Khối lượng xây lắp tăng không rõ lý do

  • Khởi xướng Khởi xướng tungtt
  • Ngày gửi Ngày gửi

tungtt

Thành viên năng động
Tham gia
23/7/08
Bài viết
59
Điểm tích cực
2
Điểm thành tích
8
Em có vấn đề cần các anh chị giúp đỡ:
Theo thiết kế bản vẽ thi công thì khối lượng thép kết cấu công trình là 120 tấn, thực tế bàn giao là 135 tấn căn cứ theo bảng tính toán trọng lượng thép thực tế do nhà thầu cung cấp (vì khối lượng lớn nên không thể đưa lên cân được do sản phẩm hoàn thành là từng cụm kết cấu có trọng lượng lớn). Thanh toán theo hình thức hợp đồng theo đơn giá. Về nguyên tắc thì đúng là phải thanh toán cho nhà thầu nhưng em đã đọc tài liệu nào đó nói rằng khối lượng xây lắp tăng không theo yêu cầu của chủ đầu tư, tăng mà không làm tăng hiệu quả đầu tư (không cần thiết) thì chủ đầu tư có quyền từ chối thanh toán khối lượng này.
Mong các anh chị giải thích giùm, nếu có dẫn chứng văn bản thì càng tốt.
 
Em có vấn đề cần các anh chị giúp đỡ:
Theo thiết kế bản vẽ thi công thì khối lượng thép kết cấu công trình là 120 tấn, thực tế bàn giao là 135 tấn căn cứ theo bảng tính toán trọng lượng thép thực tế do nhà thầu cung cấp (vì khối lượng lớn nên không thể đưa lên cân được do sản phẩm hoàn thành là từng cụm kết cấu có trọng lượng lớn). Thanh toán theo hình thức hợp đồng theo đơn giá. Về nguyên tắc thì đúng là phải thanh toán cho nhà thầu nhưng em đã đọc tài liệu nào đó nói rằng khối lượng xây lắp tăng không theo yêu cầu của chủ đầu tư, tăng mà không làm tăng hiệu quả đầu tư (không cần thiết) thì chủ đầu tư có quyền từ chối thanh toán khối lượng này.
Mong các anh chị giải thích giùm, nếu có dẫn chứng văn bản thì càng tốt.
Bạn đang là CĐT mà bạn vẫn phải phân vân điều này cơ à.
- Thứ nhất: nếu làm đúng theo bản vẽ thiết kế thì bạn phải xem lại việc chênh lệch đó là do nguyên nhân gì.
+ Nếu bản vẽ thiết kế tính thiếu (thực tế phải là 135 tấn) thì bạn xem xét và thanh toán cho nhà thầu.
+ Nếu thực tế là 120 tấn như bạn nói là đúng, dĩ nhiên phần khối lượng tăng lên là không hợp lý và không được thanh toán.
- Thứ hai: không có lý do gì mà khối lượng chênh lệch lớn như vậy mà lại không tìm được nguyên nhân, trong khi bạn chỉ một câu là khối lớn không cân được.
Bạn xem xét lại và mong bạn sớm có câu trả lời cho bản thân mình.
 
Em có vấn đề cần các anh chị giúp đỡ:
Theo thiết kế bản vẽ thi công thì khối lượng thép kết cấu công trình là 120 tấn, thực tế bàn giao là 135 tấn căn cứ theo bảng tính toán trọng lượng thép thực tế do nhà thầu cung cấp (vì khối lượng lớn nên không thể đưa lên cân được do sản phẩm hoàn thành là từng cụm kết cấu có trọng lượng lớn). Thanh toán theo hình thức hợp đồng theo đơn giá. Về nguyên tắc thì đúng là phải thanh toán cho nhà thầu nhưng em đã đọc tài liệu nào đó nói rằng khối lượng xây lắp tăng không theo yêu cầu của chủ đầu tư, tăng mà không làm tăng hiệu quả đầu tư (không cần thiết) thì chủ đầu tư có quyền từ chối thanh toán khối lượng này.
Mong các anh chị giải thích giùm, nếu có dẫn chứng văn bản thì càng tốt.

Bạn nêu cụ thể hơn nữa thì mọi người mới giúp được. Nhưng việc thanh toán phải đảm bảo theo Hợp đồng ký kết. Nếu khối lượng công việc thuộc phạm vi hợp đồng đối với Hợp đồng theo đơn giá, thì bạn phải thanh toán cho nhà thầu là hoàn toàn phù hợp. Bởi nhà thầu đã thực hiện đúng nội dung cam kết.
Theo mình, việc xác định khối lượng thực hiện của nhà là hoàn toàn thực hiện được, kể cả đối với sản phẩm có trọng lượng lớn và không nhất thiết phải cân đo (trừ trường hợp phần chìm khuất).:-?
 
Trước tiên xin cảm ơn mọi người đã cho ý kiến,
Theo như thophamhp82 thì phải làm rõ nguyên nhân tăng so với thiết kế thì mới được nghiệm thu khối lượng trước khi đưa vào lắp đặt phải không?! Trường hợp khối lượng thép thực tế thi công tăng lên là không cần thiết thì sẽ không được thanh toán phải căn cứ theo văn bản nào (trích dẫn cụ thể thì nhà thầu mới đồng ý).
Mong mọi người đóng góp ý kiến thêm.
 
Bạn tìm hiểu thêm về: công văn số 737/BXD -VP ngày 22/04/2008 về việc hướng dẫn đo bóc khối lượng. Theo tôi khi đã làm theo đúng thiết kế thi khối lượng thép thực tế thi công và KL thép theo tính toán thi chênh lệch sẽ không cao như ban nêu
 
Bạn đang là CĐT mà bạn vẫn phải phân vân điều này cơ à.
- Thứ nhất: nếu làm đúng theo bản vẽ thiết kế thì bạn phải xem lại việc chênh lệch đó là do nguyên nhân gì.
+ Nếu bản vẽ thiết kế tính thiếu (thực tế phải là 135 tấn) thì bạn xem xét và thanh toán cho nhà thầu.
+ Nếu thực tế là 120 tấn như bạn nói là đúng, dĩ nhiên phần khối lượng tăng lên là không hợp lý và không được thanh toán.
- Thứ hai: không có lý do gì mà khối lượng chênh lệch lớn như vậy mà lại không tìm được nguyên nhân, trong khi bạn chỉ một câu là khối lớn không cân được.
Bạn xem xét lại và mong bạn sớm có câu trả lời cho bản thân mình.
Trước tiên xin chào các bác. xem bài thảo luận của các bác em xin mạo muội có mấy lời như sau:
- Hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất thép khác nhau, và họ cũng có tiêu chuẩn sai số về trọng lượng riêng. Vì vậy khi ký kết hợp đồng với nhà cung cấp đều có điều khoản về việc tính khối lượng thống nhất giữa 2 bên là: tính khối lượng theo TCVN 6285-1997 & 1651-1985 hay là theo Bazem nhà máy? khi đã thống nhất cách tính trong hợp đồng thì khi thanh toán sẽ dựa trên số lượng giao thực tế để thanh toán (vì có khi số lượng bên mua cần là A kg nhưng khi quy đổi ra cây phải là số B kg).
 
xem xét khối lượng

Ý kiến của bạn tôi đồng ý.
- Có một điều việc tính khối lượng theo TCVN hay theo Bazem của nhà máy đều được (điều này là thống nhất bằng văn bản giữa CĐT, Nhà thầu).
- Nhưng theo cách tính nào thì cũng không thể có lệch từ 120 tấn lên đến 135 tấn (tương được khoảng 12.5%).
+ Theo khối lượng thanh toán theo đơn giá (chưa tính toán đến hao hụt thép khoảng 2%) phần này khối lượng thi công thực tế sẽ tăng khoảng 2% (nhưng đã được tính vào đơn giá)
+ Theo Bazem nhà máy thì sai số cho phép về khối lượng khi sản xuất là +5% hay -5%.
Như thế khối lượng nếu chênh do tính toán thì cũng chỉ tối đa là 5% (khoảng 6 tấn).
- Nếu bạn mua trực tiếp từ nhà máy (thì khối lượng trên hoá đơn là khối lượng cân thực tế). Nếu mua từ các công ty là đại lý của nhà máy sản xuất (thống nhất cách quy đổi từ md ra kg) thì sẽ không có sự chênh lệch này.
Các bạn cho ý kiến thêm.
 
Ý kiến của bạn tôi đồng ý.
- Có một điều việc tính khối lượng theo TCVN hay theo Bazem của nhà máy đều được (điều này là thống nhất bằng văn bản giữa CĐT, Nhà thầu).
- Nhưng theo cách tính nào thì cũng không thể có lệch từ 120 tấn lên đến 135 tấn (tương được khoảng 12.5%).
+ Theo khối lượng thanh toán theo đơn giá (chưa tính toán đến hao hụt thép khoảng 2%) phần này khối lượng thi công thực tế sẽ tăng khoảng 2% (nhưng đã được tính vào đơn giá)
+ Theo Bazem nhà máy thì sai số cho phép về khối lượng khi sản xuất là +5% hay -5%.
Như thế khối lượng nếu chênh do tính toán thì cũng chỉ tối đa là 5% (khoảng 6 tấn).
- Nếu bạn mua trực tiếp từ nhà máy (thì khối lượng trên hoá đơn là khối lượng cân thực tế). Nếu mua từ các công ty là đại lý của nhà máy sản xuất (thống nhất cách quy đổi từ md ra kg) thì sẽ không có sự chênh lệch này.
Các bạn cho ý kiến thêm.
Việc tăng khối lượng từ 120 tấn lên 135 tấn có thể do nguyên nhân: số lượng thép bên mua có thể có nhiều loại đường kính và số lượng tròn bó theo nhà máy đóng gói vì vậy khi giao hàng để tiện người ta có thể giao cho tròn số lượng. vấn đề này tôi đã nói ở trên.
 
Bạn ạ.
Việc mà chúng ta đang bàn ở đây là khối lượng thanh toán (chứ không phải là khối lượng mà nhà thầu mua thế nào, sử dụng bừa bãi thất thoát) cũng được thanh toán.
Bạn nên xem lại bài viết của bạn (mình không muốn viết những bài kiểu như thế này).
Bạn nghĩ 15 tấn thép thật là đơn giản.
 
Thanh toán khối lượng thi công

Em có vấn đề cần các anh chị giúp đỡ:
Về nguyên tắc thì đúng là phải thanh toán cho nhà thầu nhưng em đã đọc tài liệu nào đó nói rằng khối lượng xây lắp tăng không theo yêu cầu của chủ đầu tư, tăng mà không làm tăng hiệu quả đầu tư (không cần thiết) thì chủ đầu tư có quyền từ chối thanh toán khối lượng này.
Mong các anh chị giải thích giùm, nếu có dẫn chứng văn bản thì càng tốt.
Mình nghĩ là bạn đọc trong ... Hợp đồng giữa CĐT và nhà thầu. hihi
Hầu hết trong các hợp đồng đều ghi rõ là khối lượng công việc tăng thêm mà không được sự đồng thuận của CĐT thì sẽ không được thanh toán (nếu không nhà thầu cứ tự bôi việc ra để lấy làm và tiền à?)
Chủ yếu là bạn kiểm tra xem chênh lệch khối lượng là do làm sai thiết kế hay do nguyên nhân nào, đã ký nghiệm thu chưa... Còn nếu làm đúng thiết kế (thừa vật liệu không cần thiết) thì ko được thanh toán.
 
Em có vấn đề cần các anh chị giúp đỡ:
Theo thiết kế bản vẽ thi công thì khối lượng thép kết cấu công trình là 120 tấn, thực tế bàn giao là 135 tấn căn cứ theo bảng tính toán trọng lượng thép thực tế do nhà thầu cung cấp (vì khối lượng lớn nên không thể đưa lên cân được do sản phẩm hoàn thành là từng cụm kết cấu có trọng lượng lớn). Thanh toán theo hình thức hợp đồng theo đơn giá. Về nguyên tắc thì đúng là phải thanh toán cho nhà thầu nhưng em đã đọc tài liệu nào đó nói rằng khối lượng xây lắp tăng không theo yêu cầu của chủ đầu tư, tăng mà không làm tăng hiệu quả đầu tư (không cần thiết) thì chủ đầu tư có quyền từ chối thanh toán khối lượng này.
Mong các anh chị giải thích giùm, nếu có dẫn chứng văn bản thì càng tốt.

Muốn biét khối lượng là 120 tấn hay 135 tấn thì bạn cần bóc lại khối lượng theo bản vẽ một cách cẩn thận, chính xác.
Thép là vật liệu không ...bay hơi, nên không thể có chuyện chênh lệch như vậy mà không có lý do được.
Thanh toán như thế nào thì tùy thuộc vào điều kiện hợp đồng, chứ không hẳn "khối lượng tăng mà không làm tăng hiệu quả đầu tư (không cần thiết) thì chủ đầu tư có quyền từ chối thanh toán" như bạn nghĩ đâu.
 
Bạn ạ.
Việc mà chúng ta đang bàn ở đây là khối lượng thanh toán (chứ không phải là khối lượng mà nhà thầu mua thế nào, sử dụng bừa bãi thất thoát) cũng được thanh toán.
Bạn nên xem lại bài viết của bạn (mình không muốn viết những bài kiểu như thế này).
Bạn nghĩ 15 tấn thép thật là đơn giản.
Ok tôi đồng ý với ý kiến của bạn. thực ra ở đây tôi chỉ giả định tình huống có thể xảy ra việc chênh lệch thôi. còn thực tế chẳng ai làm cái việc thất thoát đó cả. Việc đầu bài của bạn tungtt đưa ra ở đây cũng không rõ ràng.
Về nguyên tắc thanh toán: nếu như khi giao hàng đã có sự xác nhận, chấp nhận nhận hàng của 2 bên thì đã đủ điều kiện thanh toán. còn việc nếu bên mua chỉ cần 120 tấn thì sẽ không có chuyện giao nhận 135 tấn đâu (việc này sẽ được xác định rõ trong điều khoản hợp đồng kinh tế ký kết trước khi giao nhận). ở đây mới chỉ là việc mua bán (chưa kể đến là có phải mua bù trừ hao hụt hay không) chưa bàn đến việc sử dụng bạn boytongdat nhé.
 
Hợp đồng ký kết không nêu rõ tính khối lượng theo TCVN 6285-1997 & 1651-1985 hay là theo Bazem. Như boytongdat đã nói là theo bazem thì sai lệch không quá 5%, tôi đồng ý với quan điểm này. Như vậy thì cứ tạm nghiệm thu theo khối lượng do nhà thầu tính toán, khối lượng làm căn cứ thanh toán sẽ căn cứ theo tính toán chi tiết theo bazem của vật liệu, đồng thời so sánh với bảng tiên lượng của dự toán được duyệt. Xin hỏi thêm các bác vài câu nữa: trường hợp kích thước vật liệu nhà thầu thực tế thi công lớn hơn tiên lượng đã lập để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mà dự toán chưa tính hết thì khối lượng tăng thêm này có được chấp nhận không? Có cần thẩm định nội dung này không? Văn bản để làm căn cứ áp dụng là văn bản nào?

Xin bổ sung thêm một số nội dung để làm rõ vấn đề:
Hợp đồng ký kết là hợp đồng EPC, phương thức thanh toán: theo đơn giá cố định. Phần thiết kế, lập dự toán và thiết bị không bàn ở đây, chỉ vướng mắc là khối lượng thép gia công lắp đặt. Khối lượng thép tăng 15 tấn ở đây là so với khối lượng dự thầu (đồng thời là dự toán) của nhà thầu. Do khối lượng bóc tách từ bản vẽ thi công lớn nên chủ đầu tư chấp nhận khối lượng thép do nhà thầu tính toán để làm cơ sở đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả trúng thầu, ký kết hợp đồng mà không bóc tách lại từ bản vẽ. Vì vậy thực tế bàn giao phần kết cấu thép có trọng lượng lớn hơn hợp đồng mà không rõ lý do (trừ khi có thời gian ngồi bóc tách lại bản vẽ thiết kế thi công). Mà khi giao nhận thì lại cần phải ghi rõ trọng lượng thép bàn giao, khối lượng lớn như vậy thì đưa lên cân sao đây?
 
Last edited by a moderator:
Bạn cứ việc đếm cây, thống nhất cách tính trọng lượng theo TCVN hay Bazem nhà máy thi quy đổi ra trọng lượng thôi

Hoặc có 1 cách khác, ngày xưa minh cũng đã từng làm. đó là cân xác suất sau đó quy ra trọng lượng trung bình để tính chung nhân với số cây (tính theo từng loại đường kính riêng và việc này phải có sự thống nhất giữa các bên)

Việc thực tế thi công có sự tăng lên so với dự toán có thể được thanh toán hay không bạn dựa theo điều kiện hợp đồng và phải đảm bảo thủ tục pháp lý (bạn tham khảo thêm nghị định 209/2004/NĐ-CP
 
Last edited by a moderator:
Xin trả lời với bạn thang_shmily2005 là không có việc đếm hoặc cân cây ở đây. Kết cấu khung thép đã được gia công, chế tạo tại xưởng của nhà thầu, nay chở đến công trường của chủ đầu tư để lắp đặt. Trọng lượng mỗi bộ khung kết cấu nặng khoảng vài tấn, mỗi bộ khung có kết cấu, trọng lượng khác nhau.
 
Có sự nhầm lẫn rồi bạn tungtt thân mến ạ
đáng lẽ ra khi đặt câu hỏi bạn phải nói rõ thép j chứ?
còn nếu là kết cấu khung thì ngày xưa mình cũng đã làm là dựa theo thiết kế, mình dùng thước và thước kẹp để kiểm tra kích thước xem có đúng với bản vẽ thiết kế hay không. Sau đó dựa theo tiêu chuẩn nghiệm thu để tính quy đổi ra trọng lượng. chứ cả kết cấu khung như vậy làm sao cân đây.:(
Đây là minh nói theo kinh nghiệm ngày xưa mình thi công nhà thép, nếu bác nào có ý kiến hay hơn xin chỉ giáo. biết đâu có kinh nghiệm sau này hơn. he he:">

BQL: Đề nghị bạn thang_shmily2005 dùng từ "nhẹ" hơn nhé :D! Thanks
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn thang_shmily2005 đã tham gia ý kiến đóng góp giúp tôi. Thang_shmily2005 nên xem lại bài đầu tiên tôi đăng tải nhé (sản phẩm hoàn thành là từng cụm kết cấu thép). Bây giờ làm sao mà mang thước ra đo từng thanh thép một đây? Thôi đành kiểm tra xác suất vậy, đồng thời tính theo bảng tính hoàn công của nhà thầu và bazem của từng loại thép vậy! Mệt quá
 
Cảm ơn thang_shmily2005 đã tham gia ý kiến đóng góp giúp tôi. Thang_shmily2005 nên xem lại bài đầu tiên tôi đăng tải nhé (sản phẩm hoàn thành là từng cụm kết cấu thép). Bây giờ làm sao mà mang thước ra đo từng thanh thép một đây? Thôi đành kiểm tra xác suất vậy, đồng thời tính theo bảng tính hoàn công của nhà thầu và bazem của từng loại thép vậy! Mệt quá

Mình vẫn băn khoăn một điều:
Bạn là chủ đầu tư trong khi nhà thầu thực hiện gia công chế tạo (sản phẩm là từng cụm kết cấu thép) nhưng bên bạn không có đại diện giám sát à.
- Nếu bên bạn có đại diện giám sát việc gia công chế tạo như thế thì khối lượng tính toán với khối lượng thép mà nhà thầu sử dụng sẽ không có sự chênh lệch.
- Nếu thiết kế từng cụm kết cấu thép đã được duyệt (nhà thầu không thể làm sai theo thiết kế). Nếu có sự thay đổi để đảm bảo hơn điều này cũng phải được chủ đầu tư chấp thuận.
Khi đại diện bên bạn giám sát chặt chẽ việc gia công chế tạo như thế. Khối lượng mình không cần cân (có thể dựa vào cấu tạo của bản vẽ hoàn công) tính toán ra khối lượng cho từng cụm kết cấu. Điều này thì rất nhiều người làm được và độ chính xác cũng là tương đối.
- Nếu đại diện bên bạn không cử người giám sát việc gia công chế tạo thì mình không biết bên bạn đang quản lý theo cách nào.
Mình có một vài ý kiến như vậy không biết có giúp được gi cho bạn không.
 
Cảm ơn thang_shmily2005 đã tham gia ý kiến đóng góp giúp tôi. Thang_shmily2005 nên xem lại bài đầu tiên tôi đăng tải nhé (sản phẩm hoàn thành là từng cụm kết cấu thép). Bây giờ làm sao mà mang thước ra đo từng thanh thép một đây? Thôi đành kiểm tra xác suất vậy, đồng thời tính theo bảng tính hoàn công của nhà thầu và bazem của từng loại thép vậy! Mệt quá
Tôi tán đồng ý kiến của bạn boytongdat. việc này phải được giám sát chặt chẽ vì kết cấu thép được chế tạo từ thép tấm mà ra. nếu kiểm tra chặt chẽ từ đầu sẽ tránh được sai sót
 
Đúng là việc giám sát nghiệm thu khối lượng chưa chặt chẽ, chỉ nghiệm thu về mặt thiết kế là chủ yếu. Nếu công tác giám sát thực hiện tốt thì đã không xảy ra tình huống này. Cảm ơn mọi người đã đóng góp ý kiến giúp đỡ!
 
Back
Top