Hỏi về đường BTXM

maiductu

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/12/08
Bài viết
19
Điểm tích cực
8
Điểm thành tích
3
Mình đang thi công đường BTXM xin hỏi các bác một số vấn đề nhá
- đường rộng 3m, dày 20cm mác 250. khi đổ xong có hiện tượng nứt chân chim trên mặt, tại sao có hiện tượng đó và cách xử lý
- Về trắc dọc tuyến: tên các cọc ký hiệu là TD1,P1, TC1 đó là ký hiệu các cọc gì vậy?
Trên bình đồ tuyến, bảng góc có tác dụng gì? và bình đồ này có quan trọng trong công tác thi công ko?
các bác giải thích hộ em nhá, thanks
 
Hiện tượng nứt chân chim mình cũng đã gặp rồi: Do cốt liệu (cát, đá) khô quá). Bạn nên tưới ẩm cốt liệu trước khi đổ bê tông.Còn TD1, P1, TC1 thì ....
 
:D :D TD1, P1, TC1 là ký hiệu các yếu tố của đường cong bằng trong bản vẽ Công trình giao thông:
- TD1: Tiếp đầu 1 (thứ nhất)
- P1: cọc phân P1 (thứ nhất)
- TC1: tiếp cuối 1 (thứ nhất)
Nếu còn lơ mơ thì tìm quyển Thiết kế đường ôtô về đọc đi bạn :D

Còn về vấn đề mặt đường BT bị nứt chân chim theo kinh nghiệm của mình chủ yếu nguyên nhân là do Chất lượng Bê tông mặt đường mà thôi (chắc ăn bớt ximăng hay trộn sai tỷ lệ TK).
Bởi các vết rạn nứt chân chim chỉ liên quan đến chất lượng lớp hiện tại hoặc do kô bão dưỡng sau khi đổ BT mặt. Còn không hề liên quan đến lớp móng đường bên dưới. Vì lớp móng dưới mà yếu thì sẽ xảy ra hiện tượng nứt ngang đường hay dọc đường.
 
:D :D TD1, P1, TC1 là ký hiệu các yếu tố của đường cong bằng trong bản vẽ Công trình giao thông:
- TD1: Tiếp đầu 1 (thứ nhất)
- P1: cọc phân P1 (thứ nhất)
- TC1: tiếp cuối 1 (thứ nhất)
Nếu còn lơ mơ thì tìm quyển Thiết kế đường ôtô về đọc đi bạn :D
mình còn lơ mơ về các công trình giao thông thật :D

Còn về vấn đề mặt đường BT bị nứt chân chim theo kinh nghiệm của mình chủ yếu nguyên nhân là do Chất lượng Bê tông mặt đường mà thôi (chắc ăn bớt ximăng hay trộn sai tỷ lệ TK).
cái này thì ko fải đâu bạn ah. theo mình hiểu thì mac càng cao thì hiện tượng nứt càng nhiều. mình nghĩ đây chắc là do thời tiết, nhiệt độ quá cao, không khí khô nên dẫn ra hiện tượng này, mà nó nứt ngay sau khi đổ khoảng 1h thôi.
 
Do công tác bảo dưỡng thôi. Tình trạng này mình đã gặp rồi. Trãi bao tải hoặc cát để giữ ẩm liên tục 24h là không sao.
 
Mình đang thi công đường BTXM xin hỏi các bác một số vấn đề nhá
- đường rộng 3m, dày 20cm mác 250. khi đổ xong có hiện tượng nứt chân chim trên mặt, tại sao có hiện tượng đó và cách xử lý
Về hiện tượng nứt chân chim: xin bạn chú ý cho, không chỉ trong thi công đường bê tông mà tất cả khi thi công bêtông khối lớn nếu không chú ý đều xảy ra. Về nguyên nhân: Tủ lệ X/N chưa phù hợp, đặc biệt trong quá trình co ngót của bêtông ( quá trình toả nhiệt của bê tông) bạn chưa có biện pháp xử lí, Để xử lí hiện tượng này b nên chú ý đến quá trình bảo dưỡng bêtông để hạn chế quá trìng toả nhiệt của bê tông. Cáh bảo dưỡng thì tuỳ từng đơn vị thi công, tuỳ theo vấn đề kinh tế: cáhc tốt nhất là sau khi thi công xong bạn nên để betông rao mặt rồi dùng bao bố ( bao gai) thấm nước phủ lên bề mặt bêtông và dự ẩm liên tục trong suốt khoản 3-5 ngày tuỳ theo thời tiết và vùng thi công của công trinh ( Bạn có thể tham khảo thêm TCXDVN 4453-95: Bêtông cốt thép..), cũng có thể dùng cát phủ lên bê tông rồi tưới dữ ẩm,....
- Về trắc dọc tuyến: tên các cọc ký hiệu là TD1,P1, TC1 đó là ký hiệu các cọc gì vậy? ?

TD1 = tiếp đầu của đường cong 1- điểm bắt đầu vào đường cong.
P1 = đỉnh của đường cong 1
TC1 = tiếp cuối của đường cong 1- điểm bắt đầu vào đường cong.
Trong m tuyến đường có nhiều đường công thú 1, thứ 2 , ... thứ n tương đương với TD1, P1, TC1; TD2, P2, TC2; ....,TDn, Pn, TCn;
Trên bình đồ tuyến, bảng góc có tác dụng gì? và bình đồ này có quan trọng trong công tác thi công ko?
Bảng góc có tác dụng cho biết góc chuyển hướng của từng đoạn đường:D
Bình đồ giúp bạn định hướng được tuyến đường sau khi hoàn thành,...quan trong lém chứ. Nó cho bạn biết đường góc cua của đoạn đường nè, rộng mặt đường ne, ... nhiều lém.
Bạn thành công nhé
 
Last edited by a moderator:
Mình đang thi công đường BTXM xin hỏi các bác một số vấn đề nhá
- đường rộng 3m, dày 20cm mác 250. khi đổ xong có hiện tượng nứt chân chim trên mặt, tại sao có hiện tượng đó và cách xử lý
- Về trắc dọc tuyến: tên các cọc ký hiệu là TD1,P1, TC1 đó là ký hiệu các cọc gì vậy?
Trên bình đồ tuyến, bảng góc có tác dụng gì? và bình đồ này có quan trọng trong công tác thi công ko?
các bác giải thích hộ em nhá, thanks
trc hết cảm ơn bạn đã gửi ý kiến...
thứ nhất: ký hiệu mà bạn đang vấp phải là những kí hiệu chỉ ben cầu đường mới có...mình nghĩ bạn bên dân dụng rồi..
TD1: là tiếp đầu 1
TD2:tiếp đầu 2
P1 : là đỉnh.. mình nói thêm
vi sao lại có mấy kí hiệu này vì khi bạn vẽ 1 bãn vẽ hoàn hảo ban sẽ phải xuất ra đường cong nằm....nên đó là những kí hiệu thường dùng
thứ 2: nứt chân chim thỳ rất nhiều lí do:
nếu ban đổ đúng mác những vẫn nứt thỳ đó chắc tại thời tiết
còn nứt về ăn bớt xi măng thì chắc bạn cũng hiểu,, :D
hay có khi là vật liệu bạn k tưới nước đều trước đi trộn..
nói chung là rất nhiều lí do ban à..
Bảng góc có tác dụng cho biết góc chuyển hướng của từng đoạn đường
Bình đồ giúp bạn định hướng được tuyến đường sau khi hoàn thành,...quan trong lém chứ. Nó cho bạn biết đường góc cua của đoạn đường nè, rộng mặt đường ne, ... nhiều lém.
Bạn thành công nhé.....
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top