là quyền chủ đầu tư. Tất nhiên nội dung công việc thiết kế vẫn phải diễn ra tuần tự, lập DA ĐT, thẩm tra, phê duyệt xong rồi mới thực hiện các bước tiếp theo.
(Bác không thấy gói thầu chìa khóa trao tay, khi ký hợp đồng thì làm 1 lèo từ lập DA, TKKT (BVTC), xâp lắp và cung cấp vật tư thiết bị luôn à)
 
G

giakhanh206

Guest
Không nên gộp chung TKBVTC vào hợp đồng lập dự án đầu tư, cần phải tách bạch ra, việc gì mà phải theo ý tư vấn để mang mệt vào người
 

ngamngui

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
15/11/10
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Tuổi
58
Tôi thấy không trở ngại gì, cũng không ngại việc thiết kế không được duyệt, khi dự án được duyệt rồi thì CĐT sẽ thành toán phần chi phí lập dự án thôi. Được duyệt hồ sơ đến đâu thì thanh toán đến đó kể cả dự án sau đó không thực hiện thì CĐT vẫn phải thanh toán chi phí lập dự án đã được duytệ.
Việc ký hợp đồng tách biệt giữa dự án và thiết kế bây giờ hay làm vì logic hơn, ký 2 lần cũng không mất thời gian vì form mẫu có sẵn hết rồi

Không việc gì xảy ra thì tưởng chừng như không có gì khi ký hợp đồng gộp công việc như thế.
Nhưng tình huống xảy ra: Dự án đầu tư không được phê duyệt.
Chủ đầu tư đã ký hợp đồng phần việc tiếp theo: thiết kế bản vẽ thi công. Đã có hợp đồng thì phải thanh toán theo hợp đồng.
Theo trình tự: Dự án đầu tư được phê duyệt (trong đó có phần thiết kế cơ sở) thì bước tiếp theo sẽ triển khai thiết kế bản vẽ thi công.
Thế thì, Dự án đầu tư không được phê duyệt, tại sao triển khai lập thiết kế bản vẽ thi công để dẫn đến không sử dụng và vẫn phải thanh toán chi phí.
Kết quả: xuất toán.
 

Conbaoso1

Thành viên mới
Tham gia
5/6/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Không nên gộp thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công vào làm một vì:Theo nghị định 12CP những công trình trên 15 tỷ mới phải lập dự án .Mà nếu chưa biết được tổng mức đầu tư là bao nhiêu mà đã ký thiết kế 2 bước là không hợp lý. Mà nếu có ký hợp đồng như vậy vẫn phải thực hiện gần như đầy đủ các bước như ký theo giai đoạn riêng biệt.
 
C

chuotdong

Guest
Theo trình tự: Dự án đầu tư được phê duyệt (trong đó có phần thiết kế cơ sở) thì bước tiếp theo sẽ triển khai thiết kế bản vẽ thi công.
Thế thì, Dự án đầu tư không được phê duyệt, tại sao triển khai lập thiết kế bản vẽ thi công để dẫn đến không sử dụng và vẫn phải thanh toán chi phí.
Kết quả: xuất toán.
Dự án đã không được duyệt thì CĐT làm sao dám triển khai lập Thiết kế BVTC.
Còn việc ký 1 Hợp đồng cho tư vấn không liên quan đến việc trên, hai chuyện khác nhau. Còn nếu CĐT bị như thế là do nội dung trong Hợp đồng của Chủ đầu tư không chặt chẽ
 
C

chuotdong

Guest
Chìa khóa trao tay, khi ký hợp đồng thì làm 1 lèo từ lập DA, TKKT (BVTC), xâp lắp và cung cấp vật tư thiết bị luôn à
Không phải công việc gì cũng làm chìa khoá trao tay đều có lợi cho Chủ đầu tư, nhiều khi còn bị tốn kém rất nhiều so với làm từng bước.
 

tvgtyb08

Thành viên có triển vọng
Tham gia
27/10/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Các anh cho em hỏi, em đang lập dự án công trình giao thông, làm bước thiết kế cơ sở nhưng CĐT yêu cầu bọn em bản vẽ đầy đủ như thiết kế bản vẽ thi công. Như vậy đúng hay sai? Và cái đó quy định ở thông tư hay nghị định nào ko?
 

tvgtyb08

Thành viên có triển vọng
Tham gia
27/10/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Các anh cho em hỏi, em đang lập dự án công trình giao thông, làm bước thiết kế cơ sở nhưng CĐT yêu cầu bọn em bản vẽ đầy đủ như thiết kế bản vẽ thi công. Như vậy đúng hay sai? Và cái đó quy định ở thông tư hay nghị định nào ko?
Ah đây rồi, em tìm được rồi. Quy định ở điều 8-ND12
Điều 8. Nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
3. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
 

thongktnl

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
30/6/08
Bài viết
344
Điểm thành tích
43
Vấn đề là dự án của bạn thiết kế mấy bước. Nếu TK 1 bước thì làm luôn BVTC là đúng rồi. Còn nếu dự án thiết kế nhiều hơn 1 bước, thì ko có quy định nào bắt buộc TV phải thiết kế bản vẽ đầy đủ ở giai đoạn TKCS như là BVTC cả. Và bên bạn cũng nên thận trọng ko nên làm chi tiết làm gì, như bên mình đã có dự án, ở bước TKKT thì CĐT yêu cầu làm chi tiết như BVTC (họ nói rằng làm như vậy để tiến độ thi công được đáp ứng cho nhanh, chứ đợi triển khai và duyệt BVTC thì sợ chậm tiến độ), lúc đầu bên mình ko đồng ý, nhưng CĐT nói khó và bảo rằng hợp đồng đã ký với bên mình làm BVTC thì đằng nào mà bên mình chẳng làm, làm trước thì sau chỉ cần in lại và xuất là duyệt ok. Tuy nhiên khi duyệt xong TKKT thì bên CĐT đưa ra nhiều lý do bắt lỗi (như chậm tiến độ, chất lượng hồ sơ kém, nếu CĐT đã bắt thì thiếu gì lỗi) và yêu cầu thanh lý hợp đồng, ko cho làm BVTC. Đây cũng là 1 kinh nghiệm cho anh em làm tư vấn.
 

Top