Hỏi về bù giá vật liệu

midlenight_rain

Thành viên mới
Tham gia
17/2/09
Bài viết
2
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Các bác cho em hỏi, khi lập dự toán đấu thầu em lập công tác làm hàng rào sắt theo mã TT, bây giờ em muốn tính bù giá vật liệu, nhân công, máy thì phải làm thế nào? Trường hợp thông báo giá thị của liên sở không có một số loại vật liệu như sắt vuông 16x16, 20x20, sắt hộp và sắt tấm(cụ thể là thông báo giá của TP Hà Nội) thì em phài làm thế nào để bù giá cho phần công việc này? Xin các bác chỉ giáo!
 
Các bác cho em hỏi, khi lập dự toán đấu thầu em lập công tác làm hàng rào sắt theo mã TT, bây giờ em muốn tính bù giá vật liệu, nhân công, máy thì phải làm thế nào? Trường hợp thông báo giá thị của liên sở không có một số loại vật liệu như sắt vuông 16x16, 20x20, sắt hộp và sắt tấm(cụ thể là thông báo giá của TP Hà Nội) thì em phài làm thế nào để bù giá cho phần công việc này? Xin các bác chỉ giáo!

Không biết TT có phải là tạm tính không?
Mình xin trả lời như sau:
Khi lập giá thầu đối với công tác sử dụng định mức tạm tính (TT), khi thực hiện điều chỉnh thì chắc chắn phải lựa chọn một công tác tương tự với công việc đó trong định mức (được CĐT chấp thuận) rồi bắt đầu thực hiện điều chỉnh sau khi điều chỉnh nếu giá của đơn giá sau điều chỉnh thấp hơn giá dự thầu hiển nhiên bạn lấy giá điều chỉnh bằng giá dự thầu, nếu giá điều chỉnh cao hơn thì được lấy giá điều chỉnh.
Còn trường hợp giá VL không có trong thông báo giá:
Theo TT09 thì thép thuộc nhóm vật liệu được bù giá và không có thông báo giá thì bạn có thể cung cấp bản sao hóa đơn VAT đóng kèm với hồ sơ điều chỉnh và cũng theo TT09 thì nhà thầu fải chịu trách nhiệm về các hóa đơn tài chính cung cấp.
 
cho tôi hỏi về phần ván khuôn. Nếu làm
công trình lớn thì ván khuôn sẽ được tháo tầng dưới lắp lên tầng trên nhưng khi lập dự toán lại tính ván khuôn cho từng tầng, từng bộ phận. như thế liệu có hợp lý?
 
Tính ván khuôn

cho tôi hỏi về phần ván khuôn. Nếu làm
công trình lớn thì ván khuôn sẽ được tháo tầng dưới lắp lên tầng trên nhưng khi lập dự toán lại tính ván khuôn cho từng tầng, từng bộ phận. như thế liệu có hợp lý?
 
cho tôi hỏi về phần ván khuôn. Nếu làm
công trình lớn thì ván khuôn sẽ được tháo tầng dưới lắp lên tầng trên nhưng khi lập dự toán lại tính ván khuôn cho từng tầng, từng bộ phận. như thế liệu có hợp lý?

Theo mình hiểu thì thế này: khi xây dựng định mức cho công tác ván khuôn, người ta đã tính ra định mức trung bình dự trên số lần luân chuyển và bù hao hụt vật liệu. Bạn đọc lại định mức vật tư 1874 trang 18 nhé.
 
Theo mình hiểu thì thế này: khi xây dựng định mức cho công tác ván khuôn, người ta đã tính ra định mức trung bình dự trên số lần luân chuyển và bù hao hụt vật liệu. Bạn đọc lại định mức vật tư 1874 trang 18 nhé.
Bạn có ví dụ tính toán về ván khuôn thì up lên cho mọi người tham khảo với.
Cảm ơn nhiều!
 
Bạn có ví dụ tính toán về ván khuôn thì up lên cho mọi người tham khảo với.
Cảm ơn nhiều!

Chào bạn! Mình chưa hiểu ý bạn. Bạn muốn xem file tính gì về ván khuôn. Nếu tính khối lượng ván khuôn , bản chỉ cần tính theo cấu kiện bê tông và áp đơn giá ván khuôn của cấu kiện đó là được mà.
 
Đơn giá ván khuôn

cho tôi hỏi về phần ván khuôn. Nếu làm
công trình lớn thì ván khuôn sẽ được tháo tầng dưới lắp lên tầng trên nhưng khi lập dự toán lại tính ván khuôn cho từng tầng, từng bộ phận. như thế liệu có hợp lý?

Bạn chú ý trong đơn giá xây dựng công trình, khi áp đơn giá ván khuôn thì cũng được phân loại theo chiều cao công trình (loại cao <= 4m, <= 16m, <= 50m, >50m). Khi phân loại theo chiều cao thì đơn giá cũng đã tính đến luân chuyển và hao hụt ván khuôn. Do đó việc tính khối lượng ván khuôn cho từng tầng, từng bộ phận là hoàn toàn hợp lý.
 
Theo mình thì bạnMrBaduc nói đúng: trong cách tính ván khuân - nhất là trong lập dự toán nhà chung cư như vậy là không hợp lý. Khi đã tính khối lượng cho từng bộ phận, từng tầng rồi (như bạn kimhongphong) thì khi tính "phân tích vật liệu chi tiết" và "chênh lệch vật tư" cần áp dụng định mức vật tư trong dịnh mức 1874 - có tính đến hệ số luôn chuyển(như bạn hanh1982)
 
Back
Top