Hình thức "Mua sắm trực tiếp" áp dụng với những gói thầu nào?

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Một chủ đề đầu tuần mời anh chị em tham gia trao đổi: Hình thức mua sắm trực tiếp theo quy định của pháp luật đấu thầu hiện nay được áp dụng cho những loại gói thầu nào? Hiện nay có 2 quan điểm: (1) Hình thức này chỉ áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và (2) Hình thức này có thể áp dụng cho tất cả các loại gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa và tư vấn. Bạn theo quan điểm nào hay có quan điểm khác?
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Một chủ đề đầu tuần mời anh chị em tham gia trao đổi: Hình thức mua sắm trực tiếp theo quy định của pháp luật đấu thầu hiện nay được áp dụng cho những loại gói thầu nào? Hiện nay có 2 quan điểm: (1) Hình thức này chỉ áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và (2) Hình thức này có thể áp dụng cho tất cả các loại gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa và tư vấn. Bạn theo quan điểm nào hay có quan điểm khác?

Thưa thầy,
Theo em thì Hình thức mua sắm hàng hóa chỉ áp dụng với gói thầu mua sắm hàng hóa thôi.
* Còn các gói thầu về tư vấn thì chỉ thực hiện các nội dung sau:
1.Tư vấn chuẩn bị dự án (Lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển; Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Lập báo cáo nghiên cứu khả thi; Đánh giá báo cáo lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển nghiên cứu tiền khả thivà nghiên cứu khả thi)
2.Tư vấn thực hiện dự án (Khảo sát; Lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán; Đánh giá, thẩm tra thiết kế và tổng dự toán, dự toán; Lập hồ sơ mời thầu; Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu; Giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.
3.Các tư vấn khác (Quản lý dự án, thu xếp tài chính; Điều hành thực hiện dự án; Đào tạo, chuyển giao công nghệ và các công việc khác)
* Còn các gói thầu về xây lắp là các gói thầu xây dựng công trình.

Mong thầy đóng góp thêm. Em xin cảm ơn thầy.
 
Last edited by a moderator:

m0ngc0emkeben

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
234
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Em chào Thầy!
Em xin có chút ý kiến về vấn đề Thầy nêu như sau ạ:
Theo Luật Đầu thầu và Nghị định 85 Hướng dẫn Luật Đấu thầu thì Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi Hợp đồng đối với gói thầu có
nội dung tương tự được ký trước đó không quá 6 tháng. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp
không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký trong hợp đồng trước đó.

Như vậy với trường Hợp mua sắm hàng hóa (ví dụ mua xe ô tô, xe nâng...) thì chắc chắn là ok, không có vấn đề gì.
Trường hợp với gói thầu Xây lắp: Cái này theo em thấy là không được. Vì với gói thầu xây lắp, có thể có biến động về giá (chi phí nhân công, vật liệu...) nên điều này sẽ dẫn đến vi phạm Luật Đấu thầu (nêu trên).

Như vậy, hình thức này chỉ áp dụng đối với Mua sắm hàng hóa.
Trên đây là chút ý kiến riêng của em, mọi người thảo luận góp ý thêm ạ.

Thân./.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Một chủ đề đầu tuần mời anh chị em tham gia trao đổi: Hình thức mua sắm trực tiếp theo quy định của pháp luật đấu thầu hiện nay được áp dụng cho những loại gói thầu nào? Hiện nay có 2 quan điểm: (1) Hình thức này chỉ áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và (2) Hình thức này có thể áp dụng cho tất cả các loại gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa và tư vấn. Bạn theo quan điểm nào hay có quan điểm khác?

Em chào thầy!
Theo em hình thức mua sắm trực tiếp chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp sau: 3 trường hợp
1. Như trường hợp 1 mà thầy đã nêu ra (mua sắm trực tiếp hàng háohàng hóa);
2. Như trường hợp 2 của thầy đã nêu ra, nếu các gói thầu đáp ứng được các điều kiện theo điều 21 luật đấu số 61/2005:
Điều 21. Mua sắm trực tiếp
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng.
2. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
3. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.
4. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.

Nếu đáp ứng được các điều kiện trên thì các gói thầu tư vấn, xây lắp có thê mua sắm trực tiếp, chi tiết xem thêm điều 42 nghị định 85/2009;
3. Trường hợp 3 đối với gói thầu bảo hiểm theo điều 34 nghị định 85/2009 có thể mua sắm trực tiếp (trường hợp này có thể là một gói trong trường hợp 2)

Trên đây là ý kiến của em, kính mong thầy và các anh xem xét

Em chào Thầy!
Em xin có chút ý kiến về vấn đề Thầy nêu như sau ạ:
Theo Luật Đầu thầu và Nghị định 85 Hướng dẫn Luật Đấu thầu thì Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi Hợp đồng đối với gói thầu có
nội dung tương tự được ký trước đó không quá 6 tháng. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp
không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký trong hợp đồng trước đó.

Như vậy với trường Hợp mua sắm hàng hóa (ví dụ mua xe ô tô, xe nâng...) thì chắc chắn là ok, không có vấn đề gì.
Trường hợp với gói thầu Xây lắp: Cái này theo em thấy là không được. Vì với gói thầu xây lắp, có thể có biến động về giá (chi phí nhân công, vật liệu...) nên điều này sẽ dẫn đến vi phạm Luật Đấu thầu (nêu trên).

Như vậy, hình thức này chỉ áp dụng đối với Mua sắm hàng hóa.
Trên đây là chút ý kiến riêng của em, mọi người thảo luận góp ý thêm ạ.

Thân./.

Chào bác, nếu theo ý kiến của bác thì bác chọn trường hợp 1 của thầy Quang. Em cũng rất băn khoăn, nếu các gói thầu tư vấn, xây lắp tương tự như gói thầu đã ký, không quá 6 tháng thì có thể mua sắm trực tiếp được không? Từ mua sắm trực tiếp cần phải định nghĩa trong các nghị định đúng không anh?
 
Last edited by a moderator:

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Điều 21. Mua sắm trực tiếp
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng.
2. Trường hợp 3 đối với gói thầu bảo hiểm theo điều 34 nghị định 85/2009 có thể mua sắm trực tiếp (trường hợp này có thể là một gói trong trường hợp 2)
Trên đây là ý kiến của em, kính mong thầy và các anh xem xét
Đối với ý kiến của anh Dương, em có ý kiến thế này:
1. Theo em nghĩ theo như điều 21, của Luật đầu thầu, khoản 1 thì đây cũng chính là qui định với những gói thầu mua sắm trực tiếp và được áp dụng tương tự nếu như chưa quá 6 tháng thôi anh. Hoặc nếu ngược lại thì Luật lại chưa giải thích rõ ràng.
2. Đối với điều 34 NĐ 85 thì qui định về qui trình lựa chọn nhà thầu của Gói thầu bảo hiểm được thực hiện giống như gói thầu mua sắm hàng hóa thôi anh.
Mong anh ý kiến tiếp!
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Đối với ý kiến của anh Dương, em có ý kiến thế này:
1. Theo em nghĩ theo như điều 21, của Luật đầu thầu, khoản 1 thì đây cũng chính là qui định với những gói thầu mua sắm trực tiếp và được áp dụng tương tự nếu như chưa quá 6 tháng thôi anh. Hoặc nếu ngược lại thì Luật lại chưa giải thích rõ ràng.
2. Đối với điều 34 NĐ 85 thì qui định về qui trình lựa chọn nhà thầu của Gói thầu bảo hiểm được thực hiện giống như gói thầu mua sắm hàng hóa thôi anh.
Mong anh ý kiến tiếp!

Chào Minh Tâm!
1. Anh và Em cũng đã đọc thấy không quá 6 tháng thì mới được áp dụng đúng không Tâm? Nếu không thỏa mãn điều kiện cần là 6 tháng thì quá 6 tháng hiển nhiên là không được áp dụng. Theo kinh nghiệm của các thầy Viện KTXD dạy đấu thầu nói rằng "pháp luật chỉ cấm những hành vo nào vi phạm thôi, nếu hành vi không nhắc tới thì hiển nhiên ngầm hiểu được áp dụng. Pháp luật đã cho giới hạn 1 về thì vế còn lại người thực hiện hiển nhiên phải biết để thực hiện". Cho nên theo anh luật không cần hướng dẫn cho trường hợp ngược lại;
2. Theo điều 34, nghị định 85/2009 đã nói quy trình để thực hiện gói thầu bảo hiểm tương tự như gói thầu mua sắm hàng hóa. Vậy nếu hàng hóa có quy trình mua sắm trực tiếp thì gói thầu bảo hiểm có giống không em? Theo anh hiểu giống nhau.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Chào Minh Tâm!
1. Anh và Em cũng đã đọc thấy không quá 6 tháng thì mới được áp dụng đúng không Tâm? Nếu không thỏa mãn điều kiện cần là 6 tháng thì quá 6 tháng hiển nhiên là không được áp dụng. Theo kinh nghiệm của các thầy Viện KTXD dạy đấu thầu nói rằng "pháp luật chỉ cấm những hành vo nào vi phạm thôi, nếu hành vi không nhắc tới thì hiển nhiên ngầm hiểu được áp dụng. Pháp luật đã cho giới hạn 1 về thì vế còn lại người thực hiện hiển nhiên phải biết để thực hiện". Cho nên theo anh luật không cần hướng dẫn cho trường hợp ngược lại;
2. Theo điều 34, nghị định 85/2009 đã nói quy trình để thực hiện gói thầu bảo hiểm tương tự như gói thầu mua sắm hàng hóa. Vậy nếu hàng hóa có quy trình mua sắm trực tiếp thì gói thầu bảo hiểm có giống không em? Theo anh hiểu giống nhau.

Em vẫn có 1 số khúc mắc anh. Theo e thì thế này:
1. Dịch vụ tư vấn bao gồm:
a) Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án gồm có lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
b) Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án gồm có khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị;
c) Dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác.
2. Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.
3. Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.

Chính vì thế mà xây lắp và tư vấn không có 1 chút gì dính đến mua sắm hết anh.

* Còn theo điều 34 nghị định 85 là qui trình lựa chọn nhà thầu gói thầu bảo hiểm được làm giống như gói thầu mua sắm hàng hóa, chứ k phải gói thầu bảo hiểm giống gói thầu mua sắm hàng hóa. Ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, 1 bên là qui trình lựa chọn, và 1 bên là ý nghĩa hay nội dung giống nhau.

Xin mọi người ý kiến tiếp để hoàn thiện hơn.
 

m0ngc0emkeben

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
234
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Chào bác, nếu theo ý kiến của bác thì bác chọn trường hợp 1 của thầy Quang. Em cũng rất băn khoăn, nếu các gói thầu tư vấn, xây lắp tương tự như gói thầu đã ký, không quá 6 tháng thì có thể mua sắm trực tiếp được không? Từ mua sắm trực tiếp cần phải định nghĩa trong các nghị định đúng không anh?

Mình nghĩ vấn đề này bây giờ quan trọng nhất là: Các bạn hiểu thế nào là từ "Mua sắm trực tiếp". Có lẽ chúng ta suy nghĩ sâu xa quá chăng, từ "Mua sắm" có lẽ đã nói lên tất cả rồi mà.

Còn có cần phải định nghĩa trong các nghị định hay không thì theo mình là không cần thiết.
Thân./.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Thưa thầy,
Theo em thì Hình thức mua sắm hàng hóa chỉ áp dụng với gói thầu mua sắm hàng hóa thôi.
* Còn các gói thầu về tư vấn thì chỉ thực hiện các nội dung sau:
1.Tư vấn chuẩn bị dự án (Lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển; Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Lập báo cáo nghiên cứu khả thi; Đánh giá báo cáo lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển nghiên cứu tiền khả thivà nghiên cứu khả thi)
2.Tư vấn thực hiện dự án (Khảo sát; Lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán; Đánh giá, thẩm tra thiết kế và tổng dự toán, dự toán; Lập hồ sơ mời thầu; Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu; Giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.
3.Các tư vấn khác (Quản lý dự án, thu xếp tài chính; Điều hành thực hiện dự án; Đào tạo, chuyển giao công nghệ và các công việc khác)
* Còn các gói thầu về xây lắp là các gói thầu xây dựng công trình.

Mong thầy đóng góp thêm. Em xin cảm ơn thầy.

Em chào Thầy!
Em xin có chút ý kiến về vấn đề Thầy nêu như sau ạ:
Theo Luật Đầu thầu và Nghị định 85 Hướng dẫn Luật Đấu thầu thì Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi Hợp đồng đối với gói thầu có
nội dung tương tự được ký trước đó không quá 6 tháng. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp
không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký trong hợp đồng trước đó.

Như vậy với trường Hợp mua sắm hàng hóa (ví dụ mua xe ô tô, xe nâng...) thì chắc chắn là ok, không có vấn đề gì.
Trường hợp với gói thầu Xây lắp: Cái này theo em thấy là không được. Vì với gói thầu xây lắp, có thể có biến động về giá (chi phí nhân công, vật liệu...) nên điều này sẽ dẫn đến vi phạm Luật Đấu thầu (nêu trên).

Như vậy, hình thức này chỉ áp dụng đối với Mua sắm hàng hóa.
Trên đây là chút ý kiến riêng của em, mọi người thảo luận góp ý thêm ạ.

Thân./.

Em chào thầy!
Theo em hình thức mua sắm trực tiếp chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp sau: 3 trường hợp
1. Như trường hợp 1 mà thầy đã nêu ra (mua sắm trực tiếp hàng háohàng hóa);
2. Như trường hợp 2 của thầy đã nêu ra, nếu các gói thầu đáp ứng được các điều kiện theo điều 21 luật đấu số 61/2005:
Điều 21. Mua sắm trực tiếp
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng.
2. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
3. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.
4. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.

Nếu đáp ứng được các điều kiện trên thì các gói thầu tư vấn, xây lắp có thê mua sắm trực tiếp, chi tiết xem thêm điều 42 nghị định 85/2009;
3. Trường hợp 3 đối với gói thầu bảo hiểm theo điều 34 nghị định 85/2009 có thể mua sắm trực tiếp (trường hợp này có thể là một gói trong trường hợp 2)

Trên đây là ý kiến của em, kính mong thầy và các anh xem xét



Chào bác, nếu theo ý kiến của bác thì bác chọn trường hợp 1 của thầy Quang. Em cũng rất băn khoăn, nếu các gói thầu tư vấn, xây lắp tương tự như gói thầu đã ký, không quá 6 tháng thì có thể mua sắm trực tiếp được không? Từ mua sắm trực tiếp cần phải định nghĩa trong các nghị định đúng không anh?

Mình nghĩ vấn đề này bây giờ quan trọng nhất là: Các bạn hiểu thế nào là từ "Mua sắm trực tiếp". Có lẽ chúng ta suy nghĩ sâu xa quá chăng, từ "Mua sắm" có lẽ đã nói lên tất cả rồi mà.

Còn có cần phải định nghĩa trong các nghị định hay không thì theo mình là không cần thiết.
Thân./.

Chào các bạn đồng nghiệp đã rất nhiệt tình tham gia trao đổi chủ đề "Mua sắm tực tiếp" theo quy định của PL về đấu thầu hiện hành. Về vấn đề tôi đặt ra và qua ý kiến trao đổi của các bạn trên diễn đàn, tôi xin bày tỏ quan điểm của mình như sau:
1. Hình thức "Mua sắm trực tiếp" được PL đấu thầu quy định là 1 trong 7 hình thức lựa chọn nhà thầu của Bên mời thầu nhưng chỉ có 2 điều quy định liên quan: Điều 21 Luật Đấu thầu và điều 42 NĐ 85 như sau:
+ Điều 21(Luật Đấu thầu). Mua sắm trực tiếp

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng.
2. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
3. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.
4. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.
[h=4]+ Điều 42 (NĐ 85). Mua sắm trực tiếp[/h] Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 21 của Luật Đấu thầu đối với hợp đồng đã ký với nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Thời hạn 6 tháng được tính từ khi ký kết hợp đồng gốc đến khi kết quả mua sắm trực tiếp được phê duyệt. Quy trình mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau: 1. Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu để làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất; 2. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo các nội dung sau: a) Kiểm tra các nội dung về mặt kỹ thuật và đơn giá; b) Cập nhật năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; c) Đánh giá tiến độ thực hiện; d) Các nội dung khác (nếu có). 3. Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp Trên cơ sở báo cáo kết quả mua sắm trực tiếp, báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp. 2. Để trả lời câu hỏi: Hình thức mua sắm trực tiếp theo quy định của PL về đấu thầu được áp dụng đối với những loại gói thầu nào? thì theo tôi:
+ Trước hết cấn cắt nghĩa thuật ngữ "Mua sắm" và "Mua sắm trực tiếp":
Tôi hiểu "Mua sắm" là hành vi của người mua dùng tiền đề đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó do người bán tạo ra.
--> Chủ đầu tư dự án chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu của mình (có thể là gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa hay xây lắp công trình) và thanh toán cho nhà thầu (người bán) sau khi nhà thầu hoàn thành hợp đồng và bàn giao sản phẩm (hàng hóa, công trình hay dịch vụ xây dựng) cho chủ đầu tư (người mua).
Tôi hiểu "Mua sắm trực tiếp" (theo tinh thần của PL đấu thầu) là hình thức chủ đầu tư (người mua) trực tiếp ký hợp đồng "mua sắm" (dịch vụ tư vấn hay hàng hóa hay công trình xây dựng) với nhà thầu (người bán) mà trước đây chưa quá 06 tháng mình đã lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu và đã ký một hợp đồng cung cấp (bán) sản phẩm (dịch vụ tư vấn hoặc hàng hóa hoặc công trình xây dựng).
+ Nếu hiểu như trên không sai tinh thần của PL về đấu thầu thì có thể trả lời rằng: Hình thức "Mua sắm trực tiếp" có thể áp dụng đối với cả 3 loại gói thầu cung cấp dịch vụ, mua sắm hàng hóa và xây lắp công trình. (Tất nhiên phải thoả mãn các điều kiện về tính tương tự của gói thầu, về thời gian ký hợp đồng trước và đơn giá đối với các nội dung cung cấp, ... khi ký hợp "Mua sắm trực tiếp").
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Chào các bạn đồng nghiệp đã rất nhiệt tình tham gia trao đổi chủ đề "Mua sắm tực tiếp" theo quy định của PL về đấu thầu hiện hành. Về vấn đề tôi đặt ra và qua ý kiến trao đổi của các bạn trên diễn đàn, tôi xin bày tỏ quan điểm của mình như sau:
1. Hình thức "Mua sắm trực tiếp" được PL đấu thầu quy định là 1 trong 7 hình thức lựa chọn nhà thầu của Bên mời thầu nhưng chỉ có 2 điều quy định liên quan: Điều 21 Luật Đấu thầu và điều 42 NĐ 85 như sau:
+ Điều 21(Luật Đấu thầu). Mua sắm trực tiếp

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng.
2. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
3. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.
4. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.
+ Điều 42 (NĐ 85). Mua sắm trực tiếp

Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 21 của Luật Đấu thầu đối với hợp đồng đã ký với nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Thời hạn 6 tháng được tính từ khi ký kết hợp đồng gốc đến khi kết quả mua sắm trực tiếp được phê duyệt. Quy trình mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau: 1. Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu để làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất; 2. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo các nội dung sau: a) Kiểm tra các nội dung về mặt kỹ thuật và đơn giá; b) Cập nhật năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; c) Đánh giá tiến độ thực hiện; d) Các nội dung khác (nếu có). 3. Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp Trên cơ sở báo cáo kết quả mua sắm trực tiếp, báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp. 2. Để trả lời câu hỏi: Hình thức mua sắm trực tiếp theo quy định của PL về đấu thầu được áp dụng đối với những loại gói thầu nào? thì theo tôi:
+ Trước hết cấn cắt nghĩa thuật ngữ "Mua sắm" và "Mua sắm trực tiếp":
Tôi hiểu "Mua sắm" là hành vi của người mua dùng tiền đề đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó do người bán tạo ra.
--> Chủ đầu tư dự án chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu của mình (có thể là gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa hay xây lắp công trình) và thanh toán cho nhà thầu (người bán) sau khi nhà thầu hoàn thành hợp đồng và bàn giao sản phẩm (hàng hóa, công trình hay dịch vụ xây dựng) cho chủ đầu tư (người mua).
Tôi hiểu "Mua sắm trực tiếp" (theo tinh thần của PL đấu thầu) là hình thức chủ đầu tư (người mua) trực tiếp ký hợp đồng "mua sắm" (dịch vụ tư vấn hay hàng hóa hay công trình xây dựng) với nhà thầu (người bán) mà trước đây chưa quá 06 tháng mình đã lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu và đã ký một hợp đồng cung cấp (bán) sản phẩm (dịch vụ tư vấn hoặc hàng hóa hoặc công trình xây dựng).
+ Nếu hiểu như trên không sai tinh thần của PL về đấu thầu thì có thể trả lời rằng: Hình thức "Mua sắm trực tiếp" có thể áp dụng đối với cả 3 loại gói thầu cung cấp dịch vụ, mua sắm hàng hóa và xây lắp công trình. (Tất nhiên phải thoả mãn các điều kiện về tính tương tự của gói thầu, về thời gian ký hợp đồng trước và đơn giá đối với các nội dung cung cấp, ... khi ký hợp "Mua sắm trực tiếp").

Kính chào Thầy!
Em đã đọc từng câu, từng chữ của thầy. Câu trả lời và giải thích thật tuyệt vời, chúng em cứ trao đổi qua lại, nhưng vẫn không cắt nghĩa được từ mua sắm theo quy luật cung cầu, theo vị trí người bán, người mua. Mà khi đọc định nghĩa của luật đấu thầu đã viết thì em thấy rằng hình thức này chắc chắn không chỉ áp dụng duy nhất cho mua sắm hàng hóa mà còn áp dụng cho các hình thức khác, như câu trả lời của em và các bạn khác. Thưa thầy, cũng phải khẳng định rằng càng đọc luật đấu thầu, càng đọc nghị định nhiều lần, đọc đi đọc lại, có thể nói là thuộc nhuần nhuyễn nhưng khi áp dụng ngoài thực tế có biết bao nhiêu tình huống, biết bao nhiêu phương án chưa thể hiểu hết được. Từ ngữ PL, từ ngữ chuyên ngành, nghĩa của từ đó trong Tiềng Việt rất đa dạng, phong phú. Các khoản, các điều trong PL đấu thầu móc ngoặc, logic, ràng buộc nhau chặt chẽ nhưng thỉnh thoảng vẫn có sự mâu thuẫn. Rất mong Thầy ngày ngày đưa các tình huống để chúng em tận tình trao đổi, đó là một cách học thuộc bài nhất Thầy ạ, nắm vững kiến thức nhất
Em xin trân trọng cảm ơn câu trả lời của Thầy.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Thưa thầy,
Em thì vẫn không đồng ý hình thức mua sắm trực tiếp có thể áp dụng cho tất cả các loại gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa và tư vấn.
Em cũng đồng ý tất cả 3 gói thầu thì CĐT hay người quyết định đầu tư bỏ tiền ra để thuê các nhà thầu thực hiện. Hay như thầy nói là bỏ tiền ra mua, để thu lại được là 1 sản phẩm hoàn thiện.
Mua: Đổi tiền lấy vật (thường là hàng hoá). Hàng hóa này có thể rẻ tiền hay đắt tiền. Ví dụ: Mua vàng, mua đô-la, Mua kim cương, Mua nhà, Mua đất, Mua dự án...
Sắm: Mua để dùng trong một dịp nào nào đó ví dụ: Sắm quần áo cưới, sắm lễ đi chùa. Hay sắm đi đôi với sắm sửa nghĩa là vừa mua vừa sửa chữa...
Vậy mua sắm: ở đây đều nghĩa là mua? Vậy sao phải dùng mua sắm mà không dùng 1 từ là mua? Hay là ghép từ sắm vào để cho nghe xuôi tai hay cho nó vần.
* Hình thức mua sắm trực tiếp này nằm trong mục "Hình thức lựa chọn nhà thầu" bao gồm:
- Đầu thầu rộng rãi
- Đầu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Mua sắm trực tiếp
- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa (Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.)
- Tự thực hiện
- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Do vậy nếu như chấp nhận hình thức mua sắm trực tiếp áp dụng cho cả 3 gói thầu thì Luật nên sửa hình thức "Mua sắm trực tiếp" thành "Lựa chọn trực tiếp". Có như vậy mới không nhầm lẫn. Vì từ xưa đến nay tất cả mọi người đều hiểu "mua sắm" chỉ là mua vật dụng hay hàng hóa.

Em xin cảm ơn thầy.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Thưa thầy,
Em thì vẫn không đồng ý hình thức mua sắm trực tiếp có thể áp dụng cho tất cả các loại gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa và tư vấn.
Em cũng đồng ý tất cả 3 gói thầu thì CĐT hay người quyết định đầu tư bỏ tiền ra để thuê các nhà thầu thực hiện. Hay như thầy nói là bỏ tiền ra mua, để thu lại được là 1 sản phẩm hoàn thiện.
Mua: Đổi tiền lấy vật (thường là hàng hoá). Hàng hóa này có thể rẻ tiền hay đắt tiền. Ví dụ: Mua vàng, mua đô-la, Mua kim cương, Mua nhà, Mua đất, Mua dự án...
Sắm: Mua để dùng trong một dịp nào nào đó ví dụ: Sắm quần áo cưới, sắm lễ đi chùa. Hay sắm đi đôi với sắm sửa nghĩa là vừa mua vừa sửa chữa...
Vậy mua sắm: ở đây đều nghĩa là mua? Vậy sao phải dùng mua sắm mà không dùng 1 từ là mua? Hay là ghép từ sắm vào để cho nghe xuôi tai hay cho nó vần.
* Hình thức mua sắm trực tiếp này nằm trong mục "Hình thức lựa chọn nhà thầu" bao gồm:
- Đầu thầu rộng rãi
- Đầu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Mua sắm trực tiếp
- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa (Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.)
- Tự thực hiện
- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Do vậy nếu như chấp nhận hình thức mua sắm trực tiếp áp dụng cho cả 3 gói thầu thì Luật nên sửa hình thức "Mua sắm trực tiếp" thành "Lựa chọn trực tiếp". Có như vậy mới không nhầm lẫn. Vì từ xưa đến nay tất cả mọi người đều hiểu "mua sắm" chỉ là mua vật dụng hay hàng hóa.

Em xin cảm ơn thầy.
CE114-04 thân mến,
1. Xin thông tin với em là sắp tới Quốc hội sẽ bàn và thông qua Luật Đầu tư công - Mua sắm công gồm 2 phần (1) Đầu tư công và (2) Mua sắm công, trong đó phần (2) Mua sắm công sẽ thay thế Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi hiện nay. Thêm nữa, hình thức "Mua sắm trực tiếp" mình cũng quy định dựa vào Hướng dẫn Mua sắm của WB, ADB và Luật Mua sắm công của một số nước khác.
2. Hình thức "Mua sắm trực tiếp" tức là ký hợp đồng mua sản phẩm (dịch vụ tư vấn, hàng hóa, công trình xây dựng) trực tiếp với nhà thầu đã ký trước đây để mua sản phẩm tương tự chứ có lựa chọn gì đâu mà đặt là "Lựa chọn trực tiếp"?
3. Sao lại hiểu chữ "sắm sửa" nghĩa là "vừa mua vừa sửa chữa"? Nếu hiểu như thế thì "Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa" phải hiểu nghĩa là "vừa mua vừa sửa chữa hàng hóa"!
 
Last edited by a moderator:

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
CE114-04 thân mến,
1. Xin thông tin với em là sắp tới Quốc hội sẽ bàn và thông qua Luật Đầu tư công - Mua sắm công gồm 2 phần (1) Đầu tư công và (2) Mua sắm công, trong đó phần (2) Mua sắm công sẽ thay thế Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi hiện nay. Thêm nữa, hình thức "Mua sắm trực tiếp" mình cũng quy định dựa vào Hướng dẫn Mua sắm của WB, ADB và Luật Mua sắm công của một số nước khác.
2. Hình thức "Mua sắm trực tiếp" tức là ký hợp đồng mua sản phẩm (dịch vụ tư vấn, hàng hóa, công trình xây dựng) trực tiếp với nhà thầu đã ký trước đây để mua sản phẩm tương tự chứ có lựa chọn gì đâu mà đặt là "Lựa chọn trực tiếp"?
3. Sao lại hiểu chữ "sắm sửa" nghĩa là "vừa mua vừa sửa chữa"? Nếu hiểu như thế thì "Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa" phải hiểu nghĩa là "vừa mua vừa sửa chữa hàng hóa"!

Kính chào Thầy!
Chúc Thầy một ngày làm việc hiệu quả và tốt đẹp.
Thưa thầy việc mua sắm trực tiếp đã được định nghĩa rất rõ trong Luật Đấu thầu số 61/2005. Việc Minh Tâm chia chữ ra để định nghĩa sẽ giúp quan điểm của Tâm được rõ ràng và dễ hiểu hơn Thầy ạ. Nhưng Tâm cũng phải thấy rằng việc mua sắm hay lựa chọn có thể việc dùng trong các hoàn cảnh là khác nhau nhưng cùng chung một mục đích sâu xa là có nhu cầu mua một cái gì đó. Phải thấy rằng hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng cho các lĩnh vực xây lắp, cung cấp dịch vụ, hàng hóa có ưu điểm trong việc chọn thầu đối với các công trình hoặc gói thầu tương tự (không quá 60 ngày) theo Luật đến mức độ nào:
- Giảm được rất nhiều bước trong đấu thầu, giảm thời gian đấu thầu, có thể xem xét ký hợp đồng ngay;
- Giảm chi phí cho chủ đầu tư, giảm thiểu nhân lực tham gia trong việc đấu thầu;
- Quản lý dự án, chất lượng, tiến độ, thanh toán ... dễ dàng, thuận tiện;
- Một số ưu điểm khác nữa.

Vì thế việc mua sắm trực tiếp có thể nói là hình thức lựa chọn thầu đa dạng với các lĩnh vực trên, có các điều kiện đủ theo Luật.
Xin cảm ơn Thầy.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
CE114-04 thân mến,
1. Xin thông tin với em là sắp tới Quốc hội sẽ bàn và thông qua Luật Đầu tư công - Mua sắm công gồm 2 phần (1) Đầu tư công và (2) Mua sắm công, trong đó phần (2) Mua sắm công sẽ thay thế Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi hiện nay. Thêm nữa, hình thức "Mua sắm trực tiếp" mình cũng quy định dựa vào Hướng dẫn Mua sắm của WB, ADB và Luật Mua sắm công của một số nước khác.
2. Hình thức "Mua sắm trực tiếp" tức là ký hợp đồng mua sản phẩm (dịch vụ tư vấn, hàng hóa, công trình xây dựng) trực tiếp với nhà thầu đã ký trước đây để mua sản phẩm tương tự chứ có lựa chọn gì đâu mà đặt là "Lựa chọn trực tiếp"?
3. Sao lại hiểu chữ "sắm sửa" nghĩa là "vừa mua vừa sửa chữa"? Nếu hiểu như thế thì "Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa" phải hiểu nghĩa là "vừa mua vừa sửa chữa hàng hóa"!

Dạ thưa thầy,
- Nếu như sắp tới có sửa đổi như thế thì những khúc mắc của em sẽ được giải tỏa rồi.
- Thực sự thì em cũng giống như rất nhiều người khác đang hiểu mua sắm trực tiếp ở đây là mua sắm hàng hóa. Và nếu như sau này không có Luật đầu tư công thì em sẽ vẫn hiểu như thế.
- Em không phải ra người bảo thủ hay cố chấp nên cứ khăng khăng ý kiến của em là đúng mà cái em và tất cả mọi người đang nghĩ như em là một khi luật ban ra thì phải rõ ràng. Nó phải giống như chiếu chỉ của nhà vua, đã ban chém là phải chém (tất nhiên đã ban chém thì phải đúng người đúng tội). Chúng ta không nên nhập nhằng trong lựa chọn, xem cái này là cái kia, cái kia là cá nọ, cái nọ là cái gì cũng được.
- Mỗi người đều có những nhiệm vụ riêng, và những việc là có những giới hạn nhất định. Do vậy việc phân chia quyền hạn trong công việc cần phải được xem xét hợp lí. Để tránh dẫm chân lên nhau, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Mặt khác khi có sự phân chia thì sẽ trách dẫn đến việc cơ hội, tham nhũng, lũng đoạt, cậy thế, cậy quyền...ảnh hưởng đến công việc, tập thể và xã hội.

Em xin cảm ơn thầy và kính chúc thầy sức khỏe và hạnh phúc!
 

Top