Hỏi về tình huống phân bổ chi phí khác trong đơn giá thầu?

cao van ha

Thành viên rất năng động
Tham gia
3/7/08
Bài viết
103
Điểm tích cực
9
Điểm thành tích
18
Tuổi
41
Anh em cho mình hỏi về tình huống này một chút:
Có một dự án A, dự án này là dự án về giao thông trong dự án này có 2 cái cầu. khi tham gia đấu thầu nhà thầu B có tính toán giá tri của phần cầu tạm+đường tránh (Phục vụ thi công cầu) để phân bổ vào đơn giá của tất cả các công việc trong gói thầu (Phân bổ vào đơn giá của phần cầu, đường, cống, rãnh...) trong gói thầu, vì trong tiên lượng mời thầu không mời riêng phần cầu tạm và đường tránh mà cho phân bổ vào đơn giá. Giả sử dự toán của nhà thầu đưa ra cho phần công việc làm cầu tạm và đường tránh có giá trị là 1,5 tỉ và phân bổ vào đơn giá thầu là 13%/đơn giá thực hiện mỗi công viêc. Nhưng sau đó dự án thay đổi thiết kế làm cho quy mô tăng lên dẫn đến khối lượng các công việc của phần đường+Cống+rãnh tăng lên rất nhiều (Giả sử quy mô ban đâu là mặt đường là 7m, sau điều chỉnh là 12m) nhưng trong đó phần cầu không thay đổi gì (Tức là khối lượng cầu và khối lượng cầu tạm+đường tránh không thay đổi). Nhưng khi đó đơn giá của các công việc phát sinh mà đơn giá đã có trong thầu vẫn lấy theo đơn giá thầu, như vậy phải xử lý thế nào cho hợp lý nhất.
Theo ý của mình nghĩ là: Giá trị của phần cầu tạm là 1,5 tỷ đã phân bổ hết vào đơn giá thầu rồi (trong phần 13% kia rồi). Khi khối lượng phát sinh tăng lên nhưng giá trị phần xây lắp khác kia không tăng lên, vì vậy phần khối lượng phát sinh về sau sẽ không được tính phân bổ nữa (Vì bản chất nhà thầu làm phần đó có 1,5 tỷ và phần đó pân bổ vào khối lượng tương ứng với khối lượng thầu là đủ rồi) lên khối lượng về sau sẽ phải trừ bỏ phần đó đi!
Các bác góp ý cho em cách xử lý tình huống trên với nhé!
[FONT=.VnTime] [/FONT]
 
Chào bạn.
Theo mình đối với tình huống này cần xác định: Đơn giá trúng thầu áp dụng cho các công việc trong phạm vi hợp đồng. Trường hợp có phát sinh ngoài hợp đồng thì chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký hợp đồng bổ sung để thực hiện các công việc phát sinh, như vậy đơn giá cho các công việc phát sinh do hai bên cùng thương thảo. Nếu các công việc đã có trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá đã có, nếu khối lượng lớn hơn 20% khối lượng tương ứng ghi trong hợp đồng thì phải tiến hành xây dựng lại đơn giá cho công việc phát sinh (nhưng phải nằm trong phạm vi của hồ sơ mời thầu).
Bạn nên đọc lại điểm b, khoản 1, điều 52 nghị định 58/2008/NĐ-CP, [FONT=&quot]Phương pháp điều chỉnh giá quy định trong hợp đồng phải bảo đảm phù hợp với tính chất công việc nêu trong hợp đồng. Các cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung công việc.
Như vậy tính chất của công việc sau khi đã điều chỉnh thiết kế đã khác so với ban đầu, trường hợp này phải điều chỉnh hợp đồng chứ không phải ký bổ sung hợp đồng. Các công việc đã thay đổi (chứ không phải phát sinh tăng khối lượng), nằm ngoài hợp đồng (trừ hạng mục cầu không thay đổi thiết kế) nên hai bên phải tiến hành thương thảo lại giá hợp đồng mà không thể áp dụng lại đơn giá trúng thầu để thanh toán.[/FONT]
[FONT=&quot]Tỷ lệ phân bổ công việc phụ trợ mà nhà thầu đã phân bổ vào đơn giá trúng thầu chỉ tương ứng với khối lượng theo thiết kế ban đầu[/FONT]. Cách xác định của bạn là đúng. Mình đã xử lý trường hợp tương tự như thế này rồi.
[FONT=&quot]
[/FONT]
 
Ý kiến khác

Vấn đề này cần đọc kỹ lại hợp đồng xem các điều khoản liên quan đến giá hợp đồng, giá thanh toán như thế nào.
Trường hợp hợp đồng không quy định chi tiết, đứng trên tư cách là nhà thầu thi công, tôi có thể bảo vệ đơn giá trong hợp đồng A-B trên cơ sở:

Hợp đồng ký sau này vào 1 thời điểm khác, giá vật liệu, nhân công, máy thay đổi nên thực tế theo cơ chế thị trường thì đơn giá thi công xây dựng cũng thay đổi theo. Nếu đơn giá thương thảo hợp đồng lại cắt đi 13% so với đơn giá cũ thì nhà thầu không đủ chi phí để thực hiện dự án (có bảng dự toán giá thành do nhà thầu lập nên để chứng minh việc này). Với đơn giá đã cắt giảm đó, nhà thầu sẽ không nhận thầu tiếp phần khối lượng sau này.

Chủ đầu tư sau khi họp các phòng ban (có biên bản họp), tham khảo đơn giá của một số nhà thầu khác thì thấy đúng là đơn giá đã cắt giảm là đơn giá quá thấp nên quyết định đồng ý lấy đơn giá cũ (không giảm 13%) để đưa vào hợp đồng và cũng là đơn giá thanh quyết toán sau này (thống nhất cùng nhà thầu tại biên bản thương thảo hợp đồng). Chủ đầu tư cam kết việc xem xét đơn giá trên là khách quan và đúng theo chế độ chính sách của nhà nước. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý chi phí công trình.

Thế thì bạn lấy cơ sở nào để giảm trừ??
 
Trong thi đấu thầu (đặc biệt là Cầu, Cống) việc phần bổ chi phí là sẽ có.
Theo tui thì việc phân bổ này khi tính bù giá sẽ không được tính (nếu có thì :D)
Nó chỉ được tính khi chủ đầu tư có chủ chương hoặc được điều chỉnh lại Tổng dự toán.
Những cái này đã trải qua rùi mà :">
 
Ý kiến khác

Chào bạn!

Bạn cần phân tích vấn đề theo đúng bản chất của nó

Thứ nhất: Trong quá trình mời thầu, khối lượng mời thầu là khối lượng theo dự toán được duyệt (hoặc phân tích lại). Khi nhà thầu dự thầu, đơn giá dự thầu được nhà thầu xây dựng dựa trên cơ sở đảm bảo cho việc thi công đạt chất lượng cao nhất và nhà thầu có lợi nhuận khi tham gia thi công công trình.

Thứ hai: Giá dự thầu được phê duyệt sẽ là cơ sở để xây dựng hợp đồng thi công và là cơ sở để thanh quyết toán sau khi công trình hoàn thành. Giá hợp đồng sẽ không thay đổi (hợp đồng trọn gói và đơn giá cố định) trong suốt quá trình thực hiện trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có thay đổi theo các văn bản hướng dẫn của nhà nước.

Thứ ba: Trong trường hợp có khối lượng phát sinh trong quá trình thi công thì đối với các khối lượng có trong hồ sơ dự thầu được duyệt thì lấy cơ sở là đơn giá trúng thầu làm quyết toán; đối với khối lượng phát sinh không có hồ sơ dự thầu thì nhà thầu xây dựng đơn giá trình chủ đầu tư phê duyệt làm cơ sở thanh quyết toán công trình.

Trong trường hợp của bạn, do thay đổi về thiết kế (ý kiến chủ quan của chủ đầu tư) làm phát sinh khối lượng thực hiện, bên bạn sẽ phải thanh toán cho nhà thầu theo đơn giá dự thầu được duyệt, không căn cứ vào việc các công tác phụ trợ không thay đổi trong thiết kế điều chỉnh (trường hợp không điều chỉnh nội dung hợp đồng). Bên bạn sẽ thanh toán khối lượng hợp đồng theo đơn giá trúng thầu được duyệt và thanh toán khối lượng phát sinh theo đơn giá được bên bạn xây dựng (trong trường hợp mở phụ lục hợp đồng về các điều chỉnh nêu trên).

Bạn cần làm đầy đủ thủ tục hồ sơ để tránh việc kiện cáo giữa nhà thầu và chủ đầu tư, bạn nhé
 
Tình huống này đã lâu rồi nhỉ. Nhưng mình nghĩ nó sẽ đang xảy ra, sẽ xảy ra. Nên tham gia ý kiến, xáo lại chủ đề này, để nhờ các cao thủ trong quản lý tư vấn giúp.
Đơn vị mình cũng là quản lý dự án. Khối lượng phát sinh này, quyền chủ động thuộc về bên quản lý.
Với bên mình, để an toàn, đã phát sinh là trình cơ quan có thẩm quyền duyệt. t hợp không làm tăng TMĐT thì Chủ đầu tư phê duyệt.
Về nguyên tắc, khối lượng phát sinh sẽ được thanh toán với giá phù hợp với giá thị trường, cũng như theo các quy định về pháp luật tại thời điểm phê duyệt. Phần phụ trợ đã được phân bổ vào khối lượng dự thầu rồi. làm sao mà được phân bổ nữa đây. 13% không phải là số nhỏ --> Trình theo đơn giá mới là an toàn, không đợi khối lượng vượt 20% đâu.
Khối lượng phát sinh sẽ ký phụ lục hợp đồng.
Mong nhận được thêm ý kiến của các bác.
Dưới đây là văn bản cuả Bộ XD trả lời tình huống tương tự để các bạn tham khảo:
Bộ XD trả lời về phân bổ vốn: Kính gửi : Công ty cổ phần Cầu 12
Trả lời văn bản số 18/2011/KTKH ngày 18/01/2011 của Công ty cổ phần Cầu 12 – Cienco1 đề nghị hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng gói thầu Xây lắp B3 xây dựng cầu Bản Xá tỉnh Điện Biên, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Theo các qui định của Nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thì đối với hợp đồng có giá điều chỉnh, căn cứ để thanh toán cho các khối lượng, công việc đã có trong hồ sơ trúng thầu là đơn giá trúng thầu và các điều kiện cụ thể ghi trong hợp đồng. Nội dung hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý để các bên thanh toán, quyết toán hợp đồng.
Đối với gói thầu Xây lắp B3 xây dựng cầu Bản Xá tỉnh Điện Biên thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Mường Lay – Nậm Nhùn (giai đoạn 1) tỉnh Điện Biên, Chủ đầu tư và Nhà thầu căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của gói thầu được Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên phê duyệt và các điều khoản đã ký trong hợp đồng để thực hiện thanh toán, quyết toán theo qui định. Theo nội dung nêu tại văn bản số 18/2011/KTKH, thì bảng tiên lượng mời thầu chỉ mời thầu khối lượng kết cấu chính, không mời thầu khối lượng phụ trợ và biện pháp thi công, các nhà thầu phải tính toán và phân bổ vào giá dự thầu (căn cứ vào yêu cầu, mẫu của hồ sơ mời thầu). Vì vậy, đơn giá trúng thầu là đơn giá tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp, các chi phí liên quan đến hoạt động xây lắp của nhà thầu và các chi phí khác được phân bổ). Như vậy, khi thanh toán, quyết toán hợp đồng, hai bên không phải lập lại đơn giá theo biện pháp thi công, không điều chỉnh các chi phí khác được phân bổ trong giá trúng thầu, mà chỉ điều chỉnh đơn giá theo khoản 6.1.3, 6.1.4 của Hợp đồng số 92/HĐ-XD ngày 27/2/2009 ký giữa Ban quản lý dự án chuyên ngành Giao thông vận tải – Sở Giao thông vận tải tỉnh Điện Biên và Công ty cổ phần Cầu 12 – Cienco1.
Căn cứ ý kiến nêu trên, Công ty cổ phần Cầu 12 – Cienco1 phối hợp với Chủ đầu tư để tổ chức thực hiện theo quy định./.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top