Hồ sơ quyết toán và hồ sơ hoàn công

  • Khởi xướng Khởi xướng cu ba
  • Ngày gửi Ngày gửi
Nghe mấy bà bán gà lậu Trung Quốc ở chợ đầu mối nói chuyện, rằng Biên bản nghiệm thu nội bộ và Phiếu yêu cầu nghiệm thu có thể gộp thành 01 thì phải. Nếu đúng thì chắc không cần lập nhiều cho tốn giấy.

Vâng bây giờ kinh tế khó khăn các công ty làm ăn đói kém lên CĐT bỏ luôn cả BBNT nội bộ để tiết kiệm hộ nhà thầu. Chỉ cần làm BBNT công việc thui ( Tiết kiệm là quốc sách mà Bác Hồ đã bảo như thế rùi mà Ông Bộ xây dựng chả học theo tấm gương của Bác Hồ gì cả ).
 
Nếu gộp thành một thì không biết cách trình bày văn bản này thế nào bạn nhỉ? Mình không tưởng tượng ra được?:D
Khả năng trưởng hợp in 2 mặt (mặt trước là phiếu yêu cầu, mặt sau là biên bản NT nội bộ) để giảm chi phí giấy in là rất cao.:))
Chả phải từ bây giờ khó khăn như anh gì bảo, mà có từ lâu rồi. Anh này đừng có chê mấy bà bán gà ở chợ. Họ tiếp xúc với thị trường nhiều, bán "gà" nhưng không hề "gà" đâu. Họ bảo với tôi: Đấy ông lão xem, theo Điều 13 - Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 có viết to tướng, tuỳ theo đặc điểm và quy mô của từng công trình xây dựng, kết quả nghiệm thu nội bộ có thể được thể hiện bằng biên bản nghiệm thu giữa người trực tiếp phụ trách thi công xây dựng và giám sát thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng hoặc thể hiện bằng cam kết về sự phù hợp chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng thể hiện ngay trong phiếu yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu.

Một vấn đề mới cần bàn với các anh, đó là: Nghị định mới dự kiến thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP không hề đề cập gì đến nghiệm thu nội bộ. Và quy trách nhiệm cụ thể cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu. Các anh nhà thầu yên tâm hơn rồi đấy.
 
Vâng bây giờ kinh tế khó khăn các công ty làm ăn đói kém lên CĐT bỏ luôn cả BBNT nội bộ để tiết kiệm hộ nhà thầu. Chỉ cần làm BBNT công việc thui ( Tiết kiệm là quốc sách mà Bác Hồ đã bảo như thế rùi mà Ông Bộ xây dựng chả học theo tấm gương của Bác Hồ gì cả ).
Vẫn biết rằng: "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân" là quan trọng, nhưng vẫn không bỏ qua phiếu yêu cầu nghiệm thu được đâu anh ạ. Đừng có làm liều mà... tèo.
 
Một vấn đề mới cần bàn với các anh, đó là: Nghị định mới dự kiến thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP không hề đề cập gì đến nghiệm thu nội bộ. Và quy trách nhiệm cụ thể cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu. Các anh nhà thầu yên tâm hơn rồi đấy.
Nếu không đề cập đến BBNT nội bộ hoặc không cần đến nữa thì tôi e rằng sẽ có bộ phận không nhỏ người thất nghiệp đấy các bác ạ!:-w
Vì thường thường ở phòng KH-KT công ty cử cán bộ theo dõi đội thi công, cán bộ này ký vào BBNT nội bộ của nhà thầu. :cool:
 
Một vấn đề mới cần bàn với các anh, đó là: Nghị định mới dự kiến thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP không hề đề cập gì đến nghiệm thu nội bộ. Và quy trách nhiệm cụ thể cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu. Các anh nhà thầu yên tâm hơn rồi đấy.

Nếu không nghiệm thu nội bộ, nếu không nghiệm thu hạng mục thì hỏi chất lượng công trình sẽ ra sao liệu có còn chất lượng hay không. Nếu như thế theo quan điểm của @haophuong80 có nói, thế này có mà chết đói vì bị thất nghiệp thế này thì chết. Chết chết
ý thứ 2 Nghị định mới dự kiến thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP không hề đề cập gì đến nghiệm thu nội bộ. Không đề cập gì đến không có nghĩa là bỏ qua giai đoạn này câu này có ý nước đôi.
 
Last edited by a moderator:
Nếu không nghiệm thu nội bộ, nếu không nghiệm thu hạng mục thì hỏi chất lượng công trình sẽ ra sao liệu có còn chất lượng hay không. Nếu như thế theo quan điểm của @haophuong80 có nói, thế này có mà chết đói vì bị thất nghiệp thế này thì chết. Chết chết

Bây giờ kinh tế suy giảm lên các ông bên nhà nước đang bàn luận là đưa ra Nghị định thay thế Nghị định 209/2004 để tiết kiệm phần nhân lực và tiền văn phòng phẩm cho nhà thầu lên chỉ cần BBNT công việc thui. Nhưng để đến khi các ông ấy ra Nghị định mới thì tốt nhất mình vẫn làm đúng luật ko thì thằng CĐT và GS ko nghiệm thu đâu.
 
Vâng bây giờ kinh tế khó khăn các công ty làm ăn đói kém lên CĐT bỏ luôn cả BBNT nội bộ để tiết kiệm hộ nhà thầu. Chỉ cần làm BBNT công việc thui ( Tiết kiệm là quốc sách mà Bác Hồ đã bảo như thế rùi mà Ông Bộ xây dựng chả học theo tấm gương của Bác Hồ gì cả ).
Mình thì có ý kiến thế này:
Thực tế thi công xây dựng thì chúng ta thường thấy việc nghiệm thu nội bộ chỉ là hình thức để phù hợp với quy định, nên nhiều người nghĩ nó không cần. Ngay cả Biên bản nghiệm thu A-B cũng được lập sau một khoảng thời gian t nào đó tính từ lúc nghiệm thu, thậm chí đến lúc làm Hồ sơ thanh toán/quyết toán thì nhà thầu mới mang Biên bản NT lên để cho các bên ký. Mình không phủ nhận việc quản lý chất lượng của TVGS hoặc CĐT là không tốt. Tại sao Hồ sơ thanh toán/quyết toán luôn ở tình trạng không đầy đủ, tại sao có BBNT vật tư đầu vào mà thiếu CO, CQ, kết quả thí nghiệm ... đơn giản là việc lập BBNT cách xa lúc nghiệm thu thực tế ...v.v.v và rất nhiều nhiều lý do khác.
Tóm lại là: Các quy định của nhà nước không phải là không có cơ sở, ở một góc độ hay một phạm vi hẹp nào đó bạn sẽ thấy nó có chút bất cập. Nhưng nhìn chung nếu việc nghiệm thu được tiến hành theo đúng quy định thì không những đảm bảo được chất lượng công trình, mà khi thực hiện thanh/quyết toán cũng không phải gặp quá nhiều khó khăn.
 
có bác nào có file hồ sơ quyết toán và hồ sơ hoàn công hoàn chỉnh lưu thành .rar up lên cho e với, e đang làm hồ sơ quyết toán 1 cây xăng của nhà nướ mà lơ mơ quá. cảm ơn mấy bác trước nhé
 
Các bác cho hỏi. Khối lượng giữa quyết toán và hoàn công là có giống nhau hay không?
Có ý kiến cho rằng:
1. khối lượng hoàn công và quyết toán là không nhất thiết phải giống nhau. Có thể hoàn công lớn hơn quyết toán, nhưng phần chênh lệch đó nhà thầu ko đưa vào thanh toán. Có nghĩa là KL hoàn công thực tế lớn hơn, nhưng có thể do giá trị nhỏ, nên nhà thầu không đưa vào HĐ và vẫn thực hiện KL đó, TVGS xác nhận đã làm nhưng không đưa vào thanh toán. Khi quyết toán, thì lấy bằng giá trị thanh toán cuối cùng.
2. Khối lượng hoàn công và quyết toán là giống nhau. Kể cả KL hoàn công thực tế lớn hơn, nhưng có thể do giá trị nhỏ, nên nhà thầu không đưa vào HĐ và vẫn thực hiện KL đó, TVGS xác nhận đã làm nhưng không đưa vào thanh toán. Nhưng đến khi làm KL hoàn công thì phải đưa KL chênh lệch đó ra và chỉ lấy bằng KL HĐ. KL quyết toán là KL này.
Xin ý kiến của các bác.
 
cac bac cho minh hoi ve ho so hoan cong va ho so quyet toan bao gom nhung van ban nao? thanks cac bac
 
Theo mình biết thì hồ sơ hoàn công của bạn viết ở trên chính là hồ sơ hoàn thành công trình, hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư tổng hợp và lập bao gồm toàn bộ văn bản pháp lý liên quan đến công trình, tập bản vẽ thiết kế được phê duyệt, tập bản vẽ hoàn công, tập biên bản nghiệm thu các giai đoạn, tập tài liệu chứng minh trong quá trình thi công.... và cuối cùng là Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, bàn giao cho đơn vị khai thác sử dụng. Còn Bản vẽ hoàn công thì do đơn vị thi công lập và giám sát hiện trường xác nhận vào bản vẽ (quy cách và biểu mẫu nói rất rõ trong NĐ 209/2004/NĐ-CP và Thông tư 27/2009/TT-BXD). Còn hồ sơ quyết toán công trình là do chủ đầu tư lập bao gồm toàn bộ hồ sơ hoàn thành công trình và các khoản kinh phí sử dụng, cấp phê duyệt hồ sơ quyết toán công trình là cấp quyết định đầu tư. Còn hồ sơ quyết toán A-B là hồ sơ thể hiện toàn bộ giá trị thực hiện gói thầu do A-B giao nhận với nhau qua hợp đồng kinh tế, trong hồ sơ quyết toán A-B thể hiện rõ số tiền theo hợp đồng, số thực hiện, số chuyển tiền, số còn nợ. Ở đây chúng ta cần phải phân biệt rõ Hồ sơ hoàn thành công trình, Hồ sơ quyết toán công trình, Bản vẽ hoàn công, hồ sơ quyết toán A-B. Các công việc này hoàn toàn khác nhau. Trên đây là một số ý kiến mình muốn trao đổi để chúng ta hiểu kỹ hơn về các khái niện và các bước trong thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
 
Mình cũng đã đọc rất kỹ NĐ 209 và thấy rằng:
Nhiệm vụ của nhà thầu:
- Thí nghiệm vật liệu, thiết bị, công nghệ trước khi đưa vào lắp đặt.
- Lập nhật ký thi công.
- Lập bản vẽ hoàn công.
Nhiệm vụ của chủ đầu tư kết hợp với nhà thầu:
- Lập và hoàn thiện hồ sơ hoàn công.
 
"Đừng níu kéo những gì xa tầm với
Mây của trời hãy để gió cuốn đi"
vì tương lai con em chúng ta đành phải cố gắng thôi nạ...
 
Đang chập chứng bước vào nghề, mà đọc đến đâu cũng thấy mình...chưa biết đến đấy, thật may khi vào đây tìm đc nhiều thứ cần tìm. Thank's các bác đã trao đổi nhiều bài viết,tài liệu, ý kiến...hay trên diễn đàn nạ!
 
Mình cũng xin góp ý 1 chút.Mình đc biết thì hồ sơ hoàn công và hồ sơ quyết toán đều do nhà thầu làm nhưng dưới sự kiểm tra của Đơn vị tư vấn giám sát.Tất nhiên các mẫu đều phải thông qua Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát.Bên mình cũng làm kiểu đó nhưng mình thi công và làm khối lượng quyết toán còn phần hồ sơ hoàn công thì ko làm.Các bạn chia sẻ luôn giúp mình là 1 người làm về phần hồ sơ như hồ sơ pháp lý và hồ sơ chất lượng thì cần làm cụ thể như thế nào.Mong đ chỉ giáo.Thank các bạn.
 
Vấn đề về ai là người có trách nhiệm về hồ sơ hoàn thành công trình các văn bản pháp lý đã nói rất rõ, nhưng có một vài thuật ngữ nho nhỏ mà nếu đọc không kỹ thì có thể gây nhầm lẫn. Ví dụ mới nhất Nghị định 15/2013/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng, tại khoản 10, điều 24 có đề cập một trong những trách nhiệm của CĐT là "Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng".

Vậy CĐT tổ chức lập (có thể coi như là chủ trì) chứ không phải là đơn vị lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, còn đơn vị lập sẽ sự phối hợp giữa là nhà thầu, TVGS và CĐT.

Đơn cử một ví dụ, khoản 3, điều 16 nghị định 12/2009/NĐ-CP, thì CĐT có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, nhưng đơn vị lập thiết kế thường là TVTK. Trong các văn bản pháp lý, trách nhiệm của CĐT thường đi có 2 chữ "Tổ chức" đằng trước, còn trách nhiệm của các đơn vị khác là thực hiện các công tác mà CĐT tổ chức thực hiện, cho nên bác nào bảo nhà thầu phải có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn thành công trình là sai về pháp lý.

Mong các bác góp ý thêm.
 
Back
Top