Hỏi về công Văn 737/BXD-VP hướng dẫn đo bóc tiên lượng

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Các bác giúp em với.Em vừa download được công văn 737 về đo bóc khối lượng XDCT nhưng đọc một số chỗ thấy khó hiểu quá.Em xin trích

"3.3. Công tác bê tông:

- Khối lượng bê tông được đo bóc là toàn bộ kết cấu bê tông kể cả các phần nhô ra, không trừ các kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, dây buộc, các chi tiết tương tự và phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông và chỗ giao nhau được tính một lần."
Cho em hỏi khe co giãn va lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông ở đây là gì?và chỗ giao nhau được tính một lần như thế nào?
 

NPDL

Thành viên năng động
Tham gia
20/12/07
Bài viết
79
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
KHi đổ bê tông liền khối ( khối lớn ) bố trí khe co giản ( khe lún ); thì khối lượng toàn khối Vtk- Vkhe lún - V lổ rỗng= V
Chổ giao nhao được tính 1 lần: Vd GM 1 căn nhà có kích thước 4*5 GM 20x20 vậy Lgm = 1 cạnh lấy phủ bì giả sử cạnh 5 m cạnh còn lại có kích thước là : 4-0.2*0.2. Vậy L Gm = (5+(4-0.2*0.2))*2 Vậy vị trí giao nhau chỉ tính 1 lần là vị trí giao nhau của phần bê tông của 2 cạnh .
Khônng biết mình giải thích có khó hiểu không nữa, nếu không hiểu thì nói lại nhé:D
 

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Cảm ơn anh nhiều nhé.Nhưng trên vd của anh thì cạnh còn lại phải là 4-0.2*2 chứ?<br>Cho em hỏi thêm chỗ giao nhau giữa dầm và cột với sàn thì khối lượng bê tông được tính một lần như thế nào?<br>
 

nthuy

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/2/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Tuổi
47
Tôi cũng đang rất là không hiểu nhiều vấn đề trong việc đo bóc khối lượng (vì mới vào nghề mà!). Xin đưa ra một VD nhờ mọi người chỉ giúp nhé.
Đổ 200 tấm đan KT 1000x200x300mm. Vậy DT ván khuôn tính ntn?
- DT ván khuôn = 200 x DT 4 mặt bên.
- DT ván khuôn = 200 x (DT 4 mặt bên + DT mặt đáy)
- DT ván khuôn = DT cd(1000)x2x200 tấm + (200+1) tấm ngăn x DT 1 tấm(200x300)
- DT ván khuôn = DT 4 mặt bên của một số tấm nhất định ( VD 20 tấm) sau đó tính luân chuyển.
- Có được tính cả vật liệu để nẹp, cây chống, nêm, chèn VK ... vào chung trong DT VK không?
Trong định mức ván khuôn có tính đến việc luôn chuyển chưa (vì tối thấy KL sắt tính cho 100m2 VK là rất ít)
Xin mọi người cùng trao đổi nhé!
 

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Mình cũng đang tìm hiểu về đo bóc khối lượng.Để tính toán đúng khối lượng thì theo mình phải hiểu rõ công nghệ thi công.Trong vd của bạn thì DTVK=diện tích 4 mặt bên của 1 cấu kiện.Có khối lượng rồi bạn nhân với đơn giá là ra chi phí VL,NC,M.Còn DMDT để bạn lập đơn giá và chưa tính đền việc luân chuyển.
Đây là ý kiến của mình.Mong các bạn góp ý nhé.
 

NPDL

Thành viên năng động
Tham gia
20/12/07
Bài viết
79
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Tôi cũng đang rất là không hiểu nhiều vấn đề trong việc đo bóc khối lượng (vì mới vào nghề mà!). Xin đưa ra một VD nhờ mọi người chỉ giúp nhé.
Đổ 200 tấm đan KT 1000x200x300mm. Vậy DT ván khuôn tính ntn?
- DT ván khuôn = 200 x DT 4 mặt bên.
- DT ván khuôn = 200 x (DT 4 mặt bên + DT mặt đáy)
- DT ván khuôn = DT cd(1000)x2x200 tấm + (200+1) tấm ngăn x DT 1 tấm(200x300)
- DT ván khuôn = DT 4 mặt bên của một số tấm nhất định ( VD 20 tấm) sau đó tính luân chuyển.
- Có được tính cả vật liệu để nẹp, cây chống, nêm, chèn VK ... vào chung trong DT VK không?
Trong định mức ván khuôn có tính đến việc luôn chuyển chưa (vì tối thấy KL sắt tính cho 100m2 VK là rất ít)
Xin mọi người cùng trao đổi nhé!

Mình có 1 số ý kiến sau:
- thứ nhất: tấm dale của bạn khủng quá: mình nghĩ KT có thể là: 1000*300*20
- thứ hai: Nếu đúc sẵn ( mình nghĩ chắc chắn là đúc sẵn ) dùng mã AG.**** thì ván khuôn tính cho 4 mặt bên. mà đúc sẵn công tác ván khuôn thường dùng công tác ván khuôn thép định hình cho mấy bộ sau đó luân chuyển ( VD 5 bộ ván khuôn đúc cho 200 tấm=> số lần luân chuyển) . Vậy nên công tác lắp dwngj ván khuôn dùng Đơn giá TT.
 

luantdg

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/11/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
các bác cho em hỏi kết cấu kim loại dạng lập thể là gì vậy? Ống siêu âm và ống khoan lõi cọc khoan nhồi có phải trừ không?
 
Z

zozofanco

Guest
chào các bác e vừa mới lọ mọ bước vào học dự toán, đã tìm hiểu cách làm, chỉ khó khăn là đọc bản vẽ để ra khối lượng. Bác nào file mẫu nào về cách đo bóc từ bản vẽ cho e xin tham khảo với. E cảm ơn nhìu
 
L

levinhxd

Guest
chào các bác e vừa mới lọ mọ bước vào học dự toán, đã tìm hiểu cách làm, chỉ khó khăn là đọc bản vẽ để ra khối lượng. Bác nào file mẫu nào về cách đo bóc từ bản vẽ cho e xin tham khảo với. E cảm ơn nhìu

Bạn vào download các file dự toán mẫu và tham khảo nhé! Cứ nhớ một điều, với bóc tách không thuộc về hệ tư duy mà chỉ là: "rót mật vào chai, rót nhiều thì thành thạo" thôi :D!
Chúc bạn sớm giỏi việc bóc tách, lập dự toán!
 

luonggiavanhoc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
20/6/08
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Em thấy những góp ý của anh rất có ích đối với những sinh viên mới ra trường như bọn em. Chúc anh luôn mạnh khỏe và công tác tốt để chúng em có nhiều cơ hội được học hỏi anh.
 

nguyenhuutu81

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/7/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
ác bác giúp em với.Em vừa download được công văn 737 về đo bóc khối lượng XDCT nhưng đọc một số chỗ thấy khó hiểu quá.Em xin trích

Trích:
"3.3. Công tác bê tông:

- Khối lượng bê tông được đo bóc là toàn bộ kết cấu bê tông kể cả các phần nhô ra, không trừ các kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, dây buộc, các chi tiết tương tự và phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông và chỗ giao nhau được tính một lần."

Cho em hỏi khe co giãn va lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông ở đây là gì?và chỗ giao nhau được tính một lần như thế nào?

Mình xin có ý kiến thế này
Khe cõ giãn là khe giữa hai phần bê tông nhằm tránh hiện tượng khi bê tông co lại thì phần bê tông khác không bị nứt theo. Tùy theo diện tích bề mặt bê tông mà có thể chia thành các ô 3x3, 4x4.. tuy nhiên khe này chỉ rộng <=1cm
Chỗ giao nhau là chỗ giao của phần bê tông ở hai kếu cấu khác nhau. VD bê tông cột và dầm, dầm và sàn. Khi tính nếu tính 2 lần sẽ bị trùng lặp. Cần lưu ý rằng khi tính cần có quan điểm đúng chỗ đó thuộc phần kết cầu nào vì đơn giá và định mức của chúng là khác nhau
Lỗ rỗng nằm trong khối bê tông là khoảng trống trên trên mặt cắt. VD như ống thoát nước nằm trong cột. Nếu diện tích lỗ trống quá lớn khi tính bê tông phải trừ đi
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Theo mình, cách hiểu của bạn về khe co dãn và lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu là "tương đối chính xác" :D. Tuy nhiên, như bạn hiểu "chỗ giao nhau là chỗ giao của phần bê tông ở hai kếu cấu khác nhau" thì chưa chính xác lắm. Ta chỉ đơn giản là chỗ giao nhau thì kết cấu bê tông được tính 1 lần. Ví dụ: dầm giao sàn, dầm giao cột, dầm giao dầm. Phải thế không ạ?
 

nguyenhuutu81

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/7/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Thêm một ý kiến

Như mình đã nói ví dụ giao của phần bê tông ở hai kết cấu thì được tính một lần cho kết cấu mà nó tương ứng
VD khi tính bê tông dầm thì chiều cao dầm đến đáy sàn thì phù hợp với công nghệ và cách thức thi công hơn là tính đến mặt sàn
Trong XD có nhiều chỗ mà sự giao cát cũng rất rắc rối, Chẳng hạn như giao phần mặt cắt hình thang của hệ thống móng bè.
Cách tính và phương pháp tính cũng phù hợp với quan điểm của từng người. Tuy nhiên cần xem xét về mặt kinh tế hợp lý và chính xác
Cảm ơn...
 

Top