Kim thu sét ESE: tiêu chuẩn và lựa chọn

  • Khởi xướng vietloi
  • Ngày gửi
V

vietloi

Guest
Khoảng năm 1977 đến năm 1978, một số nhà khoa học nghiên cứu về sét đã chứng minh được lý thuyết quả cầu lăn và được hiệp hội kỷ sư điện và điện tử quốc tế (IEEE) công nhận vào năm 1982. Dựa trên nền tảng của lý thuyết này, 1 số nhà phát minh Pháp đã đưa ra khái niệm phát tia tiên đạo (ESE) của cột thu lôi nhằm làm tăng khả năng thu sét và tạo ra vùng bảo vệ rộng lớn hơn. Họ đã tiến hành các thí nghiệp ngoài trời cũng như trong nhà với sự hợp tác của France Telecom và các phòng thí nghiệm cao áp của Pháp. Đến năm 1995, Pháp chính thức ban hành tiêu chuẩn NFC 17 - 102 nhằm công nhận lý thuyết này và tính hiệu quả của đầu thu lôi ESE. Tuy nhiên về mặt khoa học điều này cũng còn gây nhiều tranh luận. Nhưng trong quá trình áp dụng, đến tháng 12-2001, qua các báo cáo của các phòng thí nghiệm cao áp và đánh giá thực tế trên 100.000 kim thu sét ESE đã lắp đặt trên toàn nước Pháp thì Bộ Môi Trường Và Lãnh Thổ Pháp vẫn công nhận tính hiệu quả của kim ESE và vẫn áp dụng tiêu chuẩn NFC 17 -102.

Hiện nay có rất nhiều nước cũng ban hành tiêu chuẩn quốc gia riêng dựa trên tiêu chuẩn NFC 17 -102 như: Tây Ban Nha, Thổ Nhỹ Kỳ v.v..

Tiêu chuẩn NFC 17 -102 qui định các kim ESE được thí nghiệm trong điện trường từ 10 đến 25 kV/m để mô phỏng giống như diện trường khi có sét xảy ra trong thực tế. Cũng nên lưu ý rằng đây là điện trường có thể xảy ra sét chứ không phải là điện áp như rất nhiều người nhầm lẫn. Sau đó, một xung điện trường mạnh sẽ tạo ra sự phóng điện trong phòng thí nghiệm.

Thời gian tác động của kim ESE sớm hơn so với 1 kim cổ điển (thời gian phát tia tiên đạo ∆t) càng lớn càng tốt và bán kính bảo vệ sẽ càng lớn. Nhưng sau tháng 12-2001 tiêu chuẩn NFC 17 - 102 chỉ cho phép tính toán vùng bảo vệ tối đa dựa trên ∆t nhỏ hơn hoạc bằng 60µs. Còn đối với các kim ESE có ∆t lớn hơn 60µs thì coi như tương đương kim có ∆t = 60µs.

Cũng nên ghi nhớ là tiêu chuẩn NFC không quy định mức độ chịu đựng cường độ xung của kim thu sét và trong tiêu chuẩn Việt Nam cũng vậy. Điều này cũng rất dễ hiểu vì khả năng chịu đựng cường độ dòng điện phụ thuộc vào tiết diện và vật liệu của vật dẫn điện. Như vậy các tiêu chuẩn chỉ cần quy định vật liệu và tiết diện của kim thu sét, vật liệu và tiết diện của dây dẫn sét và vật liệu và tiết diện của cọc tiếp đất.

Hiện nay, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn giành riêng cho kim thu sét ESE nên việc công bố bán kính bảo vệ của nhiều nhà cung cấp rất bừa bãi. Và nhiều kim cũng không phù hợp với tiêu chuẩn NFC 17-102. Vì vậy khách hàng cần tham khảo thêm catalogue gốc chứ không nên đơn thuần dựa vào catalogue tiếng Việt trong nước.

Các loại kim ESE có trong nước hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, chất lượng cũng như giá thành. Vài ví dụ tiêu biểu từ thị trường cho thấy:

- Nếu bạn muốn chọn kim có chất lượng tốt thì kim Ioniflash của Pháp là lựa chọn tốt. Kim Ioniflash xếp hạng thứ 3 tại Pháp từ 2002. Ioniflash được lắp rất nhiều tại các khu công nghiệp. Từ 2010 Ioniflash sẽ nâng cấp dòng sản phẩm thành Ioniflash MACH với nhiều mẫu mới tốt hơn.

- Nếu bạn quan tâm đến giá thành và muốn chọn loại kim kinh tế nhất mà vẫn bảo đảm chất lượng và đúng tiêu chuẩn thì kim Liva của Thổ Nhĩ Kỳ là lựa chọn hợp lý nhất. Kim Liva hiện nay có giá thành rẻ nhất và được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn NFC 17-102, CE.

- Nếu bạn muốn có sự cân bằng về chất lượng và giá cả thì kim Stormaster của Úc rất thích hợp cho mọi nhu cầu. Kim Stormaster đã được lắp đặt trên nhiều công trình quan trọng như sân bay Tân Sơn Nhất, khu công nghiệp Singapore, các nhà xưởng của Nhật v.v.. Kim Stormaster hiện cũng là sản phẩm chống sét bán chạy nhất.

Các phân tích trên phần nào giúp mọi người lựa chọn tốt hơn các loại đầu kim hợp tiêu chuẩn hợp mục đích sử dụng.

Nếu các bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm thì có thể liên hệ với Việt Lôi: http://vietloi.com.vn
 
Last edited by a moderator:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top