xin hỏi diễn đàn: khi đã ra quyết định huỷ thầu rùi thì các sự kiện pháp lý kéo theo sẽ là gì?
Liệu có được ra một quyết định nữa huỷ quyết định huỷ thầu ở trên để ra quyết định trúng thầu không?
Trường hợp nào thì được phép như vậy?
Xin cám ơn!
Về nội dung hủy thầu:
Hủy đấu thầu
1. Huỷ đấu thầu được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong hồ sơ mời thầu;
b) Có bằng chứng cho thấy bên mời thầu thông đồng với nhà thầu;
c) Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
d) Có bằng chứng cho thấy tất cả các nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên mời thầu.
2. Căn cứ vào quyết định của người có thẩm quyền, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo đến các nhà thầu tham gia đấu thầu về việc hủy đấu thầu.
Như vậy luật đã chỉ cho ta trong những trường hợp nào thì được hủy thầu.
Khi hủy thầu thì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ này được giải quyết như thế nào, Đây là nội dung bạn quan tâm nhẩy.
Trách nhiệm tài chính khi huỷ đấu thầu
1. Trường hợp huỷ đấu thầu không do lỗi của nhà thầu thì bên mời thầu có trách nhiệm đền bù những chi phí tham gia đấu thầu cho các nhà thầu trên cơ sở các chế độ, định mức hiện hành của Nhà nước, trừ trường hợp hủy đấu thầu do không có nhà thầu nào đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
2. Trường hợp hủy đấu thầu vì lý do thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư thì chi phí đền bù do người có thẩm quyền quyết định và lấy từ chi phí của dự án. Trường hợp vì các lý do khác do lỗi của bên mời thầu gây ra thì cá nhân có liên quan thuộc bên mời thầu chịu trách nhiệm thanh toán.
3. Trường hợp huỷ đấu thầu vì lý do bên mời thầu thông đồng với một hoặc một số nhà thầu thì các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm đền bù chi phí cho các nhà thầu khác.
Khi nói đến hủy thầu, thì phải biết được nguyên nhân, hay chính xác là tại sao hủy thầu. Chính nguyên nhân để hủy thầu nó đã nói lên được những công việc tiếp theo Chủ đầu tư phải làm gì? và luật quy định: "Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này".
Nếu Hủy thầu vì:
-a) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong hồ sơ mời thầu ( tức là thay đổi từ việc lập dự án đầu tư, trong dự án phải nêu được mục tiêu, phạm vi, lại từ A-Z).
-b) Có bằng chứng cho thấy bên mời thầu thông đồng với nhà thầu; Hủy thầu trong trường hợp này thì không ảnh hưởng đến HSMT ( xem lại thành viên bên mời thầu nếu có trong thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu thì hủy quyết định thành lập tổ chuyên gia) phát hanh lại HSMT thông báo trên thông tin hủy thầu và đấu thầu lại ( riêng xử lý bên mới thầu, ai dính thì xử lý theo pháp lệnh xử phạt hành chính trong đầu tư & xây dựng + xử lý hành chính nếu chưa đến mức phải truy tố trước pháp luật).
-c) Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu; Phát hành lại HSMT, thông báo hủy thầu chào lại, kể cả xem lại HSMT để điều chỉnh bổ sung khi thấy những điều không hợp lý ( nếu do các nhà thầu đều vượt giá gói thầu được duyệt, thì áp dụng tương tự khoản 6 điều 70 nghị định 58), Trường hợp này không cần phải thay đổi Tổ chuyên gia hay thẩm định...
-d) Có bằng chứng cho thấy tất cả các nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên mời thầu, thông báo hủy chào lại đồng thời không cho những nhà thầu vi phạm tham gia đấu thầu, nếu thấy cần thiết và đủ cơ sở thì đăng tin thông báo các nhà thầu thông thầu và báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý, ( không cần thay đổi thủ tục gì thêm).
Nội dung ra quyết định hủy quyết đinh hủy thầu.
Về luật đấu thầu không được phép bàn đến chuyện này, nhưng về góc độ pháp luật nói chung thì ra quyết định hủy một quyết định khác là chuyện bình thường, đây lại là một lĩnh vực không được điều chỉnh trong luật đấu thầu vì không phải đối tượng điều chỉnh, mà là đối tượng của nghành luật khác và được giải quyết theo trình tự của luật khiếu nại và tố cáo nhé bạn.