Kinh nghiệm lập dự toán nhà cao tầng

  • Khởi xướng Khởi xướng ksxdhn
  • Ngày gửi Ngày gửi

ksxdhn

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
21/1/11
Bài viết
10
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Chào anh em trong diễn đàn. Mình lập chủ đề này để các anh em có kinh nghiệm trong việc bóc tách dự toán nhà cao tầng chia sẻ kinh nghiệm của minh sao cho nhanh và chính xác nhất.
Cụ thể như sau:
Phần khối lượng BT, cốt thép, ván khuôn cột, dầm sàn, vách, thang bộ và các cấu kiện khác bóc thế nào để nhanh nhất mà lại chính xác.
phần hoàn thiện: xây, trát, láng... bóc thế nào nhanh và chính xác.
Rất mong các anh em có kinh nghiệm chia sẻ để cùng phát triển.
 
Chào anh em trong diễn đàn. Mình lập chủ đề này để các anh em có kinh nghiệm trong việc bóc tách dự toán nhà cao tầng chia sẻ kinh nghiệm của minh sao cho nhanh và chính xác nhất.
Cụ thể như sau:
Phần khối lượng BT, cốt thép, ván khuôn cột, dầm sàn, vách, thang bộ và các cấu kiện khác bóc thế nào để nhanh nhất mà lại chính xác.
phần hoàn thiện: xây, trát, láng... bóc thế nào nhanh và chính xác.
Rất mong các anh em có kinh nghiệm chia sẻ để cùng phát triển.
Nguyên tắc tính mà mình vẫn hay dùng như sau:
- Cột chiều cao đến mép dầm
- Dầm sẽ tính trừ chiều cao sàn
- Sàn tính phủ bì
Cách tính ván khuôn thì bạn căn cứ vào bê tông, ví dụ VK cột bạn có bê tông cột rùi tính VK như sau:
DT VK cột = n x ( a x c + b x c ) x 2
( n : số lần , a, b : kích thước chu vi cột, c : chiều cao cột )
Muốn tính phần hoàn thiện thì theo mình ban đầu bạn nên bốc hết diện tích cửa, có 2 cái lợi, thứ nhất sau này bạn có số liệu để tính phần lanh tô, thứ hai bạn tính diện tích xây gạch phải trừ cửa.
Công tác ốp, lát tường thì bạn căn cứ vào bản vẽ chi tiết mà tính, cái này tính cũng nhanh
Công tác sơn, bả matit tường thì bạn căn cứ vào số liệu xây tường mà tính tiếp, ví dụ : trát tường ngoài có thể tính gần đúng bằng DT tường 200 bao ngoài và 1 số tường 100 bên ngoài, trát tường trong bằng diện tích tường 100 bên trong nhà nhân 2 lần cộng thêm 1 số DT tường 200 trong nhà, có DT trát bạn tính được diện tích bả matit = DT trát, từ diện tích bả matit bạn tính được DT sơn , DT sơn = DT bả matit - trừ đi DT ốp lát tường ( ốp lát tường Vệ sinh, tường ngoài nhà ).
Tương tự bạn có cách tính cho phần trát, bả matit và sơn cho dầm, trần , và cột.
Theo mình thì phần hoàn thiện nếu bốc xong tường coi như đã gần tính được cả mục hoàn thiện.
Còn phần cốt thép thì bạn nên bốc chi tiết, chú ý mấy chỗ nối thép, nếu chỗ có thép đai đặc biệt....
Đó là 1 vài kinh nghiệm mình chia sẽ dùm bạn, nếu bạn lần đầu bốc KL 1 công trình lớn thì bạn cứ bốc bình thường có gì thắc mắc upload lên diễn đàn anh em giúp đỡ thêm, thân!
 
bài của a tuấn hay áh.có j ko hieu em cung co the tham khỏa ý kiến mấy nha.nhưng em chưa hiểu rõ lắm về trát tường của a.tường ngoài tại sao tính trát của tường 200, tường trong trát tường 100.em nghĩ trát thì tính m2 thôi chứ đâu cần phân biệt tuòng 100,200.chúc mấy a sức khỏe
 
Last edited by a moderator:
Em thấy cách làm của anh Tuấn như vậy là khá đầy đủ và chi tiết.
Chúc anh luôn mạnh khỏe và công tác tốt nhé
 
bài của a tuấn hay áh.có j ko hieu em cung co the tham khỏa ý kiến mấy nha.nhưng em chưa hiểu rõ lắm về trát tường của a.tường ngoài tại sao tính trát của tường 200, tường trong trát tường 100.em nghĩ trát thì tính m2 thôi chứ đâu cần phân biệt tuòng 100,200.chúc mấy a sức khỏe

Em hiểu nhầm ý anh rùi, tính diện tích trát tường trong, ngoài như sau, thông thường tường ngoài thường là tường 200, tường trong thường là tường 100, DT xây tường 200 : a x b x 0,2 ( A : chiều dài tường, B : chiều cao tường), tương tự xây tường 100 : a x b x 0,1
Từ KL xây 200 và 100 bạn copy nguyên công tác xây đem xuống diện tích trát, bỏ đi hệ số 0,2 và 0,1 ( Nhớ nhân số tầng giống nhau nếu có..)
Vì thông thường tường ngoài là 200 tường trong là 100 nên DT trát trong = DT của phần xây 200 + DT xây tường 100 x 2
DT trát ngoài = DT xây tường 200
Chúc bạn thành công!
 
anh hunter225 và các bạn có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình về cách bóc tiên lượng phần móng, và phần lợp mái cho em và những ai quan tâm vấn đề này được biết không ạh thanhk các anh nhiều
 
Nguyên tắc tính mà mình vẫn hay dùng như sau:
- Cột chiều cao đến mép dầm
- Dầm sẽ tính trừ chiều cao sàn
- Sàn tính phủ bì
Cách tính ván khuôn thì bạn căn cứ vào bê tông, ví dụ VK cột bạn có bê tông cột rùi tính VK như sau:
DT VK cột = n x ( a x c + b x c ) x 2
( n : số lần , a, b : kích thước chu vi cột, c : chiều cao cột )
Muốn tính phần hoàn thiện thì theo mình ban đầu bạn nên bốc hết diện tích cửa, có 2 cái lợi, thứ nhất sau này bạn có số liệu để tính phần lanh tô, thứ hai bạn tính diện tích xây gạch phải trừ cửa.
Công tác ốp, lát tường thì bạn căn cứ vào bản vẽ chi tiết mà tính, cái này tính cũng nhanh
Công tác sơn, bả matit tường thì bạn căn cứ vào số liệu xây tường mà tính tiếp, ví dụ : trát tường ngoài có thể tính gần đúng bằng DT tường 200 bao ngoài và 1 số tường 100 bên ngoài, trát tường trong bằng diện tích tường 100 bên trong nhà nhân 2 lần cộng thêm 1 số DT tường 200 trong nhà, có DT trát bạn tính được diện tích bả matit = DT trát, từ diện tích bả matit bạn tính được DT sơn , DT sơn = DT bả matit - trừ đi DT ốp lát tường ( ốp lát tường Vệ sinh, tường ngoài nhà ).
Tương tự bạn có cách tính cho phần trát, bả matit và sơn cho dầm, trần , và cột.
Theo mình thì phần hoàn thiện nếu bốc xong tường coi như đã gần tính được cả mục hoàn thiện.
Còn phần cốt thép thì bạn nên bốc chi tiết, chú ý mấy chỗ nối thép, nếu chỗ có thép đai đặc biệt....
Đó là 1 vài kinh nghiệm mình chia sẽ dùm bạn, nếu bạn lần đầu bốc KL 1 công trình lớn thì bạn cứ bốc bình thường có gì thắc mắc upload lên diễn đàn anh em giúp đỡ thêm, thân!
Mình có ý kiến thế này:
Phần diện tích sơn và bả tường: = diện tích trát - diện tích ốp. Nếu dùng cách của hunter225 thì phần bả sẽ bị thừa (lí do khi đã ốp thì không ai bả)
Phần trát thì cần cộng thêm trát má cửa nữa mới đủ.
Thực tế thì nhà cao tầng có lợi thế là có nhiều tầng điển hình, vì vậy, tính toán phần kết cấu, kiến trúc lại không phức tạp.
Vấn đề lớn nhất của nhà cao tầng chính là dự toán điện, nước. phần này rất khó kiểm soát do việc kiểm đếm các côn, cút, tê,... rất phức tạp
 
Mình có ý kiến thế này:
Phần diện tích sơn và bả tường: = diện tích trát - diện tích ốp. Nếu dùng cách của hunter225 thì phần bả sẽ bị thừa (lí do khi đã ốp thì không ai bả)
Phần trát thì cần cộng thêm trát má cửa nữa mới đủ.
Thực tế thì nhà cao tầng có lợi thế là có nhiều tầng điển hình, vì vậy, tính toán phần kết cấu, kiến trúc lại không phức tạp.
Vấn đề lớn nhất của nhà cao tầng chính là dự toán điện, nước. phần này rất khó kiểm soát do việc kiểm đếm các côn, cút, tê,... rất phức tạp
Đồng ý với ý kiến của bác Naat, riêng phần trát má cửa mình không đưa vào trát tường mà đưa vào trát phào đơn, tất nhiên phần điện nước nhà cao tầng rất khó, phải là dân chuyên ngành với tính toán được , theo mình thì điện nước của Siêu thị, chợ còn khó hơn cả nhà cao tầng...
 
anh hunter225 và các bạn có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình về cách bóc tiên lượng phần móng, và phần lợp mái cho em và những ai quan tâm vấn đề này được biết không ạh thanhk các anh nhiều

Khối lượng phần móng bao gồm các công tác sau:
- Đào đất móng : Cái này tính toán bình thường, chý ý phần ta luy và phần đào thêm ra mỗi bên 0,5m sao với bề rộng thiết kế để thi công.
- Phần bê tông móng : Phần này tính toán đơn giản, nếu gặp vài móng có cấu hình khó, bạn cứ chia nhỏ ra để tính khối lượng cho chính xác, bạn có thể tìm trên diễn đàn phần KL Bê tông của anh TanTuan ( Trong đó có tính toán hết tất cả các loại móng)...
- Phần VK : Căn cứ vào bê tông mà bạn tính được, mình nghĩ cái này cũng đơn giản.
- Phần cốt thép : Phần này bạn phải bốc đầy đủ và chi tiết
- Phần lấp cát nền móng và vận chuyển đất đổ đi : KL cát lấp = V đào - V Bê tông chiếm chỗ ( BT móng + BT giằng móng ) ; KL vận chuyển đất đổ đi = V bê tông chiếm chỗ.
Trong Vận chuyển đất đỗ đi bạn để ý đến cự ly vận chuyển để có các công tác phù hợp.
Khối lượng phần lợp mái : Bạn phải căn cứ vào bãn vẽ chi tiết, có rất nhiều loại mái khác nhau, mình ví dụ mái lợp bằng tole sáng, xà gồ thép hộp 50x100, phần xà gồ bạn cứ tính quy đổi ra thép hình ( tính chiều dài rùi quy khối lượng ra tấn ), phần mái tôn bạn cứ tính diện tích 100m2 ( Chú ý đơn vị để sau này lập dự toán cho dễ và không bị sai )....
Một vài kinh nghiệm chia sẽ cùng bạn, nếu khó khăn bạn cứ upload file lên, anh em sẽ giúp đỡ thêm, thân!
 
A Tuấn ơi. Em hỏi thêm tí nữa, trong phần mềm G8 mà em đang dùng,bảng tổng hợp kinh phí hạng mục: hệ số nhân công và ca máy đều là 1.44. Tất nhiên khi lập dự toán thì mình phải thay hệ số đó đi. theo em tìm hiểu thì hệ số nhân công =3.857, hệ số máy thi công là 1.504. Nhưng trên diễn đàn và nhiều thông tin khac thì hệ số máy thi công là 1.857,......Nói chung là rất nhiều hệ số. Cuối cùng thì hệ số nào đúng hả anh?( chỉ riêng hệ số máy thôi, còn NC thì 3.857 là đúng rồi.
khi lập dự toán để nhập vào bảng tiên lượng phần gạch, thì mình bóc gạch tới đâu trừ cửa tới đó chứ a?(nếu bóc kl cửa 1 cục m2 rồi nhập vô " trừ cửa: -1.000m2" chẳng hạn)như vậy thì hồ sơ dự toán mình đâu có chi tiết và dễ hiểu. Nếu làm như a thì tiện cho việc mình ktra m2 gạch, nhanh và chính xác hơn.theo a ta nên làm cách nào?
Bữa nào rảnh a em uống cà phê nha. Chúc a sức khỏe.
 
Bổ sung ý của a tuấn tí: phần KL đào thì mình tích theo thể tích hình học cấu kiện cần tính sau đó nhân thêm hệ số 1.3 nữa là đúng( nếu không tính ta luy và phần đào rộng hơn mỗi bên 0,5m như của a Tuấn). Còn phần cát lấp lại thì cũng tính theo thể tích hình học và trừ phần bê tông chiếm chỗ. nhưng sau đó phải nhân thêm hệ số 1.22.hệ số này là hệ số bù lún. Vì khi lấp ta phải đầm nữa.
 
A Tuấn ơi. Em hỏi thêm tí nữa, trong phần mềm G8 mà em đang dùng,bảng tổng hợp kinh phí hạng mục: hệ số nhân công và ca máy đều là 1.44. Tất nhiên khi lập dự toán thì mình phải thay hệ số đó đi. theo em tìm hiểu thì hệ số nhân công =3.857, hệ số máy thi công là 1.504. Nhưng trên diễn đàn và nhiều thông tin khac thì hệ số máy thi công là 1.857,......Nói chung là rất nhiều hệ số. Cuối cùng thì hệ số nào đúng hả anh?( chỉ riêng hệ số máy thôi, còn NC thì 3.857 là đúng rồi.
khi lập dự toán để nhập vào bảng tiên lượng phần gạch, thì mình bóc gạch tới đâu trừ cửa tới đó chứ a?(nếu bóc kl cửa 1 cục m2 rồi nhập vô " trừ cửa: -1.000m2" chẳng hạn)như vậy thì hồ sơ dự toán mình đâu có chi tiết và dễ hiểu. Nếu làm như a thì tiện cho việc mình ktra m2 gạch, nhanh và chính xác hơn.theo a ta nên làm cách nào?
Bữa nào rảnh a em uống cà phê nha. Chúc a sức khỏe.

Mình không ít dùng G8 nên không biết đơn giá G8 áp dụng cho HCM là đơn giá nào, mình nghĩ chắc là đơn giá với mức lương 350.000 đ/tháng ( vì HCM chỉ có 1 đơn giá này là mới nhất), nếu như vậy thì mình trả lời câu hỏi về hệ số nhân công : hệ số nhân công là 1350000/350 = 3.86 ( Bạn nên lấy 2 số dư thôi, lấy 3 số dư nó hơi kỳ :D...), hệ số máy thi công : đây là vấn đề nhạy cảm , trên diễn đàn cũng có nhiều topic trao đổi về hệ số máy thi công, link tham khảo, http://www.giaxaydung.vn/diendan/f70/xin-hoi-he-so-dieu-chinh-nhan-cong-may-thi-cong-vao-nam-2011-a-49485.html tuy nhiên có 2 phương án mình xin nêu ra để bạn lựa chọn :
- PA1 : Dùng công thức nội suy trực tiếp , năm 2010 ( 28/12/2010) Sở XD HCM có ra công văn 10505/SXD-QLKTXD quy định hệ số máy thi công là K = 1,34; bạn dùng phương pháp nội suy sẽ tính được K ( 2011) = 1,517 , lấy gần đúng bằng 1,52 ( Vì mình là nhà thầu mà nên sẽ lấy cao lên 1 tý ).
- PA 2 : Tính trực tiếp ca máy thi công theo TT 06 /2010/TT-BXD ra ngày 26/05/2010, cách này sẽ có ưu điểm hơn PÁ vì sẽ giải trình rõ ràng hơn, cách tính như sau : Bạn chạy hết dự toán sau đó tổng hợp ra tất cả máy thi công phục vụ công trình, đem vào tính lại giá ca máy rùi quy ra hệ số ca máy ( Nhập vào giá xăng dầu, giá lương...), cách này tính sẽ cao hơn cách 1 . Mình gởi tặng bạn 1 file tính toán của mình theo cách này, bạn tham khảo thêm.
Như vậy sẽ có 2 cách tính và quan trọng là bạn áp dụng cách nào, nếu bạn là CDT bạn nên chọn cách 1 vì như vậy chi phí xây dựng sẽ giảm, cách 2 thì nhà thầu hay sử dụng hơn.
Câu thư 2, theo mình cách tính hết cửa rùi sau đó tính phần gạch xây, tính phù hết diện tích gạch rùi trừ cửa sẽ nhanh hơn là cách tính tới đâu trừ cửa đến đó, tuy nhiên cách tính đến đâu trừ cửa đến đó cũng có thuận lợi, sẽ giúp cho người kiểm tra KL sau này dễ kiểm soát hơn, mình nghĩ 2 cách này như nhau, KL gạch xây cũng sẽ không bị lệch.
Thân!
 

File đính kèm

Em sẽ gửi a một file tính hệ số a xem thử. Chứ cách tính của a phức tạp quá, Vả lại làm như vậy thì cũng hơi tốn thời gian. Nhưng không biết có đúng không.
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Em sẽ gửi a một file tính hệ số a xem thử. Chứ cách tính của a phức tạp quá, Vả lại làm như vậy thì cũng hơi tốn thời gian. Nhưng không biết có đúng không.

Đã xem file của bạn, cách của bạn là nội suy trực tiếp, theo PA1 mà mình đã nói, chỉ có khác điều là bạn nội suy với mốc chuẩn là 1,26 áp dung cho mức lương 800.000, mình gởi tặng ban 1 file ảnh ( File này do 1 mem trên GXD upload lên, mình thấy khá chuẩn)
camay2011.jpg
Tóm lại cách của bạn cũng tương đối , lấy bằng 1,51 cũng được ( Công ty mình hay dùng 1,52)
 
Em có một trường học mà công ty em sửa chữa. Cách bóc kl gạch xây thêm vào cột và những chỗ hôp gen thì bóc ntn là nhanh và chính xác a Tuấn.( bản vẽ em đính kèm bên dưới).
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Em có một trường học mà công ty em sửa chữa. Cách bóc kl gạch xây thêm vào cột và những chỗ hôp gen thì bóc ntn là nhanh và chính xác a Tuấn.( bản vẽ em đính kèm bên dưới).

Mình đã xem bản vẽ của bạn, cách tính đơn giản phần xây thêm tường ốp cột như sau: bạn dùng lệnh PL ( PLINE) , vẽ hết phần xây dựng bao quanh cột, rùi dùng tiếp lệnh LI , đọc cái số bên cạnh chữ AREA , minh ví dụ là erea 123456780 , thì diện tích của phần này sẽ là 123,45 m2 ( lùi vào 6 con số ). Sau khi có diện tích rùi bạn nhân với chiều cao của cột sẽ ra KL phần xây, phần này phải tính kỹ làm cho từng cột 1 chứ không thể nhanh được.
 
Em cũng làm theo pp này. Nghĩ chắc cũng không còn cách nào khác.
 
Đà lanh tô cho tường 200 em cho kích thước khoảng 200x200, 4 cây thép fi 10 được ko a?
 
em là sv ngành kỹ thuật công trình mới ra trường, đang dc giao nhiệm vụ về mảng dự toán xây dựng dân dụng và công nghiệp, về mảng dự toán e chưa hề có kinh nghiệm, và kiến thức học ở trường sơ xài lằm, nên có rất nhiều bỡ ngỡ, kính mong các anh chị trong nghề giúp đỡ và chỉ giáo cho cho em vài vấn đề sau.
* có mấy hình lập dự toán ạ, đó là những hình thức nào ạ. và hình thức nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay. và có thể hướng dẫn em cụ thể về cách làm đó được không ạh.
* trong một bộ hồ sơ dự toán chuẩn ngoài các bảng tính tiên lượng, tổng hợp vật tư. của từng hạnh mục xây lắp , phần điện chiế sáng, cấp thoát nước, và phần thu nôi chống sét. thì còn thiếu gì nữa không ạh

e đang rất mông lung về vấn đề, kính mong các anh chị chỉ bảo cho e. cảm ơn các anh chị nhiều
Trả lời câu hỏi đầu tiên của bạn, hiện nay có 2 hình thức lập dự toán:
- Hình thức 1 : Lập dự toán theo phương pháp giá vật liệu theo đơn giá cộng với chênh lệch giá giữa giá thực tế thời điểm thi công và giá lập dự toán. Theo PP này thì Giá VL = Đơn giá VL gốc + Chênh lệch DG VL, nếu bạn lập DTtheo cách này thì trong sheet dự toán có kèm theo sheet "Chênh lệch vật liệu". Phương pháp này thì Miền Bắc và miền trung hay sử dụng nhất.
- Hình thức 2 : Lập DT theo phương pháp giá vật liệu theo đơn giá thực tế, phương pháp này thì miền Nam hay dùng hơn. Sự khác nhau giữa 2 phương pháp này mình sẽ mô tả như hình bên dưới :
pa1lapdutoan.jpg

pa2lapdutoan.jpg
Để hiểu rõ thêm, bạn có thể tìm đọc TT04/2010 của BXD ban hành ngày 26/05/2010, mình gởi tặng bạn 1 file hướng dẫn lập dự toán do công ty mình vừa mới tổ chức học, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.
Câu thứ 2 : Trong 1 file dự toán có các sheet cơ bản sau : sheet Dự toán, Phân tích vật tư, Tổng hợp vật tư, Giá trị vật tư, Chênh lệch vật tư, Tổng hợp kinh phí, Bìa...
Chúc bạn thành công!
 

File đính kèm

Các bác cho em hỏi có cách nào tính nhanh khối lượng đất đào móng không ,nếu tính theo công thức hình đống cát thì lâu quá

Em nghĩ tính theo hình chữ nhật : axbxh xong tính nốt phần ta luy đào mở là nhanh nhất ,nhưng đến 4 góc giao nhau hình lục lăng là em không tìm đâu ra công thức bí quá ,các bác giúp em với
 
Back
Top