jindo1991
Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
- Tham gia
- 30/11/11
- Bài viết
- 44
- Điểm tích cực
- 6
- Điểm thành tích
- 8
Câu hỏi này của bạn đòi hỏi phải biết thêm một số thông số nữa. Quan trọng nhất là chiều sâu đáy hố móng. Khi đó sẽ lựa chọn được biện pháp thi công là đào từng đài móng hay đào băng hoặc đào ao. Nếu đào ao thì khối lượng chủ yếu là bằng máy, còn nếu đào từng đài và giằng riêng thì khối lượng thủ công sẽ lớn hơn!
View attachment 46690
Các anh chị cho em hỏi để đào móng công trình này (như bản vẽ) thì nên bóc khối lượng đất đào thế nào cho hợp lý ạ?
Em đang phân vân không biết đào theo cách : đào móng hố toàn bộ công trình 80% bằng máy sau đó 20% đào thủ công hay đào từng đài móng và giằng móng .
Các anh chị góp ý cho em với ạ
View attachment 46690
Các anh chị cho em hỏi để đào móng công trình này (như bản vẽ) thì nên bóc khối lượng đất đào thế nào cho hợp lý ạ?
Em đang phân vân không biết đào theo cách : đào móng hố toàn bộ công trình 80% bằng máy sau đó 20% đào thủ công hay đào từng đài móng và giằng móng .
Các anh chị góp ý cho em với ạ
View attachment 46700
.....
Công trình xây dựng ở vị trí cũng chật hẹp (rất tiếc là em không có bản vẽ mặt bằng toàn bộ công trình, hệ thống đường giao thông lân cận, hiện trạng )
....
...
- Đào móng chiều rộng ≤ 20m bằng máy đào 0,8m3, đất cấp I: đào 80%
...
...
- Đào thủ công: 20%(Như anh Tranhaiduongvc11 tỉ lệ này nên là 90-10, em cũng chưa hiểu rõ lắm)
...
...
- Trừ đi vị trí cọc chiếm chỗ( cọc đóng sâu 1,2m và đập đầu cọc 1 đoạn 0.65m có đúng không ạ)
....
Nhân tiện đây xin hỏi anh em qui định đào Ta luy như thế nào? Vì ứng với mỗi chiều sâu, từng loại đất mà ta luy khác nhau?
Khi thảo luận anh em nên đưa ra những loại văn bản pháp qui luôn nhé. Để mọi người không phải tranh cãi và thắc mắc???
Theo em nghĩ thì không có văn bản pháp quy nào có thể quy định mái đào cụ thể cho từng loại đất. Việc mái taluy là bao nhiêu phải phụ thuộc vào các chỉ tiêu cơ lý của đất đó như góc ma sát, độ sệt.... Cho nên khi thiết kế mái đào, đắp người ta phải khảo sát và biết được các chỉ tiêu cơ lý để thiết kế mái đào và đắp khác nhau sao cho đảm bảo ổn định mái dốc. Để hiểu rõ việc này anh e diễn đàn có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Geo Slope để hiểu về bản chất của việc này nhé!Khi đơn vị thi công triển khai còn phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế thi công, hệ số thiết kế mái dốc Taluy m = bao nhiêu, từ các cao độ thiết kế và hệ số m mới tính được chiều cao h và tiến hành cắm tuyến để bạt mái Taluy cho đúng. Ngày xưa mình cũng đi thi công nên làm món này nhiều, việc này liên quan nhiều đến đo đạc trắc địa, dùng máy Thủy bình là OK rồi.![]()
View attachment 46700
Đây là cấu tạo móng và chiều sâu đóng cọc của công trình.
Công trình xây dựng ở vị trí cũng chật hẹp (rất tiếc là em không có bản vẽ mặt bằng toàn bộ công trình, hệ thống đường giao thông lân cận, hiện trạng )
Em định bóc khối lượng công trình này như sau:
- Đào móng chiều rộng ≤ 20m bằng máy đào 0,8m3, đất cấp I: đào 80%
- Đào thủ công: 20%(Như anh Tranhaiduongvc11 tỉ lệ này nên là 90-10, em cũng chưa hiểu rõ lắm)
- Trừ đi vị trí cọc chiếm chỗ( cọc đóng sâu 1,2m và đập đầu cọc 1 đoạn 0.65m có đúng không ạ)
Em làm như vậy, các anh chị góp ý cho em với ạ
1 | AB.21131 | Đào san đất bằng máy đào ≤ 1,25 m3, đất cấp I | 100m³ | |||
Nhân công | ||||||
N1307 | Nhân công 3,0/7 | công | 0,5000 | 46.828 | ||
Máy thi công | ||||||
M0009 | Máy đào 1,25m3 | ca | 0,1890 | 1.632.145 | ||
M0055 | Máy ủi 108CV | ca | 0,0300 | 866.521 | ||
2 | AB.25121 | Đào móng công trình, chiều rộng móng ≤ 6m, bằng máy đào ≤ 1,25 m3, đất cấp I | 100m³ | |||
Nhân công | | |||||
N1307 | Nhân công 3,0/7 | công | 4,7500 | 46.828 | ||
Máy thi công | ||||||
M0009 | Máy đào 1,25m3 | ca | 0,2370 | 1.632.145 | ||
|
Nếu bạn đào và lấp bằng máy thì mã hiệu đầu tiên chính xác hơn.
Nếu bạn đào máy và lấp bằng tay thì mã hiệu dưới. Trân trọng!
bác ơi cho em hỏi cái này ở có trong tiêu chuẩn, hay ở đâu bác cho em vs ah.Đối với các loại đất, cấp đất khác nhau có hệ số mái dốc khác nhau, cho nên đào taluy với những góc nghiêng khác nhau.
Đào đất bằng máy không phải tính bằng bao nhiêu % mà thể tích hố móng, mà tính trực tiếp bằng thể tích đất đào của máy, đào từ cốt mặt đất tự nhiên đến cao độ cách đầu cọc 10 - 20 cm, phần còn lại sẽ sửa hố móng bằng thủ công.
Giới hạn của mái đào ta luy được xác định như sau: Đường giới hạn trong ở vị trí cách 0,6 - 1 mét so với vị trí mép ngoài cùng của đài móng xa nhất, từ vị trí đó người ta đào theo một mặt phẳng nghiêng một góc alpha cho đến mặt đất tự nhiên, mà tg(alpha) chính bằng hệ số mái dốc, tg(alpha) = H/L, trong đó, H là chiều cao từ vị trí cách đầu cọc 10 - 20 cm đến mặt đất tự nhiên, L là bề rộng của mái taluy, từ đó xác định được đường giới hạn ngoài.