Khoá học lập dự toán online - gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Trung

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.650
Điểm tích cực
6.776
Điểm thành tích
113
Mặc dù rất bận, nhưng TA quyết định nỗ lực để tổ chức lớp học này nhằm quyên góp kinh phí ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả bão số 9. Các đồng nghiệp thấy lợi ích từ chủ đề này xin dành chút học phí "tiết kiệm" được ủng hộ đồng bào miền Trung đang gặp khó khăn. Không cần nhiều chỉ cần có ý thức và tấm lòng. Các bạn xem thông tin ủng hộ tại đây.

Câu hỏi 1. Cơ sở pháp lý của công tác lập dự toán là gì ? (Tôi cần chuẩn bị những tài liệu gì cho công việc lập dự toán?)

Trả lời: Bạn cần đặt trên bàn các tài liệu thông dụng sau (hầu hết đều có trên Giaxaydung.vn):
1. Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25.07/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
3. Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình (bảng tính mẫu cá máy đã chia sẻ trên Diễn đàn).
4. Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc Công bố định mức CPQLDA và tư vấn ĐTXDCT
5. Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2007 của Bộ Xây dựng về việc Công bố định mức CPQLDA và tư vấn ĐTXDCT (mới)
5. Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008…
6. Văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán của địa phương (nếu có).
7. Đơn giá xây dựng công trình của địa phương
8. Định mức số 1776, 1777, 1778, 1784…
10. Văn bản công bố phương pháp xác định khối lượng 737/VP-BXD ngày 22/4/2008 hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
11. Và có thể một số tài liệu khác, ví dụ hướng dẫn điều chỉnh dự toán cho lĩnh vực điện, bưu chính viễn thông… có thể có hướng dẫn riêng của ngành.
 
Câu hỏi 2. Tại sao khi chuẩn bị lập dự toán tôi phải tìm hiểu công trình thuộc loại nào ? Theo quy định hiện hành tại có bao nhiêu loại công trình ? Văn bản nào quy định ?

Trả lời:
- Khi lập dự toán, có một số loại chi phí bạn xác định bằng định mức tỷ lệ như: Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước. Định mức tỷ lệ cho các chi phí này được quy định theo loại công trình, bạn xem bảng 2.4 của Thông tư 05/2007/TT-BXD.

- Theo quy định hiện hành có 5 loại hình công trình: Dân dụng, Công nghiệp, Giao thông, Thuỷ lợi và Hạ tầng kỹ thuật
+ Công trình văn phòng cho thuê, chung cư, trường học, bệnh viện... - thuộc loại Dân dụng
+ Công trình nhà máy xi măng, nhà máy thuỷ điện... thuộc công trình Công nghiệp
+ Công trình cầu, đường, cảng, sân bay... thuộc công trình Giao thông
+ Công trình đê, đập, kênh, mương... thuộc công trình thuỷ lợi
+ Công trình trạm BTS, đường dây... thuộc loại Hạ tầng kỹ thuật.
Phân loại công trình quá dễ phải không bạn ? Vậy theo bạn công trình trại chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò... thuộc loại công nghiệp hay dân dụng ? (nếu bạn coi đó là công trình công nghiệp sẽ tính chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước khác đấy nhé).

- Về loại công trình được quy định trong Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình.
 
Câu hỏi 3. Dự toán xây dựng công trình là gì ?

Trả lời:
Có rất nhiều cách định nghĩa về dự toán xây dựng công trình. Ở đây TA diễn đàn như thế này để bạn dễ hiểu:
Dự toán xây dựng công trình là Dự kiến tính toán trước chi phí xây dựng công trình mà chủ đầu tư sẽ phải bỏ ra để có được công trình mà mình mong muốn.
Vậy nảy sinh câu hỏi tại sao không tính thật luôn mà phải dự kiến tính toán ?
Lý do là: Ở thời điểm lập dự toán công trình xây dựng đang ở trên bản vẽ, đang còn phải tưởng tượng ra, chưa có thật, nên chưa tính thật được. Vì thế nếu thực tế có nhiều công trình thi công xong rồi, để "khép" hồ sơ người ta đi lập dự toán (điều này không đúng, vì có ai lại đi dự đoán tính toán cho hoạt động đã xảy ra ở quá khứ).
 
Câu hỏi 4. Nội dung của dự toán xây dựng công trình gồm những gì ? Tại sao tôi phải trả lời câu hỏi này ?

Trả lời
:
Có nhiều người còn nhầm lẫn về vấn đề này (hầu hết các học viên của TA trong lớp dự toán do Công ty Giá Xây dựng tổ chức đều trả lời chưa chuẩn). Giống như viết tiểu thuyết, tác giả phải viết nội dung của nó. Khi lập dự toán bạn phải biết bạn sẽ làm gì, đưa những nội dung gì vào hồ sơ dự toán. Vì thế bạn cần trả lời câu hỏi này. Câu hỏi này mang tính định hướng (giúp bạn tư duy quản lý).

Nội dung của dự toán bao gồm 6 khoản mục chi phí:
1. Chi phí xây dựng
2. Chi phí thiết bị
3. Chi phí QLDA
4. Chi phí TVĐTXD
5. Chi phí khác
6. Chi phí dự phòng

Bạn có thể xem thêm Thông tư 05/2007/TT-BXD. Các cụ yêu truyện Kiều, gối truyện Kiều đầu giường, Thông tư 05/2007/TT-BXD là kim chỉ nam của người lập dự toán, bạn không đọc nhanh thì nó sắp được thay thế bằng văn bản mới đấy.
 
Câu hỏi 5. Vẽ sơ đồ thể hiện các nội dung chi phí của dự toán xây dựng công trình ? Viết công thức xác định giá trị dự toán XDCT ?

Trả lời:
- Sơ đồ các nội dung chi phí:

NoidungDTXD.gif


- Công thức xác định:
[LATEX]G_X_D_C_T = G_X_D + G_T_B + G_Q_L_D_A + G_T_V + G_K + G_D_P[/LATEX]​
Trong đó:
[LATEX]G_X_D_C_T[/LATEX]: Dự toán xây dựng công trình
[LATEX]G_X_D[/LATEX]: Chi phí xây dựng
[LATEX]G_T_B[/LATEX]: Chi phí thiết bị
[LATEX]G_Q_L_D_A[/LATEX]: Chi phí quản lý dự án
[LATEX]G_T_V[/LATEX]: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
[LATEX]G_K[/LATEX]: Chi phí khác
[LATEX]G_D_P[/LATEX]: Chi phí dự phòng

Các bạn thấy đó, nhiều người lập xong [LATEX]G_X_D[/LATEX] là dừng lại, nhưng chúng ta phải xác định cho đủ 6 chi phí trên mới hoàn thành được nội dung của bản dự toán xây dựng công trình.
 
Câu hỏi 6. Chi phí xây dựng công trình gồm những gì ?

Trả lời:

Từ sơ đồ ở câu hỏi 5, chúng ta thấy rằng chi phí xây dựng công trình gồm:
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí chung
- Thu nhập chịu thuế tính trước
- Thuế giá trị gia tăng
- Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

Trong các khoản chi phí trên, chi phí trực tiếp thường chúng ta xác định bằng khối lượng và đơn giá. Điều này dẫn đến vấn đề chúng ta phải đo bóc khối lượng từ bản vẽ, chiết tính đơn giá từ định mức, vật liệu, nhân công, máy thi công - lý giải vì sao trên www.giaxaydung.vn lại có nhiều trao đổi, thảo luận và xin tài liệu về những vấn đề này. Chi phí trực tiếp xác định được sẽ sử dụng làm căn cứ để tiếp tục xác định các khoản chi phí còn lại theo định mức tỷ lệ.
 
Câu hỏi 7. Chi phí trực tiếp gồm những gì ? Chi phí chung là gì ? Quy định ở đâu ? Có các cách xác định thế nào ?

Trả lời:
* Từ sơ đồ ở câu hỏi 5, chúng ta thấy rằng chi phí xây dựng công trình gồm:
- Chi phí trực tiếp (T)
- Chi phí chung (C)
- Thu nhập chịu thuế tính trước (TL)
- Thuế giá trị gia tăng (VAT)
- Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

* Chi phí chung (C):
Chúng ta thấy rằng có những chi phí chưa được tính vào cột, tường, dầm, sàn... chưa được tính vào bê tông, cốt thép, ván khuôn... Tức là chưa tính vào T, nhưng bắt buộc phải có. Các chi phí đó gọi là chi phí chung, bao gồm:
- Chi phí quản lý của doanh nghiệp
- Chi phí điều hành sản xuất tại công trường
- Chi phí phục vụ công nhân
- Chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác.

Chi phí chung quy định tại mục 2.2.1.2 của Thông tư 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

Chi phí chung được tính theo một trong 2 cách sau:
- Bằng tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp (C = TL% x T), hoặc
- Bằng tỷ lệ % trên chí nhân công trong dự toán (đối với những công trình chủ yếu sử dụng nhân công là chính) (C = TL% x NC).
+ TL% bạn tra cứu theo bảng 2.4 Định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Bạn cần biết loại công trình để tra cứu tỷ lệ này cho đúng (xem lại Câu hỏi 2).
+ TL% này ta gọi là định mức tỷ lệ.
 
Câu hỏi 8:Trực tiếp phí gồm những gì ? Tính như thế nào ?

Trả lời
:
Trực tiếp phí (ký hiệu là T) bao gồm chi phí vật liệu (VL), chi phí nhân công (NC), chi phí máy thi công (M) và chi phí trực tiếp khác (TT)

Ta có công thức: T = VL + NC + M + TT
Trong đó TT = TL% x (VL + NC + M)

+ Thường thì TL% =1,5%, nhưng có ngoại lệ:
+ Khi bạn lập dự toán cho các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thuỷ điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm) thì lấy TL% = 6,5%.

Câu hỏi mở rộng: Theo bạn ở Hà Nội có công trình nào TL = 6,5% ?

Bài tập cho bạn:
Một công trình dân dụng có VL = 10,1 tỷ, NC = 2,3 tỷ, M = 1,2 tỷ, các chi phí đã ở thời điểm hiện tại, tính T và C.
Bài tập này dễ phải không nào, chỉ việc lắp vào công thức là ra, rành Excel thì còn dễ nữa. Vấn đề của chúng ta là tìm ra được VL, NC, M. Để tìm được ra các giá trị này cần biết khối lượngđơn giá. Chúng ta cần tìm hiểu cách đo bóc khối lượng và chiết tính đơn giá.
 
Bạn chuẩn bị trước cho các câu hỏi trong bài tiếp sau nhé:

Câu hỏi 9: Giá trị XD trước thuế dùng để làm gì ?
Câu hỏi 10: Để xác định trực tiếp phí cần làm gì ?
Câu hỏi 11: Xác định khối lượng (đo bóc khối lượng) như thế nào ? Văn bản nào hướng dẫn việc này ?
Câu hỏi 12: Trình tự công tác đo bóc khối lượng ?
Câu hỏi 13: Các tài liệu cần chuẩn bị khi đo bóc khối lượng ?Câu hỏi 14: Trình tự công tác lập dự toán chi phí xây dựng ?
 
File đính kèm là bài thi trắc nghiệm để các bạn ôn luyện lại kiến thức. Bạn giải nén các file này vào 1 thư mục, sau đó bấm đúp vào file chuyên đề 1 để làm bài trắc nghiệm (Chú ý: dùng Firefox để mở là tốt nhất, nếu dùng Internet Explorer bạn phải kích vào dòng To help protect your security.... phía trên cửa sổ và chọn Allow Blocked Content... để hiển thị bài làm)
Bạn đọc câu hỏi, kích vào đáp án bạn chọn, nếu đúng thì sẽ hiển thị mặt cười màu vàng, nếu sai hiển thị mặt méo màu đỏ. Một cách thú vị để bạn biến mớ kiến thức khô cứng thành của bạn. Sản phẩm nho nhỏ phục vụ học tập đầy sáng tạo đậm chất Giaxaydung.vn.

Khoảng 10 chuyên đề như này với tầm 200 câu hỏi có cả hình vẽ minh hoạ đo bóc khối lượng được biên tập công phu để sử dụng cho học viên các lớp dự toán mà TA giảng dạy, mọi người đều thấy rất thú vị và hiệu quả. TA sẽ không post lên diễn đàn nữa, bởi TA không biết có ai quan tâm đến chủ đề này không ?

Đồng nghiệp nào muốn nhận tiếp các file trắc nghiệm tương tự, xin gửi email đăng ký về theanh@giaxaydung.vn (không gửi trên Diễn đàn) với form như sau:
Chủ đề: Đăng ký tham gia khoá học dự toán online gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Trung và Tây Nguyên
Họ và tên:
Đơn vị công tác:
Điện thoại:
Chuyên ngành:
Lý do muốn nhận file:
Không chỉ là khối lượng, dự toán còn ngân hàng câu hỏi đồ sộ về đấu thầu, quản lý dự án, tư vấn giám sát.... TA nỗ lực giúp bạn nâng cao kiến thức free, về lâu dài bạn có cơ hội tăng thu nhập... Hãy chia sẻ một chút với đồng bào miền Trung và Tây Nguyên đang vất vả, khổ đau.
 

File đính kèm

Học lập dự toán.

Anh Thế Anh có thể mở lớp học gần gần Nha Trang?
Em ở Nha Trang.
Chào Anh Thế Anh.
 
tôi muốn học lập dự toán online 100% được ko vì ở sa không thể tham gia được

tôi ở sơn la lên ko thể đến lớp để học offline được vậy có thể học online được ko
 
tôi ở sơn la lên ko thể đến lớp để học offline được vậy có thể học online được ko
Được bạn. Để làm được việc này cần các điều kiện cần:
- Phần mềm thực hành - Đã có Dự toán GXD
- Các bài tập, tư liệu tham khảo - Rất nhiều qua các khóa học do công ty Giá Xây Dựng tổ chức.
- Diễn đàn trao đổi - Đã có www.DutoanGXD.vn
- Giảng viên, trợ giảng - Đã có :).

Chuẩn bị nhé, vài hôm nữa thôi. Sắp thử nghiệm rồi.
Cảm ơn bạn đã quan tâm, ủng hộ.
 
Back
Top