Hướng dẫn điều chỉnh hệ số nhân công, máy thi công năm 2010

hanh1982

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
Dù Beck đã nói rằng đây chỉ là bảng tham khảo thôi nhưng mình vẫn có một số ý nhỏ thế này:
- Trong cách tính này mặc nhiên đã coi tất cả hao phí ca máy của các máy là như nhau, tức là chi phí nhân và máy chọn làm quyền số đều là của 1 ca máy đối với tất cả các loại máy. Thực tế không phải toàn bộ các máy này đều tham gia thi công 1 công trình (dự án), mà có tham gia thì số hao phí ca máy của từng loại sẽ khác nhau, cả 2 trường hợp này sẽ dấn tới quyền số thực sai khác với bảng tính, khi quyền số thay đổi => hệ số thay đổi. theo mình cần phải tính thêm ảnh hưởng của các nhóm máy, nhưng cái khó là ở chỗ không có số liệu để xác định cái này.
- Trong bảng tính ra phần chi phí máy thi công và nhân công (mục Hệ số MTC bình quân ra quyền) khác với chi phí máy thi công, nhân công tính theo thực tế ( chi phí trong QĐ56 + bù chênh lệch). vậy sự sai khác này có ảnh hưởng tới kết quả không?
- Chi phí máy theo QĐ 56 theo bạn tính là chưa tính tới chi phí năng lượng nhiên liệu phụ, vì vậy mặc nhiên đã xem nhiên liệu phụ là không thay đổi, nếu phần này nhỏ thì sẽ không ảnh hưởng gì nhưng nếu lớn thì sẽ ảnh hưởng.
- Thực ra việc tìm ra một hệ số chung cho tất cả các công trình không thể chính xác được, hệ số đó chỉ là một số gần đúng, ngay cả hệ số điều chỉnh trong các thông tư của Bộ trước kia cũng chỉ là gần đúng.

- Để điều chỉnh chính xác chi phí máy đối với từng công trình là việc có thực hiện được, cách 1: là điều chỉnh theo cách tính bù chênh lệch chi phí vật liệu. hoặc tính ra một hệ số bằng cách áp dụng công thức điều chỉnh giá FIDIC .

Chào bạn, mình cũng điều chỉnh chi phí máy đối với từng công trình thep cách 1 nhưng còn công thức FIDIC bạn đề cập đến là công thức gì vậy. Bạn có thể giải thích thêm không. Cảm ơn bạn rất nhiều!
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
Chào bạn, mình cũng điều chỉnh chi phí máy đối với từng công trình thep cách 1 nhưng còn công thức FIDIC bạn đề cập đến là công thức gì vậy. Bạn có thể giải thích thêm không. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Đây là công thức điều chỉnh giá theo FIDIC.Công thức này cũng có trong thông tư 06/2007_Hướng dẫn hợp đồng trong xây dựng. Bạn có thể tham khảo thêm trong đó.

Cong%20thuc%20dieu%20chinh%20gia%20theo%20FIDIC.JPG


Tuy nhiên khi bạn đọc công thức bạn cũng sẽ thấy được rằng đây cũng chỉ là 1 phương pháp tính gần đúng dựa trên các số liệu thống kê về chỉ số giá, không thể nói đây là phương pháp chính xác như bạn Icor đề cập ở trên.
Bạn có thể tải file Hợp đồng FIDIC tại đây
 
Last edited by a moderator:

icor

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
17/4/09
Bài viết
127
Điểm thành tích
18
- Mình không nói là lấy nguyên cái công thức đó để tính,ở đây áp dụng công thức đó nhưng phải biến cái công thức đó vào trường hợp của mình. Mình chỉ nói là nó chính xác cho từng công trình không nói là cho tất cả nhé. Còn bạn cứ kiểm chứng nó đi, nhưng có một lưu ý nhỏ là các thành phần biến đổi, không biến đổi phải được chọn đúng,hợp lý và trong trường hợp này nên sử dụng tỷ lệ (đơn giá tại thời điểm tính toán/đơn giá thời điểm gốc) thay cho chỉ số giá (vì chỉ số giá đôi khi không cụ thể như mình cần)

- Chúng ta đều biết là ngoài tiền lương và nhiên liệu trong giá ca máy còn có các thành phần khác không kém phần quan trọng như : khấu hao, chi phí khác, chi phí sửa chữa. Trong cách tính toán của bạn không nói về các thành phần đó, vì vậy vai trò của nó trong việc tìm ra các hệ số điều chỉnh không có, như vậy là chưa được hợp lý.

- Theo cách tính của Beck cuối cùng thì hệ số điều chỉnh sẽ có dạng
k= (tổng nhân công thời điểm t + tổng nhiên liệu năng lượng thời điểm t)/(tổng nhân công thời điểm gốc + tổng nhiên liệu năng lượng thời điểm gốc )

không cần biết là bạn chọn quyền số thế nào, rồi quy đổi thế nào, theo tôi thì tôi thấy hệ số điều chỉnh tính theo cách đó chưa thể được coi là hợp lý được!

- Bây giờ đã có thông tư 06/2010. Trong đó có nói về điều chỉnh chi phí máy, nhưng trong đó cũng không có cách tương tự như của bạn nêu. Mình không có ý phản bác cậu, mình chỉ muốn xem cái nào thì hợp lý hơn mà thôi. Cậu có thể thử cách của cậu đối với từng nhóm máy khác nhau như vậy cậu sẽ thấy được khoảng cách gần đúng đó là thế nào? có chấp nhận được không?
 
Last edited by a moderator:

icor

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
17/4/09
Bài viết
127
Điểm thành tích
18
Xác định hệ số điều chỉnh máy thi công do sự biến động giá nhiên liệu, năng lượng và nhân công
* Gọi G0, Gt là chi phí máy thi công trong dự toán (thanh toán,..) tính theo đơn giá gốc và tính tại thời điểm t (thời điểm xác nhận để tính dự toán hoặc thanh toán,..)
* Gọi TL, X,D,Đ, K là chi phí tiền lương, xăng, dầu điezel, Điện và các khoản chi phí khác trong chi phí máy
* Chi phí máy G0 được xác định theo công thức:
G0 = TL0 + X0 + D0 + Đ0 + K0
*Chi phí máy Gt được xác định theo công thức:
Gt = TLt+ Xt + Dt + Đt + Kt
(Trong trường hợp xác định hệ số điều chỉnh do biến động chi phí nhân công, nhiên liệu thì coi như K là không đổi, tức là Kt = K0)
* Gọi Km là hệ số điều chỉnh chi phí máy ta có
Km = Gt/G0 =(TLt + Xt + Dt + Đt + Kt )/G0
= (TLt/TL0).(TL0/G0) +(Xt/X0).(X0/G0) +(Dt/D0).(D0/G0) +(Đt/Đ0).(Đ0/G0) + K0/G0
Đặt : a = TL0/G0; b= X0/G0 ; c= D0/G0; d = Đ0/G0 và e = K0/G0
Ta có :
Km = a.(TLt/TL0) + b.(Xt/X0) + c.(Dt/D0)+d.(Đt/Đ0) + e

* Gọi LTT, GX, GD, GĐ lần lượt là mức lương tối thiểu, giá xăng, giá dầu và giá điện
Ta dễ dàng chứng minh được: TLt/TL0 = LTTt/ LTT0; Xt/X0 = GXt/GX0; Dt/D0 = GDt/GD0; Đt/Đ0 = GĐt/GĐ0
Do đó ta có:
Km = a.(LTTt/LTT0) + b.(GXt/GX0) + c.(GDt/GD0)+d.(GĐt/GĐ0) + e
(Công thức này tương tự như công thức điều chỉnh giá trong FIDIC)
* Trong chương trình dự toán đã có cho ra hao phí ca máy của các loại máy, dựa vào đó có thể xác định các hệ số trên thông qua việc lập thêm các bảng tính toán có liên quan. Hoặc là có thể một lúc nào đó, một ai đó có thể tạo thêm các macro để tính toán phần này rồi add thêm vào chương trình dự toán, lúc đó chỉ cần chạy chương trình dự toán và đưa giá nhiên liệu, nhân công tại thời điểm cần tính toán vào (tương tự như đưa giá vật tư để tình chênh lệch vật tư) phần mềm sẽ tự động tính toán hệ số điều chỉnh rồi cập nhật vào trong bảng tổng hợp chi phí.
* Đây có lẽ chỉ là một trong những cách để điều chỉnh chi phí máy, chưa chắc nó đã có nhiều ý nghĩa lắm, tùy thuộc vào mục đích mà mỗi người mà cách nào được sử dụng. Dù là sử dụng cách trên để tìm hệ số điều chỉnh hay là sử dụng cách điều chỉnh trực tiếp bằng cách tính chênh lệch nhiên liệu, nhân công thì có một yêu cầu nho nhỏ lúc này là Bác lập trình các phần mềm dự toán cần phải bổ sung thêm các bảng tính toán phù hợp vào các chương trình dự toán, như vậy anh em sẽ đỡ mệt hơn!
* Mỗi công trình sẽ có các chủng loại máy(nhóm máy) được sử dụng nhiều ít khác nhau, mỗi nhóm máy lại có tỷ trọng các thành phần chi phí khác nhau. Do đó, việc xác định một hệ số điều chỉnh chung cho tất cả các loại công trình sẽ không hợp lý bằng việc xác định cho từng công trình. Trên đây là ý kiến của riêng mình, xin các Bác cho ý kiến thêm ạ!
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
Mình chỉ nói là nó chính xác cho từng công trình không nói là cho tất cả nhé.
Mỗi công trình sẽ có các chủng loại máy(nhóm máy) được sử dụng nhiều ít khác nhau, mỗi nhóm máy lại có tỷ trọng các thành phần chi phí khác nhau. Do đó, việc xác định một hệ số điều chỉnh chung cho tất cả các loại công trình sẽ không hợp lý bằng việc xác định cho từng công trình. Trên đây là ý kiến của riêng mình, xin các Bác cho ý kiến thêm ạ!
- Nếu bạn nói chính xác cho từng loại máy thì mình đồng ý nhưng lại nói là chính xác cho từng công trình thì cần xem xét lại nhé. Khi đã nói đến tỷ trọng các thành phần chi phí cho 1 công trình cụ thể là ta đã đề cập đến cách tính trung bình (dù là trung bình cộng hay bình quân gia quyền), mà khi đã đề cập đến vấn đề trung bình thì cách tính sẽ chỉ là phương pháp gần đúng mà thôi, không thể gọi là chính xác cho từng công trình được.

không cần biết là bạn chọn quyền số thế nào, rồi quy đổi thế nào, theo tôi thì tôi thấy hệ số điều chỉnh tính theo cách đó chưa thể được coi là hợp lý được!
Mình chưa từng khẳng đinh phương án của mình là hợp lý. Cái mình chia sẻ là 1 cách tính để mọi người tham khảo mà thôi, trên phương diện cá nhân mình cũng không sử dụng các hệ số đã tính toán được ở trên mà sẽ tính toán bù trừ trực tiếp cho từng loại máy theo file gửi ban đầu.

- Bây giờ đã có thông tư 06/2010. Trong đó có nói về điều chỉnh chi phí máy, nhưng trong đó cũng không có cách tương tự như của bạn nêu. Mình không có ý phản bác cậu, mình chỉ muốn xem cái nào thì hợp lý hơn mà thôi. Cậu có thể thử cách của cậu đối với từng nhóm máy khác nhau như vậy cậu sẽ thấy được khoảng cách gần đúng đó là thế nào? có chấp nhận được không?

- Chúng ta đều biết là ngoài tiền lương và nhiên liệu trong giá ca máy còn có các thành phần khác không kém phần quan trọng như : khấu hao, chi phí khác, chi phí sửa chữa. Trong cách tính toán của bạn không nói về các thành phần đó, vì vậy vai trò của nó trong việc tìm ra các hệ số điều chỉnh không có, như vậy là chưa được hợp lý.
Xác định hệ số điều chỉnh máy thi công do sự biến động giá nhiên liệu, năng lượng và nhân công
.......................................................................
Thông tư 06/2010 cũng đâu có đề cập đến cách điều chỉnh chi phí máy như bạn đã lập. Và theo cách lập của bạn thì cũng đã coi các thành phần chi phí khác (Sửa chữa, khấu hao...) là không đổi, có gì mâu thuẫn với cách lập luận với bài viết trên không??

* Trong chương trình dự toán đã có cho ra hao phí ca máy của các loại máy, dựa vào đó có thể xác định các hệ số trên thông qua việc lập thêm các bảng tính toán có liên quan. Hoặc là có thể một lúc nào đó, một ai đó có thể tạo thêm các macro để tính toán phần này rồi add thêm vào chương trình dự toán, lúc đó chỉ cần chạy chương trình dự toán và đưa giá nhiên liệu, nhân công tại thời điểm cần tính toán vào (tương tự như đưa giá vật tư để tình chênh lệch vật tư) phần mềm sẽ tự động tính toán hệ số điều chỉnh rồi cập nhật vào trong bảng tổng hợp chi phí.

Dù là sử dụng cách trên để tìm hệ số điều chỉnh hay là sử dụng cách điều chỉnh trực tiếp bằng cách tính chênh lệch nhiên liệu, nhân công thì có một yêu cầu nho nhỏ lúc này là Bác lập trình các phần mềm dự toán cần phải bổ sung thêm các bảng tính toán phù hợp vào các chương trình dự toán, như vậy anh em sẽ đỡ mệt hơn!
Đề xuất của bạn đã được Acitt nghe thấy và nhanh chóng cho ra mẫu dự toán mới.Các bạn có thể tham khảo cách tính toán theo file mình gửi.

Công thức bạn đưa ra rất là hay biến đổi nhưng cái rất chung theo quốc tế thành những cái rất riêng của Việt Nam tuy nhiên nếu vận dụng nó để tính cho cả công trình thì cũng lại chỉ là 1 phương pháp gần đúng, không thể gọi là chính xác đươc. Còn nếu tính cho từng loại máy cụ thể thì mình đồng ý với bạn là phương này chính xác, nhưng nếu chỉ để tính cho từng loại máy thì có lẽ không cần sử dụng đến 1 công thức cao siêu đến thế (không phải ai cũng hiểu hết được)
Rất cảm ơn những ý kiến của bạn!
 

File đính kèm

  • Mau du toan_tinhtoan chenh lech ca may nam 2010.rar
    268,6 KB · Đọc: 1.862
Last edited by a moderator:

icor

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
17/4/09
Bài viết
127
Điểm thành tích
18
Cảm ơn Beck nhiều nhé!
- Cái công thức mà mình viết ra với cái cách bù trừ trực tiếp nó cho một kết quả như nhau. vì mình biến đổi từ cách tính trực tiếp để tìm ra hệ số điều chỉnh và cái hệ số đó mình tính cho toàn bộ công trình chứ không tính cho một máy hay nhóm máy(mình viết G là chi phí máy chứ không phải đơn giá ca máy) nào cả, vì mình không đủ khả năng để tìm ra tỷ trọng các nhóm máy, và điều đó với mình cũng không cần thiết.
- Cái công thức trong phương pháp điều chỉnh trực tiếp của thông tư 06/2010 chính là cái chi phí máy Gt của mình, mình chỉ thêm G0, rồi biến đổi để tìm được hệ số điều chỉnh thôi. có điều là mình tách chi phí năng lượng nhiên liệu thành các thành phần cụ thể là : xăng, dầu, điện để mình áp giá các mặt hàng đó vào công thức chứ không sử dụng chỉ số giá (chỉ số giá chịu ảnh hưởng của cơ cấu rỏ hàng hóa dùng để tính toán nó, mình không muốn bị ảnh hưởng bởi cái rỏ hàng hóa được ai đó lựa chọn nên tách ra cho chắc ăn). Vì vậy cái phép biến đổi của mình là làm đơn giản hóa vấn đề(chỉ số giá khó hiểu hơn là giá cụ thể của từng mặt hàng) chứ chẳng có gì cao siêu đâu!
- Trong trường hợp mình chỉ điều chỉnh về nhân công và năng lượng nhiên liệu thì các thành phần khác (khấu hao, sửa chữa, chi phí khác,...) không đổi. Nó vẫn góp mặt trong việc tạo nên hệ số (e)- một thành phần tạo nên hệ số điều chỉnh, không mâu thuẫn với những gì mình đã viết.
- Nếu ai đó cho cập nhật vào trong Dự toán mới thì cũng tốt thôi mà! càng nhiều người cập nhật càng tốt, đúng không bạn.
một lần nữa cảm ơn bạn đã đọc những gì mình viết, hihi
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Cho những ai có ý định hỏi BỘ xây dựng

Hiện nay, nhiều cá nhân, cơ quan hay doanh nghiệp vẫn thắc mắc về cách điều chỉnh Nhân công, Máy thi công theo mức lương tối thiểu quy định tại nghị định 97/2009/NĐ-CP. Và ý tưởng hỏi Bộ Xây dựng để được giải đáp cụ thể hơn vẫn có trong đầu của các lãnh đạo.
Thực ra thì không nên hỏi Bộ Xây dựng làm gì cả, vì Công văn 920/BXD đã nêu việc cho phép điều chỉnh dự toán từ 1/1/2010. Còn việc hướng dẫn điều chỉnh cụ thể như thế nào thì lại do các Tập đoàn, các Sở vv... thực hiện
Các bạn có thể tải văn bản trả lời của BXD ở dưới để biết chi tiết câu trả lời!
Và tôi dám chắc, nếu có ai đó hỏi nữa, BXD vẫn chỉ trả lời như thế! :D
 

File đính kèm

  • 1085-BXD-KTXD dieu chinh du toan.pdf
    50,1 KB · Đọc: 1.958

longlanhdongsong

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Hỏi giá điện khi xác định giá ca máy.

Em chào các bác!
Em vừa tải thông tư 08/BCT về xem thì thấy cách tính giá điện khá lằng nhằng. Trong phần dữ liệu đầu vào của các bảng tính giá ca máy trên diễn đàn đều để giá điện là 985đ/KWh. Vậy các bác cho em hỏi với cách tính giá bán điện bậc thang như hiện nay thì em nên lấy bao nhiêu là hợp lý nhất? Có người lấy1.200Đ có người bảo em chia trung bình cộng. Làm vậy e không ổn lắm. Mong các bác chỉ giáo.
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
Em chào các bác!
Em vừa tải thông tư 08/BCT về xem thì thấy cách tính giá điện khá lằng nhằng. Trong phần dữ liệu đầu vào của các bảng tính giá ca máy trên diễn đàn đều để giá điện là 985đ/KWh. Vậy các bác cho em hỏi với cách tính giá bán điện bậc thang như hiện nay thì em nên lấy bao nhiêu là hợp lý nhất? Có người lấy1.200Đ có người bảo em chia trung bình cộng. Làm vậy e không ổn lắm. Mong các bác chỉ giáo.
Thông tư 08 ban hành rất nhiều giá điện khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày và cũng rất khác nhau cho từng loại hình sản xuất. Vì vậy việc áp 1 giá nào đó trong từng loại giá trên là không phù hợp. Tuy nhiên trong Thông tư 08 có nói đến 1 giá bán điện bình quân cho cả năm 2010. Việc thi công xây dựng có thể tiến hành bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng như liên quan đến nhiều loại hình sản xuất. Vì vậy mình nghĩ sử dụng giá bán điện bình quân này vào việc tính giá ca máy là phù hợp.
gia%20ban%20dien%20binh%20quan%202010.JPG

 

kimhongphong

Thành viên năng động
Tham gia
4/7/08
Bài viết
66
Điểm thành tích
8
Website
www.giaxaydung.vn
Nhien lieu phu

Theo TT07/2007-Hướng dẫn lập giá ca máy, có quy định chi phí nhiên liệu phụ (dầu, mỡ động cơ) so với nhiên liệu chính (xăng 3%, dầu 5%, điện 7%). Khi tính bù giá nhiên liệu bạn chưa nhân với tỷ lệ nhiên liệu phụ, kết quả là tính bù giá nhiên liệu là không đúng.
Bạn bổ sung chi phí nhiên liệu phụ vào là ok
:D
 

kimhongphong

Thành viên năng động
Tham gia
4/7/08
Bài viết
66
Điểm thành tích
8
Website
www.giaxaydung.vn
Điều chỉnh hệ số máy

Từ khi ra nghị định 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Bộ Xây dựng lại không ra Thông tư Hướng dẫn điều chỉnh chi phí dự toán xây dựng công trình khiến các đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan lúng túng trong việc lập dự toán. Các bạn đang tính toán tìm mọi cách để đưa ra một hệ số điều chỉnh giá ca máy cho đúng nhất, nhưng hệ số các bạn đưa ra chỉ là tương đối và rất khó bảo vệ trước chủ đầu tư. Khắc phục điểm yếu đó Phần mềm dự toán Acitt đã cho ra mẫu dự toán mới, bổ sung thêm mục bù giá ca máy (phân tích ca máy, chênh lệch ca máy). Các bạn chỉ cần nhập giá nhiên liệu thời điểm hiện tại và tiền lương nhân công hiện tại, phần mềm sẽ tự phân tích ra chênh lệch nhiên liệu và tiền lương thợ điều khiển máy. Đây chính là cách tính bù giá ca máy đúng nhất. Cách này sẽ không đưa ra một hệ số điều chỉnh nào cả, mà bù giá nhiên liệu, tiền lương ngay tại thời điểm lập dự toán. Các bạn có thể dowload bộ cài bù giá ca máy tại địa chỉ sau:
http://www.acitt.com/web/?asmx.acitt=5&xemID=37&chitiet=153&DBF=4
Chúc các bạn thành công
 

kimhongphong

Thành viên năng động
Tham gia
4/7/08
Bài viết
66
Điểm thành tích
8
Website
www.giaxaydung.vn
Công văn 920/CV-BXD

Các bạn xem thêm công văn 920/CV-BXD ngày 25/5/2010 của Bộ xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiều từ ngày 1/1/2010 tại địa chỉ sau để biết thêm chi tiết: http://giaxaydung.vn/diendan/bo-xay...-cong-trinh-theo-muc-luong-toi-thieu-moi.html
Theo như công văn Chủ đầu tư là người quyết định có trách nhiệm hướng dẫn, điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình cho phù hợp với thời điểm hiện tại và Bộ xây dựng cũng không đưa ra hệ số điều chỉnh như trước nữa.
Chúc các bạn thành công
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
Theo TT07/2007-Hướng dẫn lập giá ca máy, có quy định chi phí nhiên liệu phụ (dầu, mỡ động cơ) so với nhiên liệu chính (xăng 3%, dầu 5%, điện 7%). Khi tính bù giá nhiên liệu bạn chưa nhân với tỷ lệ nhiên liệu phụ, kết quả là tính bù giá nhiên liệu là không đúng.
Bạn bổ sung chi phí nhiên liệu phụ vào là ok
:D
Việc bù giá cho nhiên liệu phụ thực ra là 1 vấn đề cũng còn phải tranh luận thêm. Được bù hay không bù là do quyết định của CĐT.
-Với vai trò là đơn vị thi công mình vẫn sẽ lập bù giá cho nhiên liệu phụ nhưng với vai trò là CĐT thì mình sẽ không duyệt phần chi phí này.Nghe mâu thuẫn nhỉ nhưng đó là 1 vấn đề thực tế vẫn đang tồn tại.>:D<
Quay lại với vấn đề bù giá nhiên liệu phụ. Việc bù giá chỉ tính đến khi có sự chênh lêch về giá, bạn có thể chứng minh vật liệu phụ là những loại vật liệu gì không và liệu nó có tăng giá thật hay không.
- Đây là 1 vấn đề còn nhiều tranh cãi, không phải chỉ nguyên vật liệu phụ trong giá ca máy mà còn là vật liệu khác, máy khác....
Các bạn cho ý kiến thêm nhé.
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
Từ khi ra nghị định 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Bộ Xây dựng lại không ra Thông tư Hướng dẫn điều chỉnh chi phí dự toán xây dựng công trình khiến các đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan lúng túng trong việc lập dự toán. Các bạn đang tính toán tìm mọi cách để đưa ra một hệ số điều chỉnh giá ca máy cho đúng nhất, nhưng hệ số các bạn đưa ra chỉ là tương đối và rất khó bảo vệ trước chủ đầu tư. Khắc phục điểm yếu đó Phần mềm dự toán Acitt đã cho ra mẫu dự toán mới, bổ sung thêm mục bù giá ca máy (phân tích ca máy, chênh lệch ca máy). Các bạn chỉ cần nhập giá nhiên liệu thời điểm hiện tại và tiền lương nhân công hiện tại, phần mềm sẽ tự phân tích ra chênh lệch nhiên liệu và tiền lương thợ điều khiển máy. Đây chính là cách tính bù giá ca máy đúng nhất. Cách này sẽ không đưa ra một hệ số điều chỉnh nào cả, mà bù giá nhiên liệu, tiền lương ngay tại thời điểm lập dự toán. Các bạn có thể dowload bộ cài bù giá ca máy tại địa chỉ sau:
http://www.acitt.com/web/?asmx.acitt=5&xemID=37&chitiet=153&DBF=4
Chúc các bạn thành công
Vấn đề acitt cập nhật việc bù giá ca máy mình cũng đã đề cập ở phần trên. Có thể nói việc acitt hỗ trợ tính năng này giúp những người lập dự toán rất nhiều, tránh những khâu tính toán thủ công. Tuy nhiên tính năng này đang trong quá trình dùng thử nhiệm nên số liệu còn thiếu và còn nhiều sai sót. khi sử dụng các bạn nhớ kiểm tra lại kỹ số liệu, không thể phụ thuộc hoàn toàn vào phần mềm được.
 

kimhongphong

Thành viên năng động
Tham gia
4/7/08
Bài viết
66
Điểm thành tích
8
Website
www.giaxaydung.vn
Nhiên liệu phụ

Theo Thông tư 07/2007/TT-BXD: Hướng dẫn lập giá ca máy xây dựng thì chi phí nhiên liệu phụ (dầu, nhớt động cơ) phụ thuộc và chi phí nhiên liệu chính (xăng, dầu diesel, điện) theo tỷ lệ như sau: 3% nếu máy chạy xăng; 5% nếu chạy dầu diesel; 7% nếu chạy điện. Theo đó nhiên liệu chính thay đổi giá thì nhiên liệu phụ cũng thay đổi, nên phải bù giá. Mà thực tế dầu nhớt cũng thay đổi theo giá thị trường (xăng dầu tăng thì dầu nhớt cũng tăng), ở đây chúng ta chấp nhận bù giá nhiên liệu phụ theo cách tính tương đối khi chấp nhận tỷ lệ %.
Mong các bạn góp ý thêm
 

quyen81

Thành viên mới
Tham gia
4/10/07
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Việc bù giá cho nhiên liệu phụ thực ra là 1 vấn đề cũng còn phải tranh luận thêm. Được bù hay không bù là do quyết định của CĐT.
-Với vai trò là đơn vị thi công mình vẫn sẽ lập bù giá cho nhiên liệu phụ nhưng với vai trò là CĐT thì mình sẽ không duyệt phần chi phí này.Nghe mâu thuẫn nhỉ nhưng đó là 1 vấn đề thực tế vẫn đang tồn tại.>:D<
Quay lại với vấn đề bù giá nhiên liệu phụ. Việc bù giá chỉ tính đến khi có sự chênh lêch về giá, bạn có thể chứng minh vật liệu phụ là những loại vật liệu gì không và liệu nó có tăng giá thật hay không.
- Đây là 1 vấn đề còn nhiều tranh cãi, không phải chỉ nguyên vật liệu phụ trong giá ca máy mà còn là vật liệu khác, máy khác....
Các bạn cho ý kiến thêm nhé.

Mình đồng ý với quan điểm của bạn. Theo như DM ban hành hiện nay thì một số công tác có phần vật liệu khác hoặc máy khác tính theo % nhưng thực tế chẳng có thêm loại vật liệu nào ngoài các vật liệu chính cả. Các bạn thấy sao
 

dangphong191

Thành viên có triển vọng
Tham gia
11/7/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
thanks

File trên mình mới tính giá ca máy cho từng loại máy và hệ số điều chỉnh cho từng loại máy. Mình cung cấp thêm 1 file tính hệ số MTC chung cho tất cả các máy theo phương pháp bình quân gia quyền.
Lý luận của phương pháp :
+ Việc điều chỉnh hệ số máy thi công dựa trên việc điều chỉnh chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương thợ lái máy do đó ta chọn chỉnh chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương thợ lái máy làm số gia.
- Theo cách tính này mình đã áp dụng thử cho thời điểm năm 2009 và so sánh với kết quả của Quyết định số 57/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội và thấy rằng kết quả là hợp lý (Quyết định số 57/2008/QĐ-UBND chỉ điểu chỉnh chi phí tiền lương thợ lái máy, không điều chỉnh chi phí nhiên liệu nên chỉ chọn chi phí tiền lương thợ lái máy làm số gia)
- Áp dụng phương pháp cho thời điểm năm 2010 (điều chỉnh cả chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương thợ lái máy) ta có được các hệ số MTC.
 

maihuong_na

Thành viên mới
Tham gia
23/8/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
@Beck: Theo mình thì công thức thiết lập đúng ở cột P9 phải là = H9 +(I9-G9) + O9. Công thức như hiện nay thì coi như chi phí nhân công lái máy được tính 2 lần, 1 lần là 450.000 + 1 lần là 980.000.

Em lại nghĩ khác,P9=H9+I9+O9 là đúng, vì I9 chỉ là bù lương nhân công (chênh lệch giữa lương 980.000đ và 450.000đ)
 

vanhuongthuthuy

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
5/3/08
Bài viết
178
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Góp ý

Suy cho cùng thì lỗi vẫn thuộc về các Bộ. Các Bộ rất chậm trong công tác ra Thông tư hướng dẫn NĐ 97/2009/NĐ-CP, mà cụ thể ở đây là Bộ Xây Dựng chậm ra Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.
Tất cả những phép tính và giải pháp mà chúng ta bàn ở trên chỉ mang tính kiến thức chứ không mang tính pháp lý. Những gì đã nói đã bàn là để hiểu chứ áp dụng không bao giờ được (ngoại trừ các Chủ đầu tư vốn tự chủ). Với vốn ngân sách, từng câu chữ và các hệ số phải có pháp lý đi kèm, chỉ là giải trình của 1 chuyên gia tính toán rất giỏi thì pháp lý vẫn không thừa nhận.
Những phương pháp tính và cả phần mềm hổ trợ là rất hữu ích, song cá nhân tôi mong mõi vẫn không phải là giải pháp của các anh chị và các Cty phần mền mà là Bộ Xây Dựng sớm ra Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình (thay thế Thông tư 05/2009/TT-BXD). Và từ đó UBND các tỉnh - Sở ngành sớm ra văn bản hướng dẫn cụ thể cho các hệ số điều chỉnh dự toán. Đó là hành lang pháp lý duy nhất.:-w
 

hoangtuvuive85

Thành viên mới
Tham gia
21/5/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Cám ơn

e cám ơn bác nhớ. e mở đc bản excell rồi :D. thế bác nào có công bố giá vật liệu mới nhất của HN năm 2010 k? cho e xin 1 bản. Có j các bác gửi cho e vào hòm thư hoangtuvuive85@yahoo.com nhớ. thanks các bác nhìu
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top