Khi QT có cần phê duyệt lại chi phí kiểm toán và chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán không?

Việc chủ đầu tư có phải thanh toán chi phí kiểm toán tương ứng với tỷ lệ dự phòng thì phải xem trong hợp đồng, không thể phán bừa.
Nếu Hợp đồng ghi: kiểm toán toàn bộ chi phí của dự án-> có thanh toán
Hợp đồng ghi: kiểm toán chi phí theo yêu cầu của CĐT-> làm bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu
Chi phí kiểm toán là tính theo Tổng mức đầu tư, mà Tổng mức đầu tư có nghĩa là bao gồm cả dự phòng rồi chứ.

Còn đúng là cho hay cắt còn do Hợp đồng giữa 2 bên nữa.
 
Chi phí được đưa ra là để đạt các mục tiêu trong công việc, nếu cần thiết phải kiểm toán toàn bộ chi phí thì vẫn phải thực hiện.
Vâng, số 1-->6, chính là em viết tắt 6 khoản chi phí trong tổng mức đầu tư đấy ạ. số 7 là chi phí dự phòng :D
Giả sử muốn cắt chi phí này, thì trong hợp đồng nêu rõ: Kiểm toán các chi phí 1-->6;

Mặt khác, tại thời điểm hoàn thành dự án, phần lớn chi phí mà ban đầu goi là chi phí dự phòng đều nằm trong các chi phí: xây dựng, thiết bị,... nên giá trị của dự phòng thì giảm mà chi phí các hạng mục khác thì tăng.
Chi phí kiểm toán là kiểm tra lại các chi phí đã thực hiện nên nếu nói giảm, cắt thì cũng là không có cơ sở để thực hiện
Vâng, em lưu ý để lúc soạn thảo hợp đồng nêu rõ phạm vi không phải kiểm toán chi phí dự phòng còn lại. tiết kiệm tí nào hay tí đấy. Nhiều dự án không dùng đến hoăc dự phòng còn lại không nhỏ mà.
Lưu ý, từ còn lại các bác nhé: chi phí dự phòng còn lại
Chi phí kiểm toán là kiểm tra lại các chi phí đã thực hiện nên nếu nói giảm, cắt thì cũng là không có cơ sở để thực hiện

Tóm lại: nếu dự phòng còn lại nhiều, nên chú ý khi soạn hợp đồng để nêu rõ, không phải kiểm toán chi phí này, vì đã kiểm toán chi phí từ 1-->6 rồi thì đương nhiên 7(dự phòng) không phải xem đến nữa (căn cơ tí ý mà).
 
Last edited by a moderator:
Chào cả nhà. Lâu không post bài lại thấy nhớ nhớ. Về vấn đề này thì em có ý kiến như sau:
- Cũng giống quan điểm như của Chuotdong, Chi phí kiểm toán được tính theo định mức tỷ lệ theo Tổng mức đầu tư được duyệt. Trong Tổng mức đầu tư thì có chi phí dự phòng, do đó chi phí dự phòng có dùng hết không, hết nhiều hay hết ít thì không ảnh hưởng đến việc tính chi phí Kiểm toán.
- Bên em vừa thực hiện quyết toán dự án (nguồn vốn tư nhân), có thuê kiểm toán độc lập. Phương pháp tính chi phí kiểm toán (giá hợp đồng) được thỏa thuận rõ: C = K1 x Gqt x K2
+ C: Chi phí kiểm toán
+ K1: Định mức tỷ lệ sử dụng theo Bảng định mức trong Thông tư số 19/2011/TT-BTC (Hồ sơ quyết toán vốn lập sau thời điểm thông tư này có hiệu lực).
+ Gqt: Chính là tổng chi phí thực tế được quyết toán từ 1-6 (không bao gồm dự phòng).
+ K2: Hệ số giảm giá.
Chúc các bác tuần mới vui vẻ.
 
Cũng giống quan điểm như của Chuotdong, Chi phí kiểm toán được tính theo định mức tỷ lệ theo Tổng mức đầu tư được duyệt. (1) Trong Tổng mức đầu tư thì có chi phí dự phòng, do đó chi phí dự phòng có dùng hết không, hết nhiều hay hết ít thì không ảnh hưởng đến việc tính chi phí Kiểm toán.
- Bên em vừa thực hiện quyết toán dự án (nguồn vốn tư nhân), có thuê kiểm toán độc lập. Phương pháp tính chi phí kiểm toán (giá hợp đồng) được thỏa thuận rõ: C = K1 x Gqt x K2 (2)
+ C: Chi phí kiểm toán
+ K1: Định mức tỷ lệ sử dụng theo Bảng định mức trong Thông tư số 19/2011/TT-BTC (Hồ sơ quyết toán vốn lập sau thời điểm thông tư này có hiệu lực).
+ Gqt: Chính là tổng chi phí thực tế được quyết toán từ 1-6 (không bao gồm dự phòng).
+ K2: Hệ số giảm giá.
Chúc các bác tuần mới vui vẻ.

Cám ơn sự chia sẻ của bác.

Nếu với như sự chia sẻ của Bác không hẳn giống Bác chuột đồng. Và câu (1) ở trên hoàn toàn không lo gic với (2) nhé.

K1 bác dùng Gqt (1- >6) để tra hay TMĐT =Gqt+ Gdp còn lại. Nếu dùng Gqt để tra thì lúc thẩm tra có quyền xỉa xói nhé (nếu là vốn nhà nước vì dùng số nhỏ tra sẽ được hệ số lớn).

K2 là hệ số thỏa thuận giữa Nhà thầu và Bên Bác.
Mình chia sẻ thêm một chút nhé: tính chi phí này (hay có một số chi phí khác tính theo Tổng mức đầu tư)
1. Tính đúng tinh thần của Thông tư 19 nhé. (Có 7 mục chi phí). Dùng số này để nội suy. v...v. Các bài trên mình đã phân tích rất kỹ.
2. Vận dung TT19: là chỉ lấy tối đa 6 chi phí để nội suy ra tỉ lệ.
---
Vậy thì phương pháp nào ít chi phí hơn. Phương pháp 1: như mình vừa trao đổi với Bác naat ở trên đó. Lấy số lớn để tra hệ số (TMĐT); lấy số nhỏ chi phí Gqt 1-->6 để tính. Vừa đúng mà không ai cãi (thẩm tra) vào đâu được.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn sự chia sẻ của bác.

Nếu với như sự chia sẻ của Bác không hẳn giống Bác chuột đồng. Và câu (1) ở trên hoàn toàn không lo gic với (2) nhé.

K1 bác dùng Gqt (1- >6) để tra hay TMĐT =Gqt+ Gdp còn lại. Nếu dùng Gqt để tra thì lúc thẩm tra có quyền xỉa xói nhé (nếu là vốn nhà nước vì dùng số nhỏ tra sẽ được hệ số lớn).

K2 là hệ số thỏa thuận giữa Nhà thầu và Bên Bác.
Mình chia sẻ thêm một chút nhé: tính chi phí này (hay có một số chi phí khác tính theo Tổng mức đầu tư)
1. Tính đúng tinh thần của Thông tư 19 nhé. (Có 7 mục chi phí). Dùng số này để nội suy. v...v. Các bài trên mình đã phân tích rất kỹ.
2. Vận dung TT19: là chỉ lấy tối đa 6 chi phí để nội suy ra tỉ lệ.
---
Vậy thì phương pháp nào ít chi phí hơn. Phương pháp 1: như mình vừa trao đổi với Bác naat ở trên đó. Lấy số lớn để tra hệ số (TMĐT); lấy số nhỏ chi phí Gqt 1-->6 để tính. Vừa đúng mà không ai cãi (thẩm tra) vào đâu được.

Hi bác ducminpham.
- Câu (1) của em đồng ý với quan điểm của Chuotdong là tính trên Tổng mức đầu tư được duyệt theo quan hướng dẫn tại Thông tư 19/2011/TT-BTC
- Câu (2) của em là em ví dụ dự án của em. Em đã ngoặc đơn là vốn tư nhân rùi mà, bên em thuê kiểm toán độc lập. Về bản chất thì Hợp đồng trong hoạt động xây dựng là hợp đồng dân sự, nó chính là thỏa thuận của các bên. Để không bên nào bị thiệt thì chúng em thống nhất lấy G là Gqt.
Bác biết rùi đó, hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, đặc biệt là dự án sử dụng vốn tư nhân thì quan trọng là cái K2 nó bằng bao nhiêu.
 
Back
Top