Cái này là thực tiến đấy , một số dự án giao thông khi lập dự toán việc xác định KL đào đất hoặc đá thì chỉ trên cơ sở ước tính bao nhiêu % của KL đào là đá, bao nhiêu % là đất theo kết quả khoan khảo sát.
Kết quả này chung cho cả đoạn tuyến , còn mỗi gói thầu thì tỷ lệ này hoàn toàn khác nhau. Mà đơn giá cho 2 công tác này chênh lệch rất lớn, do vậy khi quyết toán rất hay bị soi phần này.
Mỗi người có 1 cách làm khác nhau để xem thử KL đá và KL đất đệ trình trong quyết toán có đúng hay không .
Việc đòi kiểm tra hoá đơn nhập xuất vật liệu nổ để từ đó tính ra KL đào đá là chỉ có tính tương đối , không đủ cơ sở kết luận vì 1 số lý do :
- Nhà thầu có thể dùng nhiều biện pháp thi công đào đá khác nhau để làm sao có hiệu quả nhất.
- Định mức XDCB chung không thể đại diện cho tất cả các phương pháp nổ , vật liệu nổ , vỉa đá khác nhau.
- Hao phí vật liệu nổ phụ thuộc rất nhiều vào vỉa đá ( loại đá, KL đá), địa hình, kinh nghiệm của người nổ mìn....
Chả lẽ , nếu dùng không hết định mức thì cứ đem ra nổ cho hết ( trừ trường hợp cho anh em đem đi ném cá cải thiện) - Cẩn thận ko lại bị bỏ kho cho muỗi đốt nhe !!!
Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lại , nếu có sự chênh lệch lớn giữa KL mìn theo Đm và KL mìn thực tế sử dụng thì việc xem lại là cần thiết bằng các biện pháp hậu kiểm .