Hợp đồng kiểu đàm phám- ưu điểm và nhược điểm

GXD JSC

Công ty CP Giá Xây Dựng
Tham gia
12/7/08
Bài viết
1.537
Điểm thành tích
113
Hợp đồng kiểu đàm phán (Negotiated Contract)
Chủ đầu tư lựa chọn và thành lập một nhóm công tác cho dự án để chuẩn bị các bản vẽ thiết kế tổng thể (Front end Engineering Design _FEED) và phác thảo bản chỉ dẫn kỹ thuật (Specification). Một bản kế hoạch chi phí theo kết cấu kỹ thuật công trình được lập dựa trên thiết kế tổng thể và một bản biểu về khối lượng các công tác xây dựng và hoàn thiện có trong hồ sơ chỉ dẫn kỹ thuật. Chủ đầu tư thông qua nhóm chuyên gia tư vấn sẽ tiếp cận một nhà thầu xây dựng được tuyển chọn để tham khảo các giá cả được lập dựa trên cơ sở bộ tài liệu đã nêu. Nhóm chuyên gia tư vấn sẽ đàm phám với nhà thầu xây dựng được chọn và giới thiệu để chủ đầu tư chấp nhận hoặc từ chối đối với giá cả đàm phám. Trong trường hợp được chấp nhận, nhà thầu xây dựng sẽ liên kết với nhóm tư vấn để góp thêm kinh nghiệm của nhà thầu trong giai đoạn thiết kế triển khai và trong việc chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật cuối cùng để chủ đầu tư chấp thuận, nếu các giá cả đó không được chấp nhận thì các hồ sơ hợp đồng được đưa ra đấu thầu theo thể thức thông thường như trường hợp hợp đồng sẽ đưa ra đấu thầu theo kiểu truyền thống.
Ưu điểm
Các kinh nghiệm chuyên sâu trong thực tế thi công của các nhà thầu xây dựng được nhóm công tác cho dự án tham khảo ngay từ giai đoạn đầu có thể giảm do có thể tận dụng những kinh nghiệm thực tế cũng như những công nghệ xây dựng tiên tiến của nhà thầu xây dựng. Nếu cần thiết, hồ sơ đấu thầu có thể chuẩn bị song song cùng với các hoạt động xây dựng tại hiện trường. Việc triển khai sớm các công việc tại hiện trường cho phép hoàn thành công trình sớm và do đó có thể tiết kiệm lãi xuất phải chịu hay chi phí do tăng giảm các chi phí ủy thác.
Giá cả cho các công tác của thầu phụ được gọi khi có yêu cầu do đó có thể tận dụng tối đa thị trường tại chỗ và hạn chế sự đòi hỏi gia tăng, giảm giá một cách quá đáng. Việc gọi thầu phụ, làm giảm giá thầu phụ đã được lập kế hoạch giảm do đó cho phép chủ đầu tư tận dụng những thay đổi có lợi cũng như tiến bộ về công nghệ. Loại mẫu hợp đồng có thể được chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận lựa chọn. Chủ đầu tư do trực tiếp tham gia vào công trình nên có thể đóng một vai trò trong việc quản lý có tính chất quản trị hợp đồng.
Nhược điểm:
Giá hợp đồng được lập thông qua sự cạnh tranh trên thị trường. Nhà thầu xây dựng được chọn có thể không trở thành nhà thầu chính thức nếu giá cuối cùng quá cao, trong trường hợp các quyết định về thiết kế nhất định có thể bị ít quan tâm hơn khi nhà thầu xây dựng khác được lựa chọn.
Do đó, cần phải có các thành viên của nhóm tư vấn để các quy định về thiết kế sẽ được đảm bảo về nguyên tắc bởi lẽ các nhà thầu lựa chọn sau sẽ có thể không thể thực hiện được hoàn toàn như nhà thầu trước đã nhất trí nên các thay đổi sẽ xảy ra nhiều hơn. Cuối cùng, một số nhược điểm của phương pháp đấu thầu theo kiểu truyền thống như mối quan hệ giữa tổng thầu- thầu phụ,... sẽ có thể xẩy ra đối với loại hợp đồng này.
 
Last edited by a moderator:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top