Hệ số đầm nén

NPDL

Thành viên năng động
Tham gia
20/12/07
Bài viết
79
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Mấy anh (chị) júp em vấn đề này cái đi:
Vấn đề thế này: khi đào đất tại mỏ đất thì ta hệ số nở rời của nó là bao nhiêu ? Ví dụ là 1000 m3.Sau khi vận chuyển đất đào đấy tới hiện trường san lấp đấp đất K98 thì ta lại chia hệ số K98 có phải là 1.38 ? K95 là 1.35 còn SLMB là: 1.3 hay ko?Đối Với K98: 1000/1.38; K95 1000/1.35.......
Em thì chia cho hệ số như sau: K98 là 1.16 K95 là 1.13 SLMB là: 1.07 t
Mong các anh cho em biết nha, àh còn thàng CPĐD có phải là 1000/1.45?
 

NPDL

Thành viên năng động
Tham gia
20/12/07
Bài viết
79
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Không ai giúp mình hết sao?anh em giá xây dựng đâu rồi nhỉ?
 

vudinhton

Thành viên mới
Tham gia
20/6/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
K là tỷ lệ % giữa dung trọng khô của đất đắp/ dung trọng khô của đất đào ứng với độ ẩm tốt nhất (dung trọng chế bị). Còn hệ số chuyển đổi đất đào và đất đắp bạn tham khảo tại trang 28 ĐM 1776/BXD - VP.
 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Ở đây bạn phải xác định rõ, liên quan đến khối lượng đào đắp có 2 hệ số:

1. Hệ số nở rời của đất (Còn gọi là hệ số tơi xốp, hệ số chuyển đổi từ đất tự nhiên sang đất tơi) Để có nó bạn tra trong 4447. Thực tế thi công bạn phải thí nghiệm để xác định chính xác. HS này từ khoảng 1,14 cho đến 1,4 thì phải, tôi nhớ không chính xác.

Bản chất: 1m3 đất nguyên thổ loại X sẽ thành ra 1,14m3 đất rời khi đào lên.

2. Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp (Vẫn hay gọi là hệ số đầm nén tuy không chính xác). Để có nó bạn căn cứ vào ĐM 24 hoặc 1776. Ứng với K98 là 1,16; K95 là 1,13 v...v. Nếu DT mà bạn đang xem lập khi chưa có 24, thì bạn phải tìm trong một TCVN gì đấy năm 1971, tôi không nhớ chính xác nhưng sẽ cố tìm cho bạn sớm nhất. Bảng này quy định HSĐN max cho K95 là 1,2.

Bản chất: 1m3 đất nguyên thổ loại X khi đào lên và đắp xuống, đầm chặt K98 sẽ được 1/1,16 m3 đất đầm chặt. Nói cách khác để đắp 1m3 đất laọi X đầm chặt K98, bạn cần 1,16m3 đất nguyên thổ loại đó.

3. Như vậy để tính giá trị của 1 công tác đắp đất, bạn tính như sau:

+ để đắp 1000m3 đầm chặt K98, bạn cần 1160m3 đất nguyên thổ, giá 1 khối là a đồng chẳng hạn. Bạn mất 1160*a (đồng) chi phí
+ để vận chuyển 1160m3 đất tự nhiên này về, khi đào lên thực tế nó nở thành 1160*1,14 (m3) (Hệ số nở rời), giá vận chuyển chẳng hạn b đồng. Bạn tốn thêm 1160*1,14*b (đồng) vận chuyển.

+ Khi đến chân công trình, bạn phải tốn chi phí đắp xuống và đầm chặt lên K98, bạn tốn: 1000m3 * c (đồng). c là giá cho 1 khối đất đã đầm chặt.

Như vạy bạn tốn chi phí cho công tác này, bằng 3 dấu công trên cộng lại.

* Ở đây xin lưu ý một chút, là theo quy định, cấu thành lên giá b đồng nguời ta đã tính đến hệ số nở rời rồi, nên thực tế khi tính toán, chi phí vận chuyển bạn cần sẽ là 1160*b (đồng) mà thôi. (Chẳng hạn nếu chưa tính đến HSNR, thì giá trị VC sẽ là 1160*1,14*15000 (b=15000 đ), còn theo quy định đã tính rồi, và b sẽ là 17000đ chứ không phải là 15000đ nữa, thì chi phí vận chuyển sẽ là 1160*17000 đ)

Hi vọng tôi nói không quá khó hiểu. Chúc vui
 

NPDL

Thành viên năng động
Tham gia
20/12/07
Bài viết
79
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Cảm ơn bạn liêu_xiêu nhiều, nhưng vấn đề khác thế này: trong tập đơn giá của tỉnh phần san đầm k98 là tính cho 100 khối chặt hay 100*1.16? Ví dụ như san đầm k98 11 con đường có L=10 R=10 L=1 => Vchặt= 100
Vậy Áp mã san đầm AB.6**** = 10*10*1 hay
Vậy Áp mã san đầm AB.6**** = 10*10*1*1.16 hay
Vậy Áp mã san đầm AB.6**** = 10*10*1/1.16 hay
Nói tóm lại là tập đơn giá tính theo khối chặt hay khối rời ?
Mong các anh chỉ bảo.x(
 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Cảm ơn bạn liêu_xiêu nhiều, nhưng vấn đề khác thế này: trong tập đơn giá của tỉnh phần san đầm k98 là tính cho 100 khối chặt hay 100*1.16? Ví dụ như san đầm k98 11 con đường có L=10 R=10 L=1 => Vchặt= 100
Vậy Áp mã san đầm AB.6**** = 10*10*1 hay
Vậy Áp mã san đầm AB.6**** = 10*10*1*1.16 hay
Vậy Áp mã san đầm AB.6**** = 10*10*1/1.16 hay
Nói tóm lại là tập đơn giá tính theo khối chặt hay khối rời ?
Mong các anh chỉ bảo.x(

Chưa rõ ý bạn lắm, nhưng nếu là định mức đơn giá cho 1m3 đất của 1 tỉnh/thành ban hành thì đó là giá 1m3 đất đầm chặt (Bạn sẽ thấy ứng với 1 hệ số đầm chặt, từng loại đầm và từng loại công tác đắp có 1 mã: Chẳng hạn AB.62124: đắp mặt bằng đầm 16t K98; hay AB.62113: đắp mặt bằng đầm 9t K95 v..vv)

Còn nếu là giá thông báo của 1 tỉnh/thành cho 1m3 đất nguyên liệu để đắp, thì thường đó là 1m3 đất nguyên thổ (Hay đất trên xe nhưng đã tính đến hệ số nở rời)

(Chỉ một số rất ít tỉnh lập đơn giá đất đến hiện trường XL, và cách lập này rất khó xây dựng nếu muốn tuân thủ chặt chẽ TT38 quy định về lập giá thông báo cho các tỉnh)
 
K

khanhme01

Guest
Tại chương II tập định mức 1776 nêu rõ:
- Định mức đào đất tính cho đào 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào.
- Định mức đắp đất tính cho 1m3 đắp đo tại nơi đắp.
- Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp.
- Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất.

Vậy đơn giá của tỉnh bạn tính theo DM 1776 cũng có nội dung này
Điều này chắc làm hài lòng câu hỏi của NPDL
 

Y_TVC

Thành viên mới
Tham gia
6/5/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Theo tôi, Bác cứ lấy 1776 ra mà tra là được liền cần chi phải máy móc như vầy cho cực. Để dành bộ nhớ cho ổ đĩa đa năng của bạn đi.:-?
 

thaihoa123

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/7/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
tôi thấy câu hỏi của bạn NPDL rất hay đấy, theo tôi hiểu thì khi tính dự toán ta có thông báo giá vật liệu là a đồng/m3 (giá 1m3 đất đo trên phương tiện tức đất tơi xốp) vì vậy chỉ cần quan tâm là hệ số lèn ép (từ đất tơi xốp sang đất lèn ép đến độ chặt nào đấy K95,K98.. là 1.3 chẳng hạn) thì chi phí vật liệu để đắp 1m3 đất có lu lèn đến hệ số K là: a*1.3; ở đây phải phân biệt hệ số như bạn NPDL sử dụng là hệ số đào để đắp chứ không phải hệ số lèn ép. Mọi người cho ý kiến
 
T

thuantke

Guest
Đất?

Tiện đây các bác cho em hỏi. Mua 1m3 đất nguyên thổ hết bao nhiêu tiền? ở đâu quy định vậy ạ?
ai biết trả lời giúp e nhé.
cảm ơn các bác nhiều!
 

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
Tiện đây các bác cho em hỏi. Mua 1m3 đất nguyên thổ hết bao nhiêu tiền? ở đâu quy định vậy ạ?
ai biết trả lời giúp e nhé.
cảm ơn các bác nhiều!
Giá đất làm vật liệu thi công do chính quyền địa phương có mỏ đất quy định. Giá bao gồm phí tài nguyên+phí khác, khi cần giá cụ thể bạn phải làm việc trực tiếp với địa phương.
 

songhy

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/6/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Nên hiểu đơn giản hơn

Tôi thấy nhiều ý kiến rất hay. Để tính toán thì chỉ cần đọc 1776 như bạn Khanhmeo01 là ổn thôi. Còn ý kiến của bạn Liêu_xiêu lại cho thấy bản chất của vấn đề. Còn về đơn giá 1m3 đất thì thường được xác định theo một số quyết định về thuế tài nguyên tuỳ theo từng tỉnh.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Đắp đất...

Mình cấn đắp vào công trình 1000m3 đất và 1000m3 đất này là sau khi đã đầm chặt với hệ số 0,98, vậy khối lượng đất trước khi đắp phải là 1000*1,16 m3. Đúng không ạ ?
Khi mình đi mua đất thì người ta sẽ bán cho mình đất nguyên thổ hay là đất sau khi đã được đào lên? Nếu là đất nguyên thổ thì khối lượng đất cấn mua là 1000*1,16/(hệ số tơi của đất), còn nếu là đất sau khi đã được đào lên thì khối lượng đất cần mua là 1000*1,16.
Mong mọi người có ý kiến...:confused:
 

haiQLXM

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/1/08
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Một số ý kiến về hệ số đất đắp

I. Quan niệm về các hệ số :
1. Hệ số nở rời là hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất tơi
2. Hệ số chuyển đổi từ đất rời ( hoặc đất đào nguyên thổ ) sang đất đắp thực ra là hệ số sử dụng vật liệu
II. Áp dụng các hệ số:
1. Theo bất cứ văn bản nào của các cơ quan quản lý nhà nước quy định thì các hệ số nói trên đều là chi phí tối đa và đều chú thích là phải thí nghiệm cụ thể cho từng công trình hoặc từng khu vực mỏ ( điều mà hầu hết các chủ đầu tư và các nhà thầu không làm, hoặc có làm thì chưa đúng phương pháp )
III. Quy định về quản lý và xây dựng đơn giá XDCB theo thông tư 38/BTC:
1. Giá vật liệu phải được xác định từ giá gốc ( nghĩa là phải tính từ khâu khai thác theo định mức đào xúc đất )
2. Tính thêm chi phí bốc xúc và các chi phí khác ( bến bãi ..v.v) và vận chuyển . Nhưng định mức vận chuyển thì đã tính đến hệ số nở rời của đất.
Do đó nếu đơn giá đất của các tỉnh ban hành được xây dựng đúng nội dung thông tư 38 thì về mặt đơn vị tính đó chỉ là 1m3 đất nhưng đơn giá cấu thành đã có hệ số nở rời từ đất đào sang đất tơi.Trong trường hợp này khi tính giá đất đắp chỉ cần tính thêm hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp
IV. Thị trường đất đắp:
1. Hiện nay cũng không có nhiều tỉnh, thành phố lập đơn giá đất trong thông báo giá vì đây là vật liệu có quá nhiều yếu tố chi phối
2. Một số tỉnh, thành phố đưa đơn giá đất vào thông báo là các địa phương khan hiếm đất đắp. ( Nơi nào khan hiếm đất đắp, 2 ngày sau sẽ có doanh nghiệp xin được giấy phép kinh doanh và bán cho các doanh nghiệp khác với giá không được mặc cả. Tuy nhiên vì chưa hiểu rõ bản chất của hệ số đất, nên doanh nghiệp đi mua sẽ mua đất trên phương tiện của mình với quan điểm là đất rời và sẽ chịu thiệt.)
V. Lý do không sử dụng hệ số chuyển từ đất tơi sang đất đắp:
- Đất tơi phụ thuộc quá nhiều yếu tố :
+ Thành phần đất ( ngay cả trong 1 mỏ đất thì các lớp đất có thành phần rất khác nhau
+ Phụ thuộc loại máy khai thác và công suất máy
+ Phụ thuộc công suất xe vận chuyển , cự ly vận chuyển đến hiện trường và tình trạng mặt đường tốt hay xấu
+ Phụ thuộc thời gian đổ đống trước khi san gạt
+ Cuối cùng là không có phương pháp thí nghiệm đủ tin cậy để xác định hệ số
Do đó trong các bộ định mức chỉ quy định hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp. Còn các doanh nghiệp đi mua đất rời hãy xem xét cẩn thận
 

huethuong

Thành viên mới
Tham gia
16/8/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Em cũng có băn khoăn này, tiện đây xin các bác cho em biết luôn:
- Trong định mức 1776 có Định mức cho công tác đắp nền đường (AB.64***) (với hệ số k=0.85; 0.9;0.95; 0.98) trong đó em không thấy quy định cần bao nhiêu m3 đất (chắc là đất rời). Quy định đó ờ đâu? và bằng bao nhiêu?
- Trong xây dựng giao thông, công tác Đắp hoàn trả rãnh thì mình tra định mức với hệ số k bằng bao nhiêu được vậy?
Các bác chỉ dùm em nhé! Em cảm ơn các bác!
 
H

hoangchau

Guest
tôi đang thi công san lấp mặt bằng công trình có băn khoăn cần ý kiến a em giúp đỡ: là khi đo thực tế ngoài hiện trường được 3470m3 vậy khôí lượng mình đắp vào công trình tính ra sao?
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
tôi đang thi công san lấp mặt bằng công trình có băn khoăn cần ý kiến a em giúp đỡ: là khi đo thực tế ngoài hiện trường được 3470m3 vậy khôí lượng mình đắp vào công trình tính ra sao?

Đơn giản thôi mà:

Khối lượng đất cần đào để đắp = Khối lượng cần đắp x Hệ số H.
Trong đó: H là hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp.

Hệ số đầm nén, dung trọng đất
K = 0,85; ≤ 1,45T/m3 đến 1,60T/m3 --> H= 1,07
K = 0,90; ≤ 1,75T/m3 --> H= 1,10
K = 0,95; ≤ 1,80T/m3 -->H=1,13
K = 0,98; > 1,80T/m3 --> H=1,16
(trích ĐM 1776/BXD-VP).
Bạn đọc kỹ định mức này, trong đó quy định rất cụ thể rồi mà!
 
H

hoangchau

Guest
Đơn giản thôi mà:

Khối lượng đất cần đào để đắp = Khối lượng cần đắp x Hệ số H.
Trong đó: H là hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp.

Hệ số đầm nén, dung trọng đất
K = 0,85; ≤ 1,45T/m3 đến 1,60T/m3 --> H= 1,07
K = 0,90; ≤ 1,75T/m3 --> H= 1,10
K = 0,95; ≤ 1,80T/m3 -->H=1,13
K = 0,98; > 1,80T/m3 --> H=1,16
(trích ĐM 1776/BXD-VP).
Bạn đọc kỹ định mức này, trong đó quy định rất cụ thể rồi mà!

Mình xin hỏi tý nữa vậy:Tuy định mức là K98 ứng với hệ số H=1,16 nhưng có nơi lại lấy là H=1,2 - 1,3 là sao? Rất mong hồi âm của các bạn!
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Mình xin hỏi tý nữa vậy:Tuy định mức là K98 ứng với hệ số H=1,16 nhưng có nơi lại lấy là H=1,2 - 1,3 là sao? Rất mong hồi âm của các bạn!

Đó là người ta tính với đất rời (tức đất đã đào lên, không phải là đất nguyên thổ). Còn bình thường, đưa hệ số trên vào để tính là không đúng!
 

xuanthachvibk

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
19/4/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Đơn giản thôi mà:

Khối lượng đất cần đào để đắp = Khối lượng cần đắp x Hệ số H.
Trong đó: H là hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp.

Hệ số đầm nén, dung trọng đất
K = 0,85; ≤ 1,45T/m3 đến 1,60T/m3 --> H= 1,07
K = 0,90; ≤ 1,75T/m3 --> H= 1,10
K = 0,95; ≤ 1,80T/m3 -->H=1,13
K = 0,98; > 1,80T/m3 --> H=1,16
(trích ĐM 1776/BXD-VP).
Bạn đọc kỹ định mức này, trong đó quy định rất cụ thể rồi mà!

Em là sv, trong sách KTTC có đoạn viết thế này: "nếu có khối lượng đất nguyên thổ V1, khi đào lên khối lượng đất này có thể tích V2 (gọi là đất tơi xốp), khi đầm chặt lại có thể tích V3, ta luôn có: V1<V3<v2".
Theo em hiểu nôm na là khi đào đất từ một hố lên rồi dùng đất đấy đắp và đầm vào chính hố đấy thì bao giờ cũng thừa.
Điều này có vẻ mâu thuẫn với bài viết của anh nguyenhuutrinh, mong mọi người giải đáp giúp em!
(em không sử dụng được chức năng trích dẫn bài viết, mong mọi người thông cảm!)
 
Last edited by a moderator:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top