Kích thước đào móng công trình

  • Khởi xướng Khởi xướng traita0
  • Ngày gửi Ngày gửi

traita0

Thành viên năng động
Tham gia
18/9/07
Bài viết
50
Điểm tích cực
11
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Chào các anh chị đồng nghiệp,

Em đang thanh quyết toán công việc đào đất, đá của 1 dự án thủy điện. Như các anh chị biết, khối lượng đào để thi công các hạng mục đập, cửa lấy nước, nhà máy rất lớn, do đó việc áp mã đào và khối lượng đào như thế nào là đúng ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị. Các anh chị cho em hỏi khi áp mã Ab.25000 Đào móng công trình bằng máy (trong định mức của bộ xây dựng) thì giới hạn tính kích thước đào móng công trình là như thế nào. Tính tất cả khối lượng từ cao độ thiên nhiên xuống, tính trong phạm vi công trình, tính trong phạm vi công trình từ đáy công trình lên cao khoảng 6m...

Em rất mong các anh chị quan tâm và trả lời câu hỏi này giùm em.
 
  • Like
Các tương tác: vna
Trong ĐM 1776 về công tác này đã phân rất rõ các các định mức ứng với từng chiều rộng móng rồi,bạn xem lại kích thước móng của công trình để chọn mã phù hợp. Mình chưa hiểu thắc mắc của bạn về cách tính khối lượng, bạn nói cụ thể hơn nhé
 
bạn phải xem tỷ lệ đào móng bằng máy và thủ công là bao nhiêu. Giả sư tổng khối lượng đấy đào là 1000m3 và tỷ lệ đào bằng máy là 90% thì khối lượng đất đào bằng máy là 900m3. Trong khi tính toán tổng khối lượng đất đào chú ý đến hệ số mái dốc nhé.
 
bạn phải xem tỷ lệ đào móng bằng máy và thủ công là bao nhiêu. Giả sư tổng khối lượng đấy đào là 1000m3 và tỷ lệ đào bằng máy là 90% thì khối lượng đất đào bằng máy là 900m3. Trong khi tính toán tổng khối lượng đất đào chú ý đến hệ số mái dốc nhé.
Mình thì không đồng ý quan điểm với bạn.
- Nếu công việc của bạn phù hợp với mã định mức thì bạn chỉ sử dụng một mã định mức thui, vì trong Định mức đào bằng máy đã tính tới hao phí nhân công hoàn thiện hố đào.
- Nếu hố đào có hình dạng phức tạp, ví dụ phần dưới cùng của hố có diện tích không đủ lớn để sử dụng máy đào, thì tách riêng phần đào bằng máy và Phần bằng đào thủ công. Khi đó có đủ thông số để tính toán khối lượng đào máy bao nhiêu và đào thủ công là bao nhiêu. Việc áp dụng tỷ lệ bao nhiêu % máy bao nhiêu % đào thủ công cho công việc đào hoàn toàn bằng máy là không đúng. Ngay cả trường hợp như mình vừa kể cũng là không phù hợp vì đào bằng máy với khối lượng là bao nhiêu và đào bằng thủ công với khối lượng là bao nhiêu thì ta đã tính toán được rùi. Sao lại phải dùng định mức tỷ lệ.
 
Mình thì không đồng ý quan điểm với bạn.
- Nếu công việc của bạn phù hợp với mã định mức thì bạn chỉ sử dụng một mã định mức thui, vì trong Định mức đào bằng máy đã tính tới hao phí nhân công hoàn thiện hố đào.
- Nếu hố đào có hình dạng phức tạp, ví dụ phần dưới cùng của hố có diện tích không đủ lớn để sử dụng máy đào, thì tách riêng phần đào bằng máy và Phần bằng đào thủ công. Khi đó có đủ thông số để tính toán khối lượng đào máy bao nhiêu và đào thủ công là bao nhiêu. Việc áp dụng tỷ lệ bao nhiêu % máy bao nhiêu % đào thủ công cho công việc đào hoàn toàn bằng máy là không đúng. Ngay cả trường hợp như mình vừa kể cũng là không phù hợp vì đào bằng máy với khối lượng là bao nhiêu và đào bằng thủ công với khối lượng là bao nhiêu thì ta đã tính toán được rùi. Sao lại phải dùng định mức tỷ lệ.
Mình đồng ý với quan điêm của bạn, định mức đào máy đã có nhân công, còn việc tinh 10% thì không có cơ sở.
 
Mình thì không đồng ý quan điểm với bạn.
- Nếu công việc của bạn phù hợp với mã định mức thì bạn chỉ sử dụng một mã định mức thui, vì trong Định mức đào bằng máy đã tính tới hao phí nhân công hoàn thiện hố đào.
- Nếu hố đào có hình dạng phức tạp, ví dụ phần dưới cùng của hố có diện tích không đủ lớn để sử dụng máy đào, thì tách riêng phần đào bằng máy và Phần bằng đào thủ công. Khi đó có đủ thông số để tính toán khối lượng đào máy bao nhiêu và đào thủ công là bao nhiêu. Việc áp dụng tỷ lệ bao nhiêu % máy bao nhiêu % đào thủ công cho công việc đào hoàn toàn bằng máy là không đúng. Ngay cả trường hợp như mình vừa kể cũng là không phù hợp vì đào bằng máy với khối lượng là bao nhiêu và đào bằng thủ công với khối lượng là bao nhiêu thì ta đã tính toán được rùi. Sao lại phải dùng định mức tỷ lệ.
Về mặt KỸ THUẬT THUẦN TÚY mình hoàn toàn ủng hộ quan điểm của bạn.
Về mặt nghề nghiệp để công trình thi công được "thuận lợi" MÌNH KHÔNG HỦNG HỘ QUẢN ĐIỂM CỦA BẠN
 
Cám ơn các anh chị đã quan tâm trả lời,

Em nêu rõ câu hỏi của em hơn để các anh chị có văn bản hướng dẫn thì gửi cho em với ah:

Trong định mức đào của Bộ Xây dựng có 2 công tác đào là AB.24000 Đào xúc đất để đắp hoặc đổ ra bãi thảiAB.25000 Đào móng công trình bằng máy. Khi đào đất, đá từ cao độ thiên nhiên xuống đáy hố móng (đập, cửa lấy nước) thì có 2 quan điểm:
1: Tất cả đều áp dụng mã đào AB.25000
2: Một phần áp dụng mã đào AB.24000 và 1 phần áp dụng mã đào AB.25000 (giới hạn áp dụng mã đào AB.25000 là từ cao độ đáy thiết kế (đáy móng và ta luy) tính trở ra 6m. Và khi áp dụng chiều cao đào là 6m, 2 bên cũng thống nhất áp dụng mã đào là AB.25100 (chiều rộng móng <6m) mặc dù các hạng mục này đều rất lớn.

Vì vây, em băn khoăn không biết có quy định nào quy định phần nào là đào hố móng và phần nào là đào đất đổ đi không.

Các anh có kinh nghiệm và văn bản trả lời giúp em với ah
 
Các bác có cao kiến chi về vấn đề này không ạ, em cũng đang thắc mắc phân loại việc áp dụng mã đào hố móng và mặt bằng
 
Back
Top