Khoản 1 của điều 52 Luật Đấu thầu cũng cần thảo luận

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Khoản 1 của điều 52 Luật Đấu thầu quy định: "1. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản." Vấn đề cần thảo luận là:
1. Thế nào là "phần công việc tư vấn thông thường"?
2. Thế nào là "phần công việc tư vấn đơn giản"?
3. Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ % có áp dụng được với công việc tư vấn "phức tạp" không hay chỉ được áp dụng với công việc tư vấn "đơn giản"?

Mong các đồng nghiệp tham gia ý kiến
 
T

td.bitexco

Guest
Hiểu về các quy định tại Khoản 1 của điều 52 Luật Đấu thầu

Khoản 1 của điều 52 Luật Đấu thầu quy định: "1. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản." Vấn đề cần thảo luận là:
1. Thế nào là "phần công việc tư vấn thông thường"?
2. Thế nào là "phần công việc tư vấn đơn giản"?
3. Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ % có áp dụng được với công việc tư vấn "phức tạp" không hay chỉ được áp dụng với công việc tư vấn "đơn giản"?

Mong các đồng nghiệp tham gia ý kiến

Tôi xin được trao đổi về cách hiểu các nội dung được quy định trong Khoản 1 của điều 52 Luật Đấu thầu như sau:
Trước khi đi vào phân tích, thảo luận về các vấn đề nêu trên, tôi xin được trích dẫn khoản 1, Điều 51 của Luật đấu thầu:
Điều 51. Hình thức theo thời gian
1. Hình thức theo thời gian được áp dụng cho những phần công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện.

Nếu suy luận một cách thông thường và gắn kết cả hai Điều 51 và Điều 52 của Luật đấu thầu với nhau thì có thể hiểu là những công việc tư vấn thông thường và đơn giản sẽ nằm ngoài phạm vi các công việc được nêu ở khoản 1, Điều 51 của Luật đấu thầu, còn cụ thể thế nào thì được xếp vào công việc đơn giản và thông thường thì tôi mạnh rạn nêu một số các công tác như sau :
  1. Công tác lập HSMT, HSYC của các gói thầu;
  2. Công tác thẩm tra dự toán thiết kế, thẩm tra tiết kế kỹ thuậ, thiết kế BVTC, thẩm tra TMĐT, thẩm tra hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ đề xuất;
  3. Công tác lập nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế...;
  4. Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng công trình.
.......
Nhất thời chưa thể kể hết và cũng có thể đây là quan điểm cá nhân mà mọi người sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, mong các bạn khác góp ý thêm,
 

m0ngc0emkeben

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
234
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Bổ sung ý kiến theo ý kiến của anh td.bitexco

Tôi xin được trao đổi về cách hiểu các nội dung được quy định trong Khoản 1 của điều 52 Luật Đấu thầu như sau:
Trước khi đi vào phân tích, thảo luận về các vấn đề nêu trên, tôi xin được trích dẫn khoản 1, Điều 51 của Luật đấu thầu:
[/COLOR]
Nếu suy luận một cách thông thường và gắn kết cả hai Điều 51 và Điều 52 của Luật đấu thầu với nhau thì có thể hiểu là những công việc tư vấn thông thường và đơn giản sẽ nằm ngoài phạm vi các công việc được nêu ở khoản 1, Điều 51 của Luật đấu thầu, còn cụ thể thế nào thì được xếp vào công việc đơn giản và thông thường thì tôi mạnh rạn nêu một số các công tác như sau :
  1. Công tác lập HSMT, HSYC của các gói thầu;
  2. Công tác thẩm tra dự toán thiết kế, thẩm tra tiết kế kỹ thuậ, thiết kế BVTC, thẩm tra TMĐT, thẩm tra hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ đề xuất;
  3. Công tác lập nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế...;
  4. Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng công trình.
.......
Nhất thời chưa thể kể hết và cũng có thể đây là quan điểm cá nhân mà mọi người sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, mong các bạn khác góp ý thêm,

Nghị định 85 - Điều 50. Hình thức hợp đồng theo thời gian
Việc thanh toán cho nhà thầu đối với hình thức theo thời gian được thực hiện như sau:
1. Mức thù lao cho chuyên giachi phí cho chuyên gia, được tính bằng cách lấy lương cơ bản và các chi phí liên quan do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận được nêu trong hợp đồng hoặc được điều chỉnh theo Điều 57 của Luật Đấu thầu và khoản 17 Điều 2 của Luật sửa đổi nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ).
2. Các khoản chi phí ngoài chi phí cho chuyên gia quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc và các chi phí khác thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng. Đối với mỗi khoản chi phí này, trong hợp đồng cần quy định rõ phương thức thanh toán: thanh toán theo thực tế dựa vào hóa đơn, chứng từ hợp lệ do nhà thầu xuất trình, thanh toán trên cơ sở đơn giá thỏa thuận trong hợp đồng.

Em cũng đồng ý với ý kiến của anh td.bitexco, những công việc giản đơn và thông thường thì anh đã nói khá chi tiết rồi ạ, theo ý hiểu nôm na của em là: Các công việc tư vấn (đơn vị trong nước có thể thực hiện)
Các công việc phức tạm: Các công việc tư vấn - Thuê các chuyên gia nước ngoài hỗ trợ thiết kế, lắp ráp thiết bị...
Trên đây là ý kiến riêng của em thôi ạ, các bác thảo luận cho thêm ý kiến để anh em học hỏi nhé.
Thân./.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Cần thay đổi kiểu quy định pháp luật

"
Nếu suy luận một cách thông thường và gắn kết cả hai Điều 51 và Điều 52 của Luật đấu thầu với nhau thì có thể hiểu là những công việc tư vấn thông thường và đơn giản sẽ nằm ngoài phạm vi các công việc được nêu ở khoản 1, Điều 51 của Luật đấu thầu, .......

Theo tôi:
1. Nếu đọc kỹ khoản 1 điều 51 Luật Đấu thầu ("1. Hình thức theo thời gian được áp dụng cho những phần công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện.") thì thấy không phải những công việc nêu ở đây là những công việc phức tạp nên nếu hiểu các công việc tư vấn thông thường và đơn giản là những công việc ngoài những công việc nêu ở khoản này cũng chưa thật thuyết phục.
2. Thức tế, hợp đồng giám sát xây dựng thường ký kết theo hợp đồng theo tỷ lệ %, ngoài ra công việc tư vấn thiết kế các công trình đơn giản cũng ký theo hình thức hợp đồng tỷ lệ %, ...
3. Cũng có bạn cho rằng công việc tư vấn thông thường đơn giản là những công việc tư vấn trong nước có thể làm được (các công việc tư vấn phức tạp là công việc tư vấn phải thuê nước ngoài hỗ trợ) tôi cho rằng cũng chưa đủ cơ sở thuyết phục.
Từ những lập luận này, tôi cho rằng cần thay đổi kiểu quy định liên quan đến mức độ "đơn giản" / "phức tạp" cũng như "thông thường" / "không thông thường" vì những tiêu chí như thế rất khó phân định vì những tiêu chí này mang tính rất "tương đối" . Việc thay đổi quy định nên theo hướng "người quyết định đầu tư quyết định hình thức hợp đồng khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án".
Đề nghị các đồng nghiệp tiếp tục trao đổi thêm.
 
L

levinhxd

Guest
Khoản 1 của điều 52 Luật Đấu thầu quy định: "1. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản." Vấn đề cần thảo luận là:
1. Thế nào là "phần công việc tư vấn thông thường"?
2. Thế nào là "phần công việc tư vấn đơn giản"?
3. Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ % có áp dụng được với công việc tư vấn "phức tạp" không hay chỉ được áp dụng với công việc tư vấn "đơn giản"?

Mong các đồng nghiệp tham gia ý kiến

Em nhất trí về việc Thầy Quang nói rằng, không nên quy định những từ chung chung trong luật làm cho người thực hiện bị "khó xử". Tuy nhiên, thực tại hiện nay vẫn tiếp tục vẫn có những văn bản có những từ chung chung đó-> vậy là phải có lý do (?). Theo quan điểm của em, chung chung thì ta cứ lựa chọn cách nào phù hợp và làm, không sợ sai, cụ thể như ở ví dụ này: Một Chủ đầu tư vì nể phục uy tín của Thầy Quang, muốn thuê để thực hiện một công việc tư vấn hoặc hỗ trợ đào tạo cho một dự án nào đó. Tất nhiên phải ký HĐ với thầy, vậy HĐ đó có thể thực hiện dưới hai dạng
+ HĐ %: Tính = % giá trị xây dựng công trình; Ví dụ: 50 triệu cho cả gói;
+ HĐ theo thời gian: Thực hiện theo thời gian thầy cộng tác, ví dụ: 1triệu/1giờ làm việc?
Như vậy, nếu quy định rõ quá, bắt thực hiện theo HĐ % thì Chủ đầu tư không thể thực hiện dạng HĐ còn lại (và ngược lại)!
Đôi khi chung chung lại ...dễ làm !

Đó là ý kiến của riêng em, mong mọi người đóng góp thêm ý kiến khác!
 

m0ngc0emkeben

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
234
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Khu công nghệ cao Hòa Lạc
"

Theo tôi:
1. Nếu đọc kỹ khoản 1 điều 51 Luật Đấu thầu ("1. Hình thức theo thời gian được áp dụng cho những phần công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện.") thì thấy không phải những công việc nêu ở đây là những công việc phức tạp nên nếu hiểu các công việc tư vấn thông thường và đơn giản là những công việc ngoài những công việc nêu ở khoản này cũng chưa thật thuyết phục.
2. Thức tế, hợp đồng giám sát xây dựng thường ký kết theo hợp đồng theo tỷ lệ %, ngoài ra công việc tư vấn thiết kế các công trình đơn giản cũng ký theo hình thức hợp đồng tỷ lệ %, ...
3. Cũng có bạn cho rằng công việc tư vấn thông thường đơn giản là những công việc tư vấn trong nước có thể làm được (các công việc tư vấn phức tạp là công việc tư vấn phải thuê nước ngoài hỗ trợ) tôi cho rằng cũng chưa đủ cơ sở thuyết phục.
Từ những lập luận này, tôi cho rằng cần thay đổi kiểu quy định liên quan đến mức độ "đơn giản" / "phức tạp" cũng như "thông thường" / "không thông thường" vì những tiêu chí như thế rất khó phân định vì những tiêu chí này mang tính rất "tương đối" . Việc thay đổi quy định nên theo hướng "người quyết định đầu tư quyết định hình thức hợp đồng khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án".
Đề nghị các đồng nghiệp tiếp tục trao đổi thêm.

Em cũng đồng ý với ý kiến của anh Vinh, tại sao mức độ "Đơn giản - phức tạp; thông thường - không thông thường" lại nói chung chung ạ, có lẽ đây là kẽ hở để chúng ta lựa chọn đơn vị tư vấn cho phù hợp với yêu cầu đặt ra."Tôi cho rằng cũng chưa đủ cơ sở thuyết phục" Tuy chưa đủ cơ sở (pháp lý) thuyết phục cho lắm, nhưng em thấy cũng đâu có làm sai luật đâu ạ :D.
Thân./.
 

rockaruouaem

Thành viên năng động
Tham gia
5/9/08
Bài viết
56
Điểm thành tích
8
Em lại muốn hỏi 1 việc hơi lạc đề một chút, :(
Là thế này: Ở quê nhà em công trình toàn nho nhỏ xinh, xinh, tổng mức toàn <1tỷ thôi, tuy nhiên khi thanh toán Kho bạc yêu cầu các gói thầu đơn giản như lập HSYC, BCĐG, thẩm tra BVTC &DT đều phải có QĐ chỉ định thầu. Vậy nên em hỏi, trong luật, nghị định có sơ hở nào để phản bác điều đó không? Một mình em mà phải làm QĐ chỉ định thầu cho cả huyện thì khổ quá các bác ạh!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tôi nghĩ rằng

Em cũng đồng ý với ý kiến của anh Vinh, tại sao mức độ "Đơn giản - phức tạp; thông thường - không thông thường" lại nói chung chung ạ, có lẽ đây là kẽ hở để chúng ta lựa chọn đơn vị tư vấn cho phù hợp với yêu cầu đặt ra."Tôi cho rằng cũng chưa đủ cơ sở thuyết phục" Tuy chưa đủ cơ sở (pháp lý) thuyết phục cho lắm, nhưng em thấy cũng đâu có làm sai luật đâu ạ :D.
Thân./.
Tôi nghĩ rằng, luật mà cứ quy định một cách chung chung thì lấy đâu ra cơ sở để nói rằng sai bởi vì chẳng có trường hợp nào sai. Người này thì cho là đơn giản nhưng người khác lại cho là phức tạp thì cuối cùng ai cũng đúng!
 

daotuananh2110

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/5/09
Bài viết
121
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
Tôi xin tham gia một vài ý kiến như sau:
- HĐ theo tỷ lệ % là HĐ không được phép điều chỉnh
- Khối lượng là '' giá trị xây lắp công trình....'', đơn giá là '' tỷ lệ %'' được tính theo tỷ lệ cùa QĐ957, 1751
- Như vây nếu lấy ví dụ rằng ban đầu theo Dự toán thì Giá trị Tư vấn giám sát công trình chẳng hạn là A đồng. Nhưng trong quá trình thi công điều chỉnh dự toán do phát sinh tăng hoặc giảm khối lượng nên '' giá trị xây lắp công trình '' giảm hoặc tăng do đó nếu tính lại '' Giá trị Tư vấn giám sát '' sẽ tăng hoặc giảm. Chẳng hạn ở đây '' giá trị xây lắp công trình '' giảm khi điều chỉnh dự toán thì '' Giá trị Tư vấn giám sát '' cũng giảm và giá trị là B đồng < A đồng giá trị ban đầu đã ký kết.
Như vậy khi thanh toán CĐT thanh toán yêu cầu giảm giá trị nhưng Nhà thầu TVGS nói HĐ theo Tỷ lệ % không thay đổi nên yêu cầu CĐT phải thanh toán giá trị A đồng ban đầu thì sao?
- Vậy vấn đề đặt ra ở đây là HĐ theo tỷ lệ % là áp dụng cho Tư vấn thông thường nghĩa là đã xác định được khối lượng, giá trị cụ thể và nếu có thay đổi Nhà thầu phải chịu trách nhiệm không được phép đòi hỏi điều chỉnh hay bất cứ lý do gì trừ khi CĐT cho phép điều chỉnh.
- Xin nêu cụ thể vấn đề Tư vấn thông thường ở đây như sau:
+ Được chỉ định thầu theo NĐ85
+ Các công trình Sửa chữa vừa, sửa chữa nhỏ .... thuộc Nguồn vốn sự nghiệp giao thông (đối với các CTGT)
+ Các công trình sửa chữa mang tính Đảm bảo ATGT.............
Đây là một số ý kiến nhỏ của mình để diễn đàn thảo luân.:(
 
X

xuantien18

Guest
Khoản 1 của điều 52 Luật Đấu thầu quy định: "1. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản." Vấn đề cần thảo luận là:
1. Thế nào là "phần công việc tư vấn thông thường"?
2. Thế nào là "phần công việc tư vấn đơn giản"?
3. Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ % có áp dụng được với công việc tư vấn "phức tạp" không hay chỉ được áp dụng với công việc tư vấn "đơn giản"?

Mong các đồng nghiệp tham gia ý kiến
Em cũng có đồng quan điểm với thầy về ý kiến đó. Đọc các thông tư, nghị định của nước ta nhiều cái chồng chéo, không rõ ràng và thường đưa người áp dụng vào thế khó. Đơn giản như trong luật có câu "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" mà không hiểu cái quy định khác ở đây là gì.Em xin có ý kiến như thế.
 
X

xuantien18

Guest
Tôi xin được trao đổi về cách hiểu các nội dung được quy định trong Khoản 1 của điều 52 Luật Đấu thầu như sau:
Trước khi đi vào phân tích, thảo luận về các vấn đề nêu trên, tôi xin được trích dẫn khoản 1, Điều 51 của Luật đấu thầu:
[/COLOR]
Nếu suy luận một cách thông thường và gắn kết cả hai Điều 51 và Điều 52 của Luật đấu thầu với nhau thì có thể hiểu là những công việc tư vấn thông thường và đơn giản sẽ nằm ngoài phạm vi các công việc được nêu ở khoản 1, Điều 51 của Luật đấu thầu, còn cụ thể thế nào thì được xếp vào công việc đơn giản và thông thường thì tôi mạnh rạn nêu một số các công tác như sau :
  1. Công tác lập HSMT, HSYC của các gói thầu;
  2. Công tác thẩm tra dự toán thiết kế, thẩm tra tiết kế kỹ thuậ, thiết kế BVTC, thẩm tra TMĐT, thẩm tra hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ đề xuất;
  3. Công tác lập nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế...;
  4. Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng công trình.
.......
Nhất thời chưa thể kể hết và cũng có thể đây là quan điểm cá nhân mà mọi người sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, mong các bạn khác góp ý thêm,
Thẩm tra TKKT mà ký hợp đồng theo thời gian thì có khi không phù hợp lắm.Vì thời gian hợp đồng ngắn thì không thể thẩm tra và truyền tải hết được những xem xét và đóng góp cho chủ đầu tư.
 
X

xuantien18

Guest
Tôi xin được trao đổi về cách hiểu các nội dung được quy định trong Khoản 1 của điều 52 Luật Đấu thầu như sau:
Trước khi đi vào phân tích, thảo luận về các vấn đề nêu trên, tôi xin được trích dẫn khoản 1, Điều 51 của Luật đấu thầu:
[/COLOR]
Nếu suy luận một cách thông thường và gắn kết cả hai Điều 51 và Điều 52 của Luật đấu thầu với nhau thì có thể hiểu là những công việc tư vấn thông thường và đơn giản sẽ nằm ngoài phạm vi các công việc được nêu ở khoản 1, Điều 51 của Luật đấu thầu, còn cụ thể thế nào thì được xếp vào công việc đơn giản và thông thường thì tôi mạnh rạn nêu một số các công tác như sau :
  1. Công tác lập HSMT, HSYC của các gói thầu;
  2. Công tác thẩm tra dự toán thiết kế, thẩm tra tiết kế kỹ thuậ, thiết kế BVTC, thẩm tra TMĐT, thẩm tra hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ đề xuất;
  3. Công tác lập nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế...;
  4. Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng công trình.
.......
Nhất thời chưa thể kể hết và cũng có thể đây là quan điểm cá nhân mà mọi người sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, mong các bạn khác góp ý thêm,
Thẩm tra TKKT mà ký hợp đồng theo thời gian thì có khi không phù hợp lắm.Vì thời gian hợp đồng quá ngắn thì không thể thẩm tra và truyền tải hết được những xem xét và đóng góp cho chủ đầu tư.
 

nhibep

Thành viên mới
Tham gia
10/2/11
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
64
Dưới 1 tỷ có 2 dạng, dạng dưới dưới 500 triệu hồ sơ chỉ định thầu đơn giản hơn ( dự thảo HD, biên bản thương thảo HD, QĐ chỉ định thầu là xong)
 

Top