Help me lựa chọn đơn giá lập dự toán!

thequyen

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/5/09
Bài viết
13
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Các bậc tiền bối, các anh chị cho e hỏi với! e đang có thắc mắc rất cơ bản vì mới vào nghề.
E làm dự toán cho công trình cải tạo nâng tầng từ 3 tầng nâng lên 6 tầng thì dùng đơn giá sửa chữa kết hợp với đơn giá xây dựng có được ko ah? hay chỉ dùng đơn giá sửa chữa? hay chỉ dùng xây dựng? mong các bác cho e lời khuyên với! Thanks!
- Nếu công trình chỉ cải tạo không nâng tầng thì dùng đơn giá sửa chữa là đúng! đúng không ah?
 
Các bậc tiền bối, các anh chị cho e hỏi với! e đang có thắc mắc rất cơ bản vì mới vào nghề.
E làm dự toán cho công trình cải tạo nâng tầng từ 3 tầng nâng lên 6 tầng thì dùng đơn giá sửa chữa kết hợp với đơn giá xây dựng có được ko ah? hay chỉ dùng đơn giá sửa chữa? hay chỉ dùng xây dựng? mong các bác cho e lời khuyên với! Thanks!
- Nếu công trình chỉ cải tạo không nâng tầng thì dùng đơn giá sửa chữa là đúng! đúng không ah?
Chia sẽ cùng mới bạn về mấy vấn đề sau:
- Vấn đề về dự toán các công trình cải tạo sửa chữa thì trên diễn đàn cũng trao đổi nhiều, nhưng sẽ có 2 phương án sau:
1/ Thứ nhất là bạn dùng luôn đơn giá sửa chữa, như bạn nói ở trên công trình của bạn cải tạo nâng từ tầng 3 lên tầng 6, vậy thứ cứ dùng đơn giá sửa chữa, cái này hiển nhiên và không có gì phải bản cãi.
2/ Có thể xem công trình của bạn là 1 công trình làm mới, làm mới từ tầng 3 lên tâng 6, độc lập và không có liên quan đến 1 dự án nào, như vậy thì bạn có quyền áp dụng đơn giá xây dựng mới. Thông thường chủ nhà sẽ bắt bạn làm theo xây dựng mới , đơn giản vì đơn giá sửa chữa khá cao, cao hơn nhiều so với đơn giá xây dựng mới.
3/ Không nên kết hợp nữa này, nữa kia. Vì sao không nên, vì khó kiểm soát và nguyên tắc lập dự toán cũng không cho phép 1 công tác này làm đơn giá này, công tác khác làm đơn giá khác, tính thống nhất phải được nhất trí ngay trong 1 hạng mục.
- Như vậy thì kết luận lại, bạn có thể làm theo 2 cách, cách theo đơn giá sửa chữa hoặc theo đơn giá xây dựng mới, vấn đề là chủ nhà hay CĐT của công trình chấp nhận theo đơn giá nào, nếu đây là 1 dự án công trình nhà nước thì bạn làm theo đơn giá sửa chữa sẽ thuyết phục được, nhưng nếu là công trình tư nhân thì tôi khuyên bạn làm theo đơn giá xây dựng mới đi.
Vài chia sẽ, mong sẽ giúp ích cho bạn, thân !
 
Chia sẽ cùng mới bạn về mấy vấn đề sau:
- Vấn đề về dự toán các công trình cải tạo sửa chữa thì trên diễn đàn cũng trao đổi nhiều, nhưng sẽ có 2 phương án sau:
1/ Thứ nhất là bạn dùng luôn đơn giá sửa chữa, như bạn nói ở trên công trình của bạn cải tạo nâng từ tầng 3 lên tầng 6, vậy thứ cứ dùng đơn giá sửa chữa, cái này hiển nhiên và không có gì phải bản cãi.
2/ Có thể xem công trình của bạn là 1 công trình làm mới, làm mới từ tầng 3 lên tâng 6, độc lập và không có liên quan đến 1 dự án nào, như vậy thì bạn có quyền áp dụng đơn giá xây dựng mới. Thông thường chủ nhà sẽ bắt bạn làm theo xây dựng mới , đơn giản vì đơn giá sửa chữa khá cao, cao hơn nhiều so với đơn giá xây dựng mới.
3/ Không nên kết hợp nữa này, nữa kia. Vì sao không nên, vì khó kiểm soát và nguyên tắc lập dự toán cũng không cho phép 1 công tác này làm đơn giá này, công tác khác làm đơn giá khác, tính thống nhất phải được nhất trí ngay trong 1 hạng mục.
- Như vậy thì kết luận lại, bạn có thể làm theo 2 cách, cách theo đơn giá sửa chữa hoặc theo đơn giá xây dựng mới, vấn đề là chủ nhà hay CĐT của công trình chấp nhận theo đơn giá nào, nếu đây là 1 dự án công trình nhà nước thì bạn làm theo đơn giá sửa chữa sẽ thuyết phục được, nhưng nếu là công trình tư nhân thì tôi khuyên bạn làm theo đơn giá xây dựng mới đi.
Vài chia sẽ, mong sẽ giúp ích cho bạn, thân ![/
Anh ơi cho e hỏi câu nữa ah? Đây là công trình mà chủ đầu tư là nhà dân đơn giá xây dựng thấp hơn đơn giá sửa chữa rồi. Một số công tác bên xây dựng không có, còn bên sửa chữa có. E lấy mã bên sửa chữa vào có được không anh hay là sử dụng mã TT ah??? Cảm ơn anh nhiều nhé!
 
UHm, những công tác nào không có bạn có thể dùng TT, nhưng tôi chỉ cho bạn 1 cách vận dụng đơn giá sữa chữa vào xây dựng mới.
Ví dụ nhá, một công tác X, trong xây dựng mới không có, nhưng trong đơn giá sữa chữa lại có, thì bạn làm mã cho công tác này là TT , sau đó bạn qua xem trong đơn giá sửa chữa nó có thành phần hao phí như thế nào, phần vật tư thì hao phí như nhau, có thể lấy gần giống, riêng phần nhân công và máy thi công phải điều chỉnh cho phù hợp. Sau khi điều chỉnh xong thì bạn sẽ có 1 công tác TT ở mục xây dựng mới mà giá trị của nó gần bằng với 1 công tác sữa chữa có tên cùng.
Nhưng mà nhà dân mà, cần gì phải lập dự toán cho mệt nhĩ, xem khối lượng thế nào, báo giá thôi, chủ nhà ước chừng xem xem thấy phù hợp là ok, ký hợp động làm thôi, trừ khi ông chủ nhà cũng là dân xây dựng nhĩ....:D
 
Các bậc tiền bối, các anh chị cho e hỏi với! e đang có thắc mắc rất cơ bản vì mới vào nghề.
E làm dự toán cho công trình cải tạo nâng tầng từ 3 tầng nâng lên 6 tầng thì dùng đơn giá sửa chữa kết hợp với đơn giá xây dựng có được ko ah? hay chỉ dùng đơn giá sửa chữa? hay chỉ dùng xây dựng? mong các bác cho e lời khuyên với! Thanks!
- Nếu công trình chỉ cải tạo không nâng tầng thì dùng đơn giá sửa chữa là đúng! đúng không ah?
Theo mình thì có thể phân tách làm 2 hạng mục: 1. Phần sửa chữa; 2. Phần xây dựng mới và lập dự toán. Khi tổng hợp chi phí đầu tư xây dựng công trình thì gộp lại là ok. Bản chất vẫn là việc nào giá đó, nếu xây mới mà dùng đơn giá sửa chữa chắc không ổn.
 
Vì bạn đang ở trong giai đoạn lập dự toán nên vấn đề cũng dễ giải quyết, làm như bác KeepranXD ở trên mình thấy cũng là phù hợp và đúng bản chất (nhưng không biết có qui định cụ thể nào khác về việc này không mong các bác chia sẻ).
Em cũng lấy thêm một tình huống liên quan nữa mà em đã gặp trong thực tế có liên quan đến vấn đề trên cũng mong các bác tư vấn giúp phải xử lý ra sao:
1. Công trình cũng có đặc điểm như trên nhưng Hồ sơ mời thầu và bảng tiên lượng mời thầu không phân chia rõ thành 2 hạng mục sửa chữa và xây mới, và tất nhiên bảng tiên lượng cũng sẽ không ghi mã hiệu công việc để mình đoán xem dự toán họ lập thế nào?
2. Phần dự thầu các bác xử lý thế nào? (em thì đã dự thầu theo giá xây mới hết cho giá thấp và dễ chúng. Nhưng xét về bản chất thì không phù hợp mấy và có phần thiệt cho nhà thầu).
 
Last edited by a moderator:
Em cũng lấy thêm một tình huống liên quan nữa mà em đã gặp trong thực tế có liên quan đến vấn đề trên cũng mong các bác tư vấn giúp phải xử lý ra sao:
1. Công trình cũng có đặc điểm như trên nhưng Hồ sơ mời thầu và bảng tiên lượng mời thầu không phân chia rõ thành 2 hạng mục sửa chữa và xây mới, và tất nhiên bảng tiên lượng cũng sẽ không ghi mã hiệu công việc để mình đoán xem dự toán họ lập thế nào?
2. Phần dự thầu các bác xử lý thế nào? (em thì đã dự thầu theo giá xây mới hết cho giá thấp và dễ chúng. Nhưng xét về bản chất thì không phù hợp mấy và có phần thiệt cho nhà thầu).
Vấn đề về lập dự toán công trình sửa chữa đúng là còn nhiều khúc mắc, trong định mức, đơn giá, các văn bản hiện hành không quy định việc áp dụng định mức, đơn giá sửa chữa theo tính chất công trình mà theo tính chất công việc.
Là công trình sửa chữa cải tạo nhưng không phải công việc nào cũng là sửa chữa, nếu áp dụng định mức, đơn giá theo sửa chữa thì quá cao còn áp dụng theo định mức đơn giá xây dựng thì lại quá thấp thiệt thòi cho nhà thầu, thật là đau đầu.
Theo hướng dẫn áp dụng định mức sửa chữa có viết: một số loại công tác xây lắp khác không có trong bộ định mức sửa chữa thì được áp dụng theo hướng dẫn trong định mức xây dựng công trình-phần xây dựng với hệ số điều chính: hệ số điều chỉnh nhân công 1.15, hệ số điều chỉnh máy thi công là 1.05, hệ số điều chỉnh hao phí vật liệu là 1.02.
Vì vậy theo mình nên vận dụng định mức sửa chữa cho những công tác sửa chữa còn những công tác khác áp dụng định mức xây dựng nhân với hệ số trên thì hợp lý hơn (vẫn biết rằng sử dụng cùng lúc 2 loại định mức, đơn giá thì rất phức tạp).
 
Việc này xử lý không khó đâu.

1. Với công việc thi công từ tầng 3 lên tầng 6: bạn áp dụng mã hiệu đơn giá cho xây dựng mới. Mà rõ ràng là xây dựng mới.

2. Với công việc sửa sang lại nhà cũ (từ tầng 1 đến tầng 3): bạn áp dụng mã hiệu đơn giá sửa chữa. Thì đúng là đang sửa chữa còn gì nữa.

3. Một số công việc không có mã hiệu đơn giá (từ tầng 3-6), bạn có thể áp dụng mã hiệu TT (tạm tính) cho công tác xây dựng mới, không được lấy mã hiệu sửa chữa. Trong trường hợp mã hiệu đơn giá của các công tác từ tầng 1-3 (đơn giá sửa chữa) không có, bạn có thể áp dụng mã hiệu tạm tính (TT).

Khi lập dự toán, bạn có thể tách biệt 02 nội dung riêng biệt trong cùng một dự toán: Phần sửa chữa và phần Xây dựng mới.

PM Dự toán GXD tích hợp cả đơn giá sửa chữa và đơn giá xây dựng mới nên việc lập cũng không có gì là phức tạp và khó khăn lắm.
 
Việc này xử lý không khó đâu.

1. Với công việc thi công từ tầng 3 lên tầng 6: bạn áp dụng mã hiệu đơn giá cho xây dựng mới. Mà rõ ràng là xây dựng mới.

2. Với công việc sửa sang lại nhà cũ (từ tầng 1 đến tầng 3): bạn áp dụng mã hiệu đơn giá sửa chữa. Thì đúng là đang sửa chữa còn gì nữa.

3. Một số công việc không có mã hiệu đơn giá (từ tầng 3-6), bạn có thể áp dụng mã hiệu TT (tạm tính) cho công tác xây dựng mới, không được lấy mã hiệu sửa chữa. Trong trường hợp mã hiệu đơn giá của các công tác từ tầng 1-3 (đơn giá sửa chữa) không có, bạn có thể áp dụng mã hiệu tạm tính (TT).

Khi lập dự toán, bạn có thể tách biệt 02 nội dung riêng biệt trong cùng một dự toán: Phần sửa chữa và phần Xây dựng mới.

PM Dự toán GXD tích hợp cả đơn giá sửa chữa và đơn giá xây dựng mới nên việc lập cũng không có gì là phức tạp và khó khăn lắm.

Chào bạn Thequyen!

Mình hoàn toàn nhất trí với tư vấn của anh nguyenhuutrinh và hunter225. Đó là sự linh hoạt của người kỹ sư trong việc lập dự toán, cái nào sửa chữa là sửa chữa, việc xây mới là khác sửa chữa, xây mới không có đơn giá có thể tham khảo bằng cách TT. Chúc bạn sớm hoàn thành công việc.
 
Bac hunter là bậc thầy có khác. trả lời y chóc luôn, cảm ơn bác hunter nhiều.........................................
 
Back
Top