Kinh nghiệm lập dự toán nhà cao tầng

  • Khởi xướng Khởi xướng ksxdhn
  • Ngày gửi Ngày gửi
Tính khối lượng đào móng thì bạn nên tính theo công thức:
h/6x(axA+(a+A)x(b+B)+bxB)
Hoặc theo công thức sau:
V=1/3xhx[S1 + sqrt(S1xS2)+S2]
S1: diện tích đáy dưới hình chóp cụt
S2: Diện tích đáy trên hình chóp cụt.
h: chiều cao hình chóp cụt.
BR
 
Các bac cho e hỏi, em đang làm cái phần kiến trúc có cái phần sản xuất lan can nhưng lại không có phần thống kê thép của lan can, e đang không biết làm như thế nào cả, bác nào biết chỉ e với a
 
Thường thì sẽ không có bảng thống kê cốt thép cho phần lan can. Bạn cần dựa vào bảng vẽ chi tiết lan can để bóc khối lượng cho 1m dài của lan can. Rồi từ đó nhân với tổng chiều dài lan can
 
Các bac cho e hỏi, em đang làm cái phần kiến trúc có cái phần sản xuất lan can nhưng lại không có phần thống kê thép của lan can, e đang không biết làm như thế nào cả, bác nào biết chỉ e với a
Phần lan can bạn có thể làm như sau:
- Phần lắp đặt bạn tính theo m2 hoặc m (dài ) cũng được
- Phần sản xuất, bạn có thể quy ra trọng lượng sắt để tính thép hình cho tiện.
Còn đơn giản hơn bạn cứ tính theo cách của bạn moon85 quy ra m dài để tính nhưng mà tính sau cho chính xác là được.
 
Các bác cho em hỏi có cách nào tính nhanh khối lượng đất đào móng không ,nếu tính theo công thức hình đống cát thì lâu quá

Em nghĩ tính theo hình chữ nhật : axbxh xong tính nốt phần ta luy đào mở là nhanh nhất ,nhưng đến 4 góc giao nhau hình lục lăng là em không tìm đâu ra công thức bí quá ,các bác giúp em với

http://www.giaxaydung.vn/diendan/f469/bang-tinh-khoi-luong-tong-cac-loai-mong-67688.html
Bạn xem thêm link trên để tham khảo, anh TANTUAN đã làm 1 file Excel tra hết khối lượng bê tông móng, nếu gặp các móng phức tạp hơn bạn có thể chia nhỏ khối lượng móng ra để tính cho chính xác.
 
cảm ơn anh Tuấn đã chia sẽ kinh nghiệm nhé....lúc nào có điều kiện a e cà phê cà pháo tí nhẩy
 
Mình có 1 thắc mắc nho nhỏ như sau: Theo quy định thì việc tính thể tích BT cho phép không cần trừ khối lượng sắt nhưng mình thấy nếu để riêng sắt thì cũng nhiều lắm và khó thuyết phục người khác khi sờ sờ trước mắt mình là 1 đống sắt nếu cắt nhỏ nhỏ như đá 1x2 thì cũng được vài khối.
 
Nguyên tắc tính mà mình vẫn hay dùng như sau:
- Cột chiều cao đến mép dầm
- Dầm sẽ tính trừ chiều cao sàn
- Sàn tính phủ bì
Cách tính ván khuôn thì bạn căn cứ vào bê tông, ví dụ VK cột bạn có bê tông cột rùi tính VK như sau:
DT VK cột = n x ( a x c + b x c ) x 2
( n : số lần , a, b : kích thước chu vi cột, c : chiều cao cột )
Muốn tính phần hoàn thiện thì theo mình ban đầu bạn nên bốc hết diện tích cửa, có 2 cái lợi, thứ nhất sau này bạn có số liệu để tính phần lanh tô, thứ hai bạn tính diện tích xây gạch phải trừ cửa.
Công tác ốp, lát tường thì bạn căn cứ vào bản vẽ chi tiết mà tính, cái này tính cũng nhanh
Công tác sơn, bả matit tường thì bạn căn cứ vào số liệu xây tường mà tính tiếp, ví dụ : trát tường ngoài có thể tính gần đúng bằng DT tường 200 bao ngoài và 1 số tường 100 bên ngoài, trát tường trong bằng diện tích tường 100 bên trong nhà nhân 2 lần cộng thêm 1 số DT tường 200 trong nhà, có DT trát bạn tính được diện tích bả matit = DT trát, từ diện tích bả matit bạn tính được DT sơn , DT sơn = DT bả matit - trừ đi DT ốp lát tường ( ốp lát tường Vệ sinh, tường ngoài nhà ).
Tương tự bạn có cách tính cho phần trát, bả matit và sơn cho dầm, trần , và cột.
Theo mình thì phần hoàn thiện nếu bốc xong tường coi như đã gần tính được cả mục hoàn thiện.
Còn phần cốt thép thì bạn nên bốc chi tiết, chú ý mấy chỗ nối thép, nếu chỗ có thép đai đặc biệt....
Đó là 1 vài kinh nghiệm mình chia sẽ dùm bạn, nếu bạn lần đầu bốc KL 1 công trình lớn thì bạn cứ bốc bình thường có gì thắc mắc upload lên diễn đàn anh em giúp đỡ thêm, thân!
Anh có thể nêu 1 số sai sót khi bóc tiên lượng dự toán nhà cao tầng để anh em còn chú ý để tránh không mắc phải được không ạ?
Chân thành cảm ơn!
 
Mình có 1 thắc mắc nho nhỏ như sau: Theo quy định thì việc tính thể tích BT cho phép không cần trừ khối lượng sắt nhưng mình thấy nếu để riêng sắt thì cũng nhiều lắm và khó thuyết phục người khác khi sờ sờ trước mắt mình là 1 đống sắt nếu cắt nhỏ nhỏ như đá 1x2 thì cũng được vài khối.
Đã nằm trong quy định rồi thì có gì mà bảo là khó thuyết phục hả bạn?
Nếu bạn để riêng sắt thì nhìn cả đống đấy là tổng thể sắt chứ nếu chỉ tính cho từng khối bê tông thì thể tích chiếm chỗ của sắt là rất nhỏ.
 
Mình đã xem bản vẽ của bạn, cách tính đơn giản phần xây thêm tường ốp cột như sau: bạn dùng lệnh PL ( PLINE) , vẽ hết phần xây dựng bao quanh cột, rùi dùng tiếp lệnh LI , đọc cái số bên cạnh chữ AREA , minh ví dụ là erea 123456780 , thì diện tích của phần này sẽ là 123,45 m2 ( lùi vào 6 con số ). Sau khi có diện tích rùi bạn nhân với chiều cao của cột sẽ ra KL phần xây, phần này phải tính kỹ làm cho từng cột 1 chứ không thể nhanh được.
Một trong những nguyên tắc lập dự toán là phải làm sao mọi đối tượng đều có thể kiểm tra được, có thể không cần độ chính xác cao. Vì vậy tốt nhất không nên dùng lệnh trong CAD để tính mà nên diễn giải cụ thể theo công thức đơn giản a x b xh, mặc dù hơi tốn thời gian.
 
Mình có 1 thắc mắc nho nhỏ như sau: Theo quy định thì việc tính thể tích BT cho phép không cần trừ khối lượng sắt nhưng mình thấy nếu để riêng sắt thì cũng nhiều lắm và khó thuyết phục người khác khi sờ sờ trước mắt mình là 1 đống sắt nếu cắt nhỏ nhỏ như đá 1x2 thì cũng được vài khối.
Trích theo QD 788/BXD-QD: " Khối lượng bê tông được đo bốc là toàn bộ kết cấu bê tông kể cả phần nhô ra, không trừ các kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, dây buộc, các chi tiết tương tự...."
Bạn đọc kỹ quyết định này sẽ giải thích được hết, BXD đã quy định rõ như vậy rùi , không có gì phải nghĩ ngợi cả...
Gởi tặng bạn QĐ 788/BXD-QĐ.
Thân!
 

File đính kèm

Anh có thể nêu 1 số sai sót khi bóc tiên lượng dự toán nhà cao tầng để anh em còn chú ý để tránh không mắc phải được không ạ?
Chân thành cảm ơn!
http://www.giaxaydung.vn/diendan/f96/nhung-sai-sot-co-gap-phai-khi-lap-du-toan-26546-3.html
Bạn có thể đọc thêm link trên của anh levinh để tham khảo thêm các sai sót khi làm khối lượng dự toán, theo ý kiến chủ quan của mình trong dự toán nhà cao tầng có mấy điểm cần chú ý sau:
1/ Phần cốt thép : Bạn chú ý các điểm nối thép, đối với công trình cao tầng nếu bạn quên nối thép 1 tầng thì KL sắt có thể thiếu 2-3 tấn là chuyện bình thường.
2/ Phần Bê tông: chú ý bốc kỹ và để ý các điểm giao dầm, giao cột...để trừ cho chính xác.
3/ Phần hoàn thiện :
Phần này cực kỳ khó và phải đòi hỏi tỷ mỹ trong quá trình kiểm tra, vì phần hoàn thiện thường lắc nhắc và công trình cao tầng thì các dễ thiếu.
4/ Phần M-E : Phần này đòi hỏi dân chuyên ngành mới kiểm đầy đủ và chính xác hết được.
Vài ý kiến xin được chia sẽ cùng anh em,
Thân!
 
em down cái phần mềm thống ke thép Tip3.0 về rồi nhưng trong bản vẽ phần lan can của em thì chỉ có ghi là thép hộp 80x80 liên kết hàn với thép 40x40,liên kết ngàm vào cột, thép fi 20 hàn vào thép 40x40 liên kết ngàm vào cột, thép hộp 40x40 liên kết hàm với thép 80x80, thép fi 20 liên kết ngàm vào dầm. e ko biết tính như thế nào, đáng lẽ e đính kèm file ở đây nhưng e chẳng thấy đình kèm ở chỗ nào cả, bác nào biết tính giúp e với a
 
em down cái phần mềm thống ke thép Tip3.0 về rồi nhưng trong bản vẽ phần lan can của em thì chỉ có ghi là thép hộp 80x80 liên kết hàn với thép 40x40,liên kết ngàm vào cột, thép fi 20 hàn vào thép 40x40 liên kết ngàm vào cột, thép hộp 40x40 liên kết hàm với thép 80x80, thép fi 20 liên kết ngàm vào dầm. e ko biết tính như thế nào, đáng lẽ e đính kèm file ở đây nhưng e chẳng thấy đình kèm ở chỗ nào cả, bác nào biết tính giúp e với a

Phần mềm tip3.0 chỉ tính KL sắt tròn và sắt trơn thôi ban àh, bạn muốn tính cụ thể thì bạn phải quy về thép hình mà tính, cụ thể tính thép hộp 40x40, thép 80x80, ....
Theo kinh nghiệm của mình nếu cái lan can đó cao 0,9m thì giá VL cho 1 m2 nằm trong khoảng 1tr đến 1,2tr /m2.
 
Bác ơi cho e hỏi đính kèm file ở đâu đấy, làm sao mà đính kèm được a, em tìm mãi không thấy, hyc hyc :(
 
Trích theo QD 788/BXD-QD: " Khối lượng bê tông được đo bốc là toàn bộ kết cấu bê tông kể cả phần nhô ra, không trừ các kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, dây buộc, các chi tiết tương tự...."
Bạn đọc kỹ quyết định này sẽ giải thích được hết, BXD đã quy định rõ như vậy rùi , không có gì phải nghĩ ngợi cả...
Gởi tặng bạn QĐ 788/BXD-QĐ.
Thân!
Cám ơn Bạn Phạm Minh Tuấn đã có ý kiến đóng góp,nhưng ở đây mình k bàn theo quy định mà phải nói làm sao cho hợp tình,hợp lý(gặp nhiều chủ đầu tư hay cãi bướng lắm).Là 1 người làm định giá kỹ thuật thì phải nói làm sao cho thuyết phục được bằng lý lẽ của mình như là: do tính đến hao phí,hay do.....
Nếu nói quy định thì ok rồi nhưng nhìn đống sắt cũng vài khối nên người ta khó lòng chấp nhận trừ là thống nhất,bàn bạc trước với họ.Trường hợp này lúc trước mình đã gặp 1 chủ đầu tư như vậy đó Bạn
 
em có một vấn đề cần hỏi nữa là khi mình tính trát trong, phần tường nhà vệ sinh ốp gạch hết thì khi tính trát trong mình có tính cả phần tường nhà vệ sinh nữa không? và khi trát trần thì có tính trừ dầm vậy mình trừ hết chiều dài dầm hay là sao, bác nào biết chỉ hộ e với a
 
em có một vấn đề cần hỏi nữa là khi mình tính trát trong, phần tường nhà vệ sinh ốp gạch hết thì khi tính trát trong mình có tính cả phần tường nhà vệ sinh nữa không? và khi trát trần thì có tính trừ dầm vậy mình trừ hết chiều dài dầm hay là sao, bác nào biết chỉ hộ e với a
1.Bạn tính diện tích ốp trước sau đó phần trát thì trừ đi diện tích đã ốp.
2. Trát trần phải trừ đi phần trát dầm là đúng rồi, nếu bạn tính diện tích ván khuôn sàn đã trừ diện tích ván đáy dầm thì là cứ lấy diện tích trát trần bằng diện tích ván khuôn sàn cho nhanh.
 
Cám ơn Bạn Phạm Minh Tuấn đã có ý kiến đóng góp,nhưng ở đây mình k bàn theo quy định mà phải nói làm sao cho hợp tình,hợp lý(gặp nhiều chủ đầu tư hay cãi bướng lắm).Là 1 người làm định giá kỹ thuật thì phải nói làm sao cho thuyết phục được bằng lý lẽ của mình như là: do tính đến hao phí,hay do.....
Nếu nói quy định thì ok rồi nhưng nhìn đống sắt cũng vài khối nên người ta khó lòng chấp nhận trừ là thống nhất,bàn bạc trước với họ.Trường hợp này lúc trước mình đã gặp 1 chủ đầu tư như vậy đó Bạn
Mình cũng làm việc với nhiều CDT chưa thấy bác chủ đầu tư nào bảo tính KL bê tông mà trừ đi thể tích cốt thép chiếm chỗ cả, những CDT mà đòi trừ như vậy chắc chắn không hiểu biết về xây dựng, nhưng mà " Đi với bụt mặc áo cả sa mà" nếu gặp bác CDT nào cãi quá thì cứ lấy quy định ra mà tranh luận. Còn bạn giải thích là do hao hụt cũng không đúng, thực ra trong đơn giá 1 m3 bê tông đã tính đến hao hụt rùi còn đây là khối lượng dự toán, là KL thô mà làm sao tính hao hụt được.
 
Một câu hỏi muốn đặt ra để anh em tranh luận và đóng góp thêm:
"Sau khi tính được dự toán của 1 công trình, kiểm tra xong tất cả, 1 vấn đề đặt ra là làm sao để thuyết phục được sếp ký vào bảng dự toán hay dự thầu, làm sao chứng minh được giá DT mình làm có độ an toàn cao nhất không quá cao cũng không quá thấp"
Mong nhận được đóng góp từ anh em....
 
Back
Top