Hệ thống sổ sách của giám sát thi công xây dựng

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm tích cực
94
Điểm thành tích
28
Tôi đang làm việc ở một tỉnh, ở đây họ qui định rất nhiều sổ sách cho người giám sát thi công xây dựng phải lập và kiểm tra đến là mệt. Tôi thấy nhiều quyển không cần thiết, nội dung thì chồng chéo, mình giám sát không thể ghi hết được. Các bạn cho ý kiến xem làm có qui định có đúng không. Mình và kỹ thuật B làm không xuể, nếu không có SXD đi kiểm tra và họ xử phạt vì không tuân thủ nghị định quản lý chất lượng:
1) Sổ nhật ký thi công (Nhà thầu lập) nhưng khi kiểm tra, nghiệm thu giám sát phải ghi và ký xác nhận;
2) Sổ nhật ký giám sát (quy định tại điểm d khoản 1 điều 21 nghị định 209...Giám sát phải kiểm tra ghi sổ nhật ký giám sát...);
3) Sổ theo dõi an toàn lao động (kỹ thuật B lập, giám sát kiểm tra);
4) Nhật ký lấy mẫu thí nghiệm, kiểm định;
5) Sổ quẩn lý vệ sinh môi trường.
Mong sự chỉ giáo của các bạn trên diễn đàn
 
hongngan99 ơi, làm được như vậy thì tốt lắm đấy. mới có 5 loại sổ sách thì đâu là nhiều. Bạn làm không xuể có lẽ vì trong quá trình thi công XD không thường xuyên cập nhật sổ sách thôi, sướng trước thì khổ sau mà. Chúc bạn hoàn thành tốt để không bị xử phạt theo NĐ 126/2004/NĐ-CP.
 
@hongngan99: Nếu áp dụng theo ISO trong xây dựng, bạn còn có nhiều biểu mẫu, sổ tay hơn nữa. Chịu khó thôi bạn, rồi bạn sẽ quen và hài lòng với kết quả đạt được.
 
Thực sự nếu kỹ thuật B làm được như bạn hongngan99 thì mọi chuyện sau này sẽ rất thuận lợi! Quá trình thanh, quyết toán cũng thuận lợi hơn nhiều!

Nhưng theo em nhận thấy, trường hợp bạn hongngan99 đưa ra thường chỉ áp dụng cho những công trình có quy mô lớn!

Với các công trình có quy mô dưới 7 tỷ thường rất ít phải lập nhiều sổ và biểu như thế này!

Mong các bác góp ý thêm!
 
theo lý thuyết căn bản thì như vậy; xong thực tế thì lại rất phức tạp ví dụ ngày báo thi công thì gặp mưa, còn hôm sau thì lại làm xong cả đoạn ngày hôm trước lẫn đoạn chưa báo thi công.
tương tự nghiệm thu cũng thế;
vậy lên bạn cần kết hợp với kỹ thuật B làm sao cho gọn;
thông thường tôi thường phải lập mới dựa trên sổ gốc;
bỏ đi nhiều đoạn trùng lặp và tạo lên sự hệ thống, tuy nhiên làm như vậy là phạm luật vì không phản ánh thực tế nhưng lại là rất nhiều các tư vấn và nhà thầu dễ dàng chấp nhận vì hồ sơ đẹp và cũng không ảnh hưởng gì đến ai.
 
gon nhung phai dung luat

Theo mình thì bạn phải có quyển nhật ký công trình gồm có hai phần:
+ Phần thứ nhất do kỹ thuật trực tiếp thi công của nhà thầu ghi.
+ Phần thứ hai do tư vấn giám sát ghi và ý kiến của cơ quan quản lý có trách nhiệm liên quan (nếu có).
Xong nội dung ghi phải đầy đủ, cập nhật kịp thời các diễn biến thi công trên công trường.
 
Mình chưa làm gói thầu nào lớn hơn 7 tỷ cả, nên thường chỉ dùng có 02 cuốn nhật ký thôi, đó là nhật ký thi công do kỹ thuật B ghi chép, mình ký kiểm tra và nhật ký giám sát do mình tự ghi. Trong cả 2 cuốn nhật ký trên, đều ghi chép đầy đủ, chi tiết diễn biến hàng ngày trên công trường, bao gồm cả An toàn lao động, vệ sinh môi trường, lấy mẫu thí nghiệm, lực lượng lao động, thiết bị làm việc...
 
Theo tôi bạn làm nhiều sổ sách như thế này sau sẽ có nhiều kinh nghiệm. Cố gắng làm cho tốt nhé.
 
Theo mình bạn làm quen với môi trường đầy đủ là càng tốt chứ sao. Tất nhiên là bạn đang dự án lớn rồi vì liên quan trực tiếp đến sở Xây Dựng quản lý chứ không phải địa phương. 5 cuốn sổ không nhiều so với việc hoàn tất thủ tục thanh quyết toán sau này. Chúc bạn thành công!
 
Chào bạn !
Công việc TVGS làm theo ISO là phải làm đúng như nội dung mà bạn nêu trong diễn đàn.
Nên khi đã được giao công việc thì chỉ có một cách là phải cố gắng lên để hoàn thành nhiệm vụ.
Chúc bạn thành công!
 
các anh chị ơi em khong biết viết nhật ký giám sát như thế nào là đúng luật anh chị giúp em vói
 
Back
Top