Hỏi về quy cách giữa bản sao và bản chụp

letuanktxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
22/2/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
Chào mọi người.
Cho tôi hỏi một tình huống thế này: Bản sao HSDT nhưng lại có dấu treo là dấu đỏ thì có chấp nhận hồ sơ đấy không.
Theo mình đây là trường hợp có thể loại ngay nhà thầu.
Rất mong được sự giúp đỡ của mọi người!
thanks!
 
V

vdbha

Guest
Hồ sơ dự thầu mà bạn đã nói là bản phô tô, chỉ có dấu treo thì không thể thay thế bản chính được. Chỉ khi hồ sơ dự thầu đó được cơ quan có thẩm quyền ký, đóng dấu sao bản chính( bạn xem thẩm quyền sao y bản chính trong nghị định 79/2207/NĐ - CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc , chứng thực bản sao từ bản chính), hoặc ký, sao y bản chính của cơ quan ban hành văn bản. Ví dụ hồ sơ dự thầu của bạn là của một công ty A. Thì giám đốc công ty A có thể ký và đóng dấu sao y bản chính.
 
T

td.bitexco

Guest
Bản sao HSDT

Chào mọi người.
Cho tôi hỏi một tình huống thế này: Bản sao HSDT nhưng lại có dấu treo là dấu đỏ thì có chấp nhận hồ sơ đấy không.
Theo mình đây là trường hợp có thể loại ngay nhà thầu.
Rất mong được sự giúp đỡ của mọi người!
thanks!

Để loại được HSDT hay không thì phải căn cứ vào quy định của HSDT : thế nào là bản chính và thế nào là bản sao (sao y bản chính). Trường hợp thông thường thì các HSDT ngoài bản chính (có ký tươi và đóng dấu đỏ) các bản sao (phô tô) thường được các nàh thầu tham gia dự thầu "cẩn thận" đóng dấu treo. Việc này theo tôi chả ảnh hưởng gì đến "tính pháp lý" của HSDT, vì đây chỉ là bản sao. Hơn nữa trong quy định của HSMT thông thường bào giờ cũng có câu : "Nếu có sai khác gì về nội dung giữa các bản HSDT thì lấy nội dung của bản gốc HSDT làm căn cứ đnáh giá, xem xét". Có lẽ bạn đã quá cẩn thận để loại HSDT của nhà thầu. Bạn tham khảo thêm một số các địnhu nghĩa liên quan về bản chính, bản sao...
1. "Bản thảo văn bản" là bản được viết hoặc đánh máy, hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức;
2. "Bản gốc văn bản" là bản thảo cuối cùng được người có thẩm quyền duyệt;
3. "Bản chính văn bản" là bản hoàn chỉnh về nội dung và thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành. Bản chính có thể được làm thành nhiều bản có giá trị như nhau;
4. "Bản sao y bản chính" là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính;
5. "Bản trích sao" là bản sao một phần nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản trích sao phải được thực hiện từ bản chính;
6. "Bản sao lục" là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định;
7. “Bản sao chụp” là bản sao nguyên bản nội dung, dấu và chữ ký của văn bản, được thực hiện bằng các loại máy có chức năng sao chụp (máy photocopy, máy in, máy fax, máy scan,...), không được thực hiện theo đúng thể thức quy định tại Điều 6 quy định này, chỉ có giá trị thông tin, tham khảo.
8. “Nhân bản” là việc tạo ra nhiều bản từ một bản bằng các thiết bị máy móc như: máy in, máy photocopy, máy đánh chữ, máy in roneo,...
Chúc bạn tự tìm được câu trả lời cho tình huống đã nêu.
 
M

minhtuong

Guest
Chào mọi người.
Cho tôi hỏi một tình huống thế này: Bản sao HSDT nhưng lại có dấu treo là dấu đỏ thì có chấp nhận hồ sơ đấy không.
Theo mình đây là trường hợp có thể loại ngay nhà thầu.
Rất mong được sự giúp đỡ của mọi người!
thanks!

Dựa vào qui định nào mà bạn có thể loại bỏ được? Bạn chỉ có thể loại bỏ nếu trong HSMT có ghi đại loại rằng "HSDT bản sao nếu có dấu đỏ sẽ bị loại". Mà cái câu đại loại như vậy chắc có nằm mơ cũng không xuất hiện trong HSMT được.

Bản sao là bản chụp lại từ bản gốc, sau khi chụp, nhà thầu có đóng dấu đỏ vào cái góc của bản sao thì nó vẫn là bản sao. Đừng xem rằng cái dấu đỏ này là sự khác biệt giữa bản sao và bản gốc nhé (với suy diễn rằng cái bản chụp không có dấu đỏ, bản sao lại có!!!).
 
G

giangbx

Guest
Đánh giá HSDT trên bản chụp?

HSMT có quy định điều kiện hợp lệ của HSDT là: Tất cả các trang của HSDT phải được đánh số trang theo thứ tự liên tục và được đại diện hợp pháp của Nhà thấu ký tên. Khi thẩm định KQĐT: HSDT ( bản chụp) của nhà thầu được Chủ đầu tư đề nghị trúng thầu thì lại thấy được đánh số trang và ký tên = mực tươi ( xanh, đen), không phải là chụp ( photo) lại từ bản gốc. Vậy các bạn cho ý kiến xử lý trường hợp này ?
 
M

minhtuong

Guest
Như vậy nhà thầu đã photo bản gốc rồi mới đánh số trang và đóng dấu tươi. Mình thấy về nội dung và bản chất vẫn không có gì khác biệt. Theo mình không loại vì lý do này.
 
A

anhqhai

Guest
trường hợp này pó tay! thừa sức thừa thời gian, ko đúng luật>>> bị loại thôi bạn àh
 

maiducdung1974

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
19
Điểm thành tích
1
HSMT có quy định điều kiện hợp lệ của HSDT là: Tất cả các trang của HSDT phải được đánh số trang theo thứ tự liên tục và được đại diện hợp pháp của Nhà thấu ký tên. Khi thẩm định KQĐT: HSDT ( bản chụp) của nhà thầu được Chủ đầu tư đề nghị trúng thầu thì lại thấy được đánh số trang và ký tên = mực tươi ( xanh, đen), không phải là chụp ( photo) lại từ bản gốc. Vậy các bạn cho ý kiến xử lý trường hợp này ?

mình thấy bạn minhtuong nói đúng, cái này là nhà thầu đã photo (chụp) bản gốc thành các bản phôto sau đó mới đánh số thứ tự và ký tên lên các bản gốc và bản chụp.
trường hợp này không vi phạm vì không thay đổi nội dung giữa bản phôtô và bản chụp, không sai khác nội dung giữa bản photo và bản chụp, hơn nữa bản gốc là bản có giá trị pháp lý cao nhất
 
P

phụng sự tổ quốc tôi

Guest
mình thấy bạn minhtuong nói đúng, cái này là nhà thầu đã photo (chụp) bản gốc thành các bản phôto sau đó mới đánh số thứ tự và ký tên lên các bản gốc và bản chụp.
trường hợp này không vi phạm vì không thay đổi nội dung giữa bản phôtô và bản chụp, không sai khác nội dung giữa bản photo và bản chụp, hơn nữa bản gốc là bản có giá trị pháp lý cao nhất

kể cả bản phô tô có sai khác với bản gốc cũng không loại được. Luật chỉ nói là khi có sự sai khác giữa bản pho và bản gốc thì lấy bản gốc làm căn cứ.
Luật chỉ quy định nếu không nộp bản gốc thì mới loại nhà thầu được.

Rất mong các bạn đọc kỹ luật trước khi đưa ra câu hỏi "quá đơn giản" như thế này.
 
Last edited by a moderator:
G

giangbx

Guest
Như vậy nhà thầu đã photo bản gốc rồi mới đánh số trang và đóng dấu tươi. Mình thấy về nội dung và bản chất vẫn không có gì khác biệt. Theo mình không loại vì lý do này.

Tôi lại nghĩ khác: Bản chụp HSDT được photo từ bản gốc, mà bản gốc phải được đánh số trang và ký ( đại diện hợp pháp của NT) từng trang >> bản chụp HSDT có số trang và chữ ký không thể là mực tươi được. Điều này có thể là sự tiêu cực ( có thể thôi nhé) giữa chủ đầu tư ( bên mời thầu), tư vấn đấu thầu và Nhà thầu đã ký và đánh số bổ sung tất cả các bản gốc và bản chụp của HSDT ( vì điều kiện hợp lệ quy định HSDT phải được đánh số trang theo thứ tự liên tục và có chữ ký hợp lệ từng trang ). Có thể loại nếu mình chứng minh được có sự thông đồng. Khó quá nhỉ./.
 
M

minhtuong

Guest
Tôi lại nghĩ khác: Bản chụp HSDT được photo từ bản gốc, mà bản gốc phải được đánh số trang và ký ( đại diện hợp pháp của NT) từng trang >> bản chụp HSDT có số trang và chữ ký không thể là mực tươi được. Điều này có thể là sự tiêu cực ( có thể thôi nhé) giữa chủ đầu tư ( bên mời thầu), tư vấn đấu thầu và Nhà thầu đã ký và đánh số bổ sung tất cả các bản gốc và bản chụp của HSDT ( vì điều kiện hợp lệ quy định HSDT phải được đánh số trang theo thứ tự liên tục và có chữ ký hợp lệ từng trang ). Có thể loại nếu mình chứng minh được có sự thông đồng. Khó quá nhỉ./.

Vấn đề về sự thông đồng hay tiêu cực nằm ở vấn đề khác, không ở tình huống này.
 

son tu liem

Thành viên mới
Tham gia
13/6/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tôi lại nghĩ khác: Bản chụp HSDT được photo từ bản gốc, mà bản gốc phải được đánh số trang và ký ( đại diện hợp pháp của NT) từng trang >> bản chụp HSDT có số trang và chữ ký không thể là mực tươi được. Điều này có thể là sự tiêu cực ( có thể thôi nhé) giữa chủ đầu tư ( bên mời thầu), tư vấn đấu thầu và Nhà thầu đã ký và đánh số bổ sung tất cả các bản gốc và bản chụp của HSDT ( vì điều kiện hợp lệ quy định HSDT phải được đánh số trang theo thứ tự liên tục và có chữ ký hợp lệ từng trang ). Có thể loại nếu mình chứng minh được có sự thông đồng. Khó quá nhỉ./.
Nếu bạn chứng minh được là có sự tiêu cực ở đây thi bạn thử chứng minh đi. Theo luật khi có sự khác biệt giữa bản gốc HSDT và bản chụp thì lấy bản gốc HSDT để xét thầu.
 

pnam_naa

Thành viên mới
Tham gia
12/8/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Thế nào là "Bản gốc"

Chào các bác.
Xin ý kiến các bác như sau: Nhà thầu nộp Bảo lãnh dự thầu bằng 1 bản Bảo lãnh của ngân hàng. Tuy nhiên, Bảo lãnh này không phải là bản gốc, chữ ký tươi (mà là bản fotocopy có đóng dấu đỏ của Ngân hàng). Như vậy, Bảo lãnh dự thầu này có hợp lệ không ? (vì theo NĐ58 qui định Bảo lãnh dự thầu phải là "Bản gốc"). Theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn về công tác văn thư, tôi đang hiểu Bảo lãnh trên chỉ là "Bản chính" chứ không phải là "Bản gốc".
Xin các bác chỉ giáo giúp.
 
L

lestrong

Guest
Chào các bác.
Xin ý kiến các bác như sau: Nhà thầu nộp Bảo lãnh dự thầu bằng 1 bản Bảo lãnh của ngân hàng. Tuy nhiên, Bảo lãnh này không phải là bản gốc, chữ ký tươi (mà là bản fotocopy có đóng dấu đỏ của Ngân hàng). Như vậy, Bảo lãnh dự thầu này có hợp lệ không ? (vì theo NĐ58 qui định Bảo lãnh dự thầu phải là "Bản gốc"). Theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn về công tác văn thư, tôi đang hiểu Bảo lãnh trên chỉ là "Bản chính" chứ không phải là "Bản gốc".
Xin các bác chỉ giáo giúp.

Theo mình thì Bão lãnh dự thầu trên là không hợp lệ. Bản gốc của bảo lãnh dự thầu phải được người đại diện hợp pháp của Ngân hàng ký tươi và đóng dấu đỏ của Ngân hàng, không thể sử dụng chữ ký photo được.
 
G

giangbx

Guest
Theo mình thì Bão lãnh dự thầu trên là không hợp lệ. Bản gốc của bảo lãnh dự thầu phải được người đại diện hợp pháp của Ngân hàng ký tươi và đóng dấu đỏ của Ngân hàng, không thể sử dụng chữ ký photo được.

Trời ạh. bản ký tươi + đóng dấu ( đỏ) thì Ngân hàng phải lưu ở Văn thư Ngân hàng chứ. Bản dấu đỏ là OK rồi.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Theo mình biết thì một văn bản (QPPL hoặc cá biệt) thì bản gốc là bản có chữ ký "tươi" ---> Cái này thì được lưu tại đơn vị phát hành.

Vì vậy trong trường hợp này, bảo lãnh dự thầu chỉ cần bản chữ ký photo và dấu đỏ là ok rồi!

Thân chào!
 
M

minhtuong

Guest
Néu nói đến "Bản gốc" một cách đúng nghĩa thì phải là bản có chữ ký gốc, dấu đỏ (nếu có). Có những văn bản, giấy tờ, không có dấu đỏ, nhưng có chữ ký gốc thì vẫn gọi là bản gốc.
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Theo mình nghỉ thì cái chính là ở giá trị pháp lý của nó. Chử ký photo nhưng có dấu đỏ của ngân hàng rồi thì vẫn chấp nhận được chứ.
 

pnam_naa

Thành viên mới
Tham gia
12/8/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Cám ơn các bác đã đóng góp ý kiến.
Có lẽ tôi sẽ hỏi thẳng ngân hàng phát hành bảo lãnh xem Bảo lãnh dự thầu trên có giá trị để thu hồi tiền bảo lãnh hay không, đó chính là cơ sở để đánh giá xem bảo lãnh dự thầu có hợp lệ hay không.
 

quantukiems

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
18/12/07
Bài viết
38
Điểm thành tích
18
Tuổi
47
Trời ạh. bản ký tươi + đóng dấu ( đỏ) thì Ngân hàng phải lưu ở Văn thư Ngân hàng chứ. Bản dấu đỏ là OK rồi.

Không có đâu bác ạ, bảo lãnh ngân hàng chỉ duy nhất bản gốc (chữ ký tươi, dấu đỏ) mới có giá trị, bản khác bác gửi tới nó chỉ cười trừ thôi!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top