Kinh nghiệm lập dự toán nhà cao tầng

  • Khởi xướng Khởi xướng ksxdhn
  • Ngày gửi Ngày gửi
Đây là 1 vấn đề hay và cho thấy khả năng làm việc;sự ứng xử,diễn đạt ý kiến,suy nghĩ,kiến thức của mình nhằm thuyết phục người khác(tình huống này là Sếp mình).Theo mình,các bạn cứ lấy theo những thông tin mình đã cập nhật lúc ráp giá đó là Cầm trong tay :
1/Bảng thông báo giá của Sở XD(đối chiếu,tham khảo)
2/Bảng giá của Những tập đoàn,công ty lớn có uy tín trên thị trường(Nên chăng sử dụng giá của đối tác mà mình hay mua hàng,đã quen biết,gọi là Mối đó:x)
3/Nếu có công trình tương tự công ty mình hay công ty khác cũng được vừa thực hiện để so sánh về giá cả,suất đầu tư=>Tăng thêm phần thuyết phục.
Một vài ý kiến nhỏ của mình,xin các bạn tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến quý báu,hay hơn nữa.chúc mọi người luôn luôn vui vẻ,hạnh phúc,thành công trong công việc cũng như cuộc sống.
Sẵn đây,Anh Phạm Minh Tuấn vui lòng cho mình hỏi là:Bảng thông báo giá của Sở XD có được quy định bắt buộc sử dụng như trước đây không?Vì hiện nay nhiều nơi làm việc(công ty Nhà Nước,công ty Cổ phần...)vẫn làm việc trên tinh thần và căn cứ vào Bảng thông báo giá của Sở XD nhưng mình thì thấy giá nhiều vật liệu(sắt thép,cát đá,bê tông...)dù chưa có chi phí vận chuyển nhưng vẫn thấp hơn giá ngoài thị trường.Có Văn bản nào nói về vấn đề này Tuấn cho mình xin luôn nha.(=>Có phải vật liệu,mặt hàng nào có trong thông báo giá thì bắt buộc xài,không có thì phải xin ít nhất 03 bảng báo giá của 03 nhà cung cấp và lấy theo anh nào rẻ nhất!)
Cám ơn bạn Phạm Minh Tuấn rất nhiều,thông qua diễn đàn này rất hy vọng sẽ thường xuyên được trao đổi nhiều hơn với Tuấn hay bất cứ phương tiện nào khác(điện thoại,email...)
Chúc Phạm Minh Tuấn có nhiều niềm vui trong
công việc và cuốc sống.
Thân chào!
 
e đang làm cái dự toán nhà khách 3 tầng, ở phía trước có 4 cái cột cao gần 5m, e muốn hỏi là khi mình lập dự toán cho công tác xây cột thì mình phân ra cột <= 4m với cột <=16m hay tính chung luôn cho cột <=16m a
 
uk, đúng đó bạn, đúng là ở sảnh đón, có 4 cái cột 0,66*1,56 lên đến giữa tầng hai, còn lại cột tròn đến tầng ba, mình ko biết đính kèm file nên ko đính cho bạn xem được
 
Thường khi tính phần đâò móng, mình tính thể tích hình (axbxh) sau đó nhân với hệ số sụt taluy đất. Tuy theo cấp đất ta có hệ số khác nhau. Hệ số đó bạn xem trong quyển đơn giá.
 
Đây là 1 vấn đề hay và cho thấy khả năng làm việc;sự ứng xử,diễn đạt ý kiến,suy nghĩ,kiến thức của mình nhằm thuyết phục người khác(tình huống này là Sếp mình).Theo mình,các bạn cứ lấy theo những thông tin mình đã cập nhật lúc ráp giá đó là Cầm trong tay :
1/Bảng thông báo giá của Sở XD(đối chiếu,tham khảo)
2/Bảng giá của Những tập đoàn,công ty lớn có uy tín trên thị trường(Nên chăng sử dụng giá của đối tác mà mình hay mua hàng,đã quen biết,gọi là Mối đó:x)
3/Nếu có công trình tương tự công ty mình hay công ty khác cũng được vừa thực hiện để so sánh về giá cả,suất đầu tư=>Tăng thêm phần thuyết phục.
Một vài ý kiến nhỏ của mình,xin các bạn tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến quý báu,hay hơn nữa.chúc mọi người luôn luôn vui vẻ,hạnh phúc,thành công trong công việc cũng như cuộc sống.
Sẵn đây,Anh Phạm Minh Tuấn vui lòng cho mình hỏi là:Bảng thông báo giá của Sở XD có được quy định bắt buộc sử dụng như trước đây không?Vì hiện nay nhiều nơi làm việc(công ty Nhà Nước,công ty Cổ phần...)vẫn làm việc trên tinh thần và căn cứ vào Bảng thông báo giá của Sở XD nhưng mình thì thấy giá nhiều vật liệu(sắt thép,cát đá,bê tông...)dù chưa có chi phí vận chuyển nhưng vẫn thấp hơn giá ngoài thị trường.Có Văn bản nào nói về vấn đề này Tuấn cho mình xin luôn nha.(=>Có phải vật liệu,mặt hàng nào có trong thông báo giá thì bắt buộc xài,không có thì phải xin ít nhất 03 bảng báo giá của 03 nhà cung cấp và lấy theo anh nào rẻ nhất!)
Cám ơn bạn Phạm Minh Tuấn rất nhiều,thông qua diễn đàn này rất hy vọng sẽ thường xuyên được trao đổi nhiều hơn với Tuấn hay bất cứ phương tiện nào khác(điện thoại,email...)
Chúc Phạm Minh Tuấn có nhiều niềm vui trong
công việc và cuốc sống.
Thân chào!
Câu trả lời của bạn khá đầy đủ và chi tiết, mình bổ sung thêm vài ý kiến :
- Để thuyết phục được sếp thì đầu tiên cái giá VL đầu vào của mình phải đảm bảo, giá VL phải là giá thị trường + phần chênh lệch phát sinh giá để đảm bảo trong quá trình thi công.
- Phải đọc kỹ Spec ( Yêu cầu kỹ thuật) của từng công trình, spec rất quan trọng vì nó quyết định đến giá công trình của bạn.
- Phải đảm bảo tốt KL của dự toán, kể cả KL phát sinh và KL mời thầu.
- Tính giá trị của công trình ra m2, dựa vào đặc điểm của từng công trình mà mình sẽ có giá trị /m2 cho phù hợp và thấy hợp lý và ok. Và nếu như tìm được tổng mức đầu tư hay giá dự toán được duyệt thì quá ok.
Còn về giá áp dụng cho dự toán, theo NĐ 112/ND-CP, trích nguyên văn như sau:
untitled.jpg
Về vấn đề này, mình xin đưa ra ý kiến sau:
- Đối với vốn đầu tư là vốn nhà nước thì nên áp dụng đơn giá XDCB và giá liên sở khi lập dư toán, việc nên này có cái lợi sẽ tạo đk cho việc phê duyệt giá dự toán cũng như các vấn đề liên quan đến tổng mức đầu tư.
- ĐỐi với các dự án không có vốn nhà nước việc áp dụng đơn giá XDCB và giá liên sở không mang tính bắt buộc, giá liên sở chỉ mang tính tham khảo trong quá trình lập dự toán.
Vài ý kiến tham khảo, mong anh em đóng góp thêm!
 
Đây là 1 vấn đề hay và cho thấy khả năng làm việc;sự ứng xử,diễn đạt ý kiến,suy nghĩ,kiến thức của mình nhằm thuyết phục người khác(tình huống này là Sếp mình).Theo mình,các bạn cứ lấy theo những thông tin mình đã cập nhật lúc ráp giá đó là Cầm trong tay :
1/Bảng thông báo giá của Sở XD(đối chiếu,tham khảo)
2/Bảng giá của Những tập đoàn,công ty lớn có uy tín trên thị trường(Nên chăng sử dụng giá của đối tác mà mình hay mua hàng,đã quen biết,gọi là Mối đó:x)
3/Nếu có công trình tương tự công ty mình hay công ty khác cũng được vừa thực hiện để so sánh về giá cả,suất đầu tư=>Tăng thêm phần thuyết phục.
Một vài ý kiến nhỏ của mình,xin các bạn tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến quý báu,hay hơn nữa.chúc mọi người luôn luôn vui vẻ,hạnh phúc,thành công trong công việc cũng như cuộc sống.
Sẵn đây,Anh Phạm Minh Tuấn vui lòng cho mình hỏi là:Bảng thông báo giá của Sở XD có được quy định bắt buộc sử dụng như trước đây không?Vì hiện nay nhiều nơi làm việc(công ty Nhà Nước,công ty Cổ phần...)vẫn làm việc trên tinh thần và căn cứ vào Bảng thông báo giá của Sở XD nhưng mình thì thấy giá nhiều vật liệu(sắt thép,cát đá,bê tông...)dù chưa có chi phí vận chuyển nhưng vẫn thấp hơn giá ngoài thị trường.Có Văn bản nào nói về vấn đề này Tuấn cho mình xin luôn nha.(=>Có phải vật liệu,mặt hàng nào có trong thông báo giá thì bắt buộc xài,không có thì phải xin ít nhất 03 bảng báo giá của 03 nhà cung cấp và lấy theo anh nào rẻ nhất!)
Cám ơn bạn Phạm Minh Tuấn rất nhiều,thông qua diễn đàn này rất hy vọng sẽ thường xuyên được trao đổi nhiều hơn với Tuấn hay bất cứ phương tiện nào khác(điện thoại,email...)
Chúc Phạm Minh Tuấn có nhiều niềm vui trong
công việc và cuốc sống.
Thân chào!
Để thuyết phục sếp của bạn ký thì còn phụ thuộc vào vấn đề là dự toán lập phục vụ cho ai
Nếu bên bạn là đơn vị tư vấn, vậy thì ngoài yếu tố đầu tiên là tính chính xác, đầy đủ thì vấn đề áp giá vật liệu lại là vấn đề nhạy cảm.
Lúc này giá vật liệu bạn đưa vào lại phụ thuộc ý chí của CĐT, bạn phải nắm bắt được mức độ đầu tư mà CĐT dự kiến sẽ đầu tư (hoàn thiện ở mức cao hay trung bình,...)
Nếu bên bạn là nhà thầu thi công, lúc này giá vật liệu lại do sếp bạn quyết, đưa ông ấy bảng giá vật tư, ông ấy sẽ nói cho bạn biết giá nào là hợp lý:D
 
Last edited by a moderator:
- Tính giá trị của công trình ra m2, dựa vào đặc điểm của từng công trình mà mình sẽ có giá trị /m2 cho phù hợp và thấy hợp lý và ok.=>Vậy theo bạn,là 1 người tham gia nhiều dự án,công trình bạn đề xuất giá trị /m2 thời điểm hiện nay ở TP HCM để anh em tham khảo và so sánh được k ạ.

- Đối với vốn đầu tư là vốn nhà nước thì nên áp dụng đơn giá XDCB và giá liên sở khi lập dư toán, việc nên này có cái lợi sẽ tạo đk cho việc phê duyệt giá dự toán cũng như các vấn đề liên quan đến tổng mức đầu tư.=>Dù nói gì thì nói nhưng giá đến chân công trình phải xấp xỉ giá thị trường đúng k bạn?Không thể nào chênh lệch quá nhiều được,cao hơn :không ai chịu,thấp hơn:thầu lỗ sao?
Đây đúng là vấn đề nhạy cảm nếu đi đường thẳng,có trường hợp CDT yêu cầu xài Bảng giá Liên sở tài chính mà lại khó khăn trong việc duyệt chi phí vận chuyển cho ĐVTC(đa số các Bác k rành về cách tính chi phí VC này thì phải)
Nếu Bạn đã thực hiện công trình nào với cách áp dụng giá XDCB và giá Liên sở ,trong đó có tính kèm chi phí vận chuyển thì cho anh em 1 cái để tham khảo được k ạ.
Người gởi:Trần Văn Đông
Email:tranvandongxd@yahoo.com
 
Hiện nay ĐVTC bọn tôi cũng gặp phải trường hợp này, CĐT áp dụng giá Liên sở, nhưng không chịu tính chi phí vận chuyển cho ĐVTC. Trong khi đó, nhiều loại vật liệu như Đá 1x2, đá 2x4, đá hộc, ... phải mua tại mỏ cách chân công trình khá xa (gần nhất là 45km). Với mức giá 3k/m3/km vận chuyển thì mức giá 175k/m3 đá 1x2 của liên sở quả là khó nuốt trôi hic hic.
 
- Tính giá trị của công trình ra m2, dựa vào đặc điểm của từng công trình mà mình sẽ có giá trị /m2 cho phù hợp và thấy hợp lý và ok.=>Vậy theo bạn,là 1 người tham gia nhiều dự án,công trình bạn đề xuất giá trị /m2 thời điểm hiện nay ở TP HCM để anh em tham khảo và so sánh được k ạ.

- Đối với vốn đầu tư là vốn nhà nước thì nên áp dụng đơn giá XDCB và giá liên sở khi lập dư toán, việc nên này có cái lợi sẽ tạo đk cho việc phê duyệt giá dự toán cũng như các vấn đề liên quan đến tổng mức đầu tư.=>Dù nói gì thì nói nhưng giá đến chân công trình phải xấp xỉ giá thị trường đúng k bạn?Không thể nào chênh lệch quá nhiều được,cao hơn :không ai chịu,thấp hơn:thầu lỗ sao?
Đây đúng là vấn đề nhạy cảm nếu đi đường thẳng,có trường hợp CDT yêu cầu xài Bảng giá Liên sở tài chính mà lại khó khăn trong việc duyệt chi phí vận chuyển cho ĐVTC(đa số các Bác k rành về cách tính chi phí VC này thì phải)
Nếu Bạn đã thực hiện công trình nào với cách áp dụng giá XDCB và giá Liên sở ,trong đó có tính kèm chi phí vận chuyển thì cho anh em 1 cái để tham khảo được k ạ.
Người gởi:Trần Văn Đông
Email:tranvandongxd@yahoo.com
Về việc giá trị m2 xây dựng các công trình ở HCM năm 2011 thì mình xin đưa ra vài giá trị mang tính tham khảo (không có 1 quy tắc nào chắc chắn và đảm bảo cả :D), cái này rất mong anh em đóng góp thêm....
- Nhà phố, nhà ở : 4,5tr --5tr .m2 ( Sau thuế hết nhá)
- Nhà biệt thự, nhà ở cao cấp : 5-7tr/m2 ( Có khi nhiều hơn tùy vào đặc tính của công trình)
- Chung cư, căn hộ : 5-6,5 tr/m2 .....
Hiện mình không có 1 DT tính đến CP VC, mình gởi tặng bạn 1 dự toán có tính đến chi phí vận chuyển của 1 tỉnh Miền Tây, bạn tham khảo thêm nhá.
 

File đính kèm

- Tính giá trị của công trình ra m2, dựa vào đặc điểm của từng công trình mà mình sẽ có giá trị /m2 cho phù hợp và thấy hợp lý và ok.=>Vậy theo bạn,là 1 người tham gia nhiều dự án,công trình bạn đề xuất giá trị /m2 thời điểm hiện nay ở TP HCM để anh em tham khảo và so sánh được k ạ.

- Đối với vốn đầu tư là vốn nhà nước thì nên áp dụng đơn giá XDCB và giá liên sở khi lập dư toán, việc nên này có cái lợi sẽ tạo đk cho việc phê duyệt giá dự toán cũng như các vấn đề liên quan đến tổng mức đầu tư.=>Dù nói gì thì nói nhưng giá đến chân công trình phải xấp xỉ giá thị trường đúng k bạn?Không thể nào chênh lệch quá nhiều được,cao hơn :không ai chịu,thấp hơn:thầu lỗ sao?
Đây đúng là vấn đề nhạy cảm nếu đi đường thẳng,có trường hợp CDT yêu cầu xài Bảng giá Liên sở tài chính mà lại khó khăn trong việc duyệt chi phí vận chuyển cho ĐVTC(đa số các Bác k rành về cách tính chi phí VC này thì phải)
Nếu Bạn đã thực hiện công trình nào với cách áp dụng giá XDCB và giá Liên sở ,trong đó có tính kèm chi phí vận chuyển thì cho anh em 1 cái để tham khảo được k ạ.
Người gởi:Trần Văn Đông
Email:tranvandongxd@yahoo.com
Trong thông tư 04/2010 cũng đã nói rõ chi phí vật liệu là chi phí đến hiện trường công trình xây dựng, vậy nên các loại vật tư mua cách xa công trình thì cần phải có chi phí vận chuyển. Mình cũng làm 1 công trình có được tính chi phí vận chuyển mà chủ đầu tư đã duyệt. Mình sẽ post bảng tính chi phí vận chuyển, mọi người xem và cho ý kiến nhé.
 

File đính kèm

Việc lập dự toán nhà cao tầng phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người. Bóc KL dự toán nhanh và chính xác bạn nên phân chia ra từng công tác, bộ phận, hạng mục phân theo trục của tòa nhà để bóc nhanh chóng và chính xác. Còn việc lập đơn giá phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn, nhiều công việc đơn giá không có hoặc quá thấp bạn phải tham khảo các công trình khác trong khu vực hoặc dựa vào kinh nghiệm của mình. Đề tài này thảo luận sẽ rất hay nhưng dài lắm, công việc lập dự toán phải làm nhiều sẽ có kinh nghiệm bạn ạ. Hãy cố gắng người thực việc thực.
 
A Tuấn ơi. Em hỏi thêm tí nữa, trong phần mềm G8 mà em đang dùng,bảng tổng hợp kinh phí hạng mục: hệ số nhân công và ca máy đều là 1.44. Tất nhiên khi lập dự toán thì mình phải thay hệ số đó đi. theo em tìm hiểu thì hệ số nhân công =3.857, hệ số máy thi công là 1.504. Nhưng trên diễn đàn và nhiều thông tin khac thì hệ số máy thi công là 1.857,......Nói chung là rất nhiều hệ số. Cuối cùng thì hệ số nào đúng hả anh?( chỉ riêng hệ số máy thôi, còn NC thì 3.857 là đúng rồi.
khi lập dự toán để nhập vào bảng tiên lượng phần gạch, thì mình bóc gạch tới đâu trừ cửa tới đó chứ a?(nếu bóc kl cửa 1 cục m2 rồi nhập vô " trừ cửa: -1.000m2" chẳng hạn)như vậy thì hồ sơ dự toán mình đâu có chi tiết và dễ hiểu. Nếu làm như a thì tiện cho việc mình ktra m2 gạch, nhanh và chính xác hơn.theo a ta nên làm cách nào?
Bữa nào rảnh a em uống cà phê nha. Chúc a sức khỏe.
Chào bạn!
- Hệ số chí phí nhân công và máy thi công ở mỗi tỉnh là khác nhau, bạn không nói rõ là công trình bạn đang làm là ở tỉnh nào,nên có thể hệ số bạn làm là ở tỉnh này, còn trên diễn đàn là ở tỉnh khác. Nhưng để chính xác nhất, khi làm dự toán công trình xây dựng ở tỉnh nào thì bạn tìm công văn điều chỉnh hệ số chi phí NC, MTC của tỉnh đó. Nếu tỉnh chưa ban hành văn bản hướng dẫn điều chỉnh thì bạn có thể tính bằng cách:
+ Hệ số đ/c NC= mức lương tại thời điểm lập dự toán/ mức lương trong ĐGXDCB của tỉnh.
Ví dụ bạn lập dự toán cho công trình ở Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội: mức lương tối thiểu mới tại quận này là 1.350.000đ, mức lương tối thiểu trong ĐG 56/2008 là 450.000đ => Hệ số đ/c NC = 1.350.000/450.000
+ Hệ số đ/c MTC thì bạn tính theo bù giá trực tiếp dựa theo phụ lục TT06/2010/TT-BXD.
-Còn về bóc khối lượng công tác xây, theo mình thì bạn nên tính khối lượng xây tường lượt theo các trục từ 1,2.....rồi đến các trục A,B,...... đối với từng tầng, rồi bạn trừ khối lượng cửa chiếm chỗ theo từng tầng đó ( để tránh thiếu xót thì bạn tính khối lượng xây ở trục nào thì liệt kê khối lượng cửa ở trục đó và cho vào dòng Trừ phần cửa chiếm chỗ).
-Khi tính được khối lượng xây rồi, bạn sẽ rất đơn giản tính được khối lượng trát, sơn:
Trát tường ngoài= toàn bộ diện tích mặt ngoài của tường bao ngoài
Trát tường trong= toàn bộ diện tích mặt trong của tường bao ngoài+ khối lượng xây tường trong*2/chiều dầy tường
Và nhớ tính thêm trát hèm cửa nữa.
Chúc bạn thành công!
 
Xin chào A Tuấn và anh em trong diễn đàn.
Thực ra tôi đang có ý định góp vốn với một người để thành lập công ty thiết kế xây dựng. Hôm nay tôi đăng ký thành viên vào diễn đàn đọc và biết được rất nhiều điều quan trọng mà từ trước đến giờ chưa bao giờ nghĩ đến được.Tôi mong anh em có bài hay xin hãy đăng lên để tôi học hỏi , bởi vì tôi không xuất thân từ dân xây dựng. Rất mong sự thông cảm và chia sẻ từ anh em.
 
A Tuấn ơi cho em hỏi là khi mính tính khối lượng xây tường thì mình chỉ tính đến dầm thôi, vậy khi mình tính trát ngoài thì chiều cao đấy mình có tính luôn cho cả chiều cao dầm vào nữa không và tương tự như vậy đối với trát trong hay là mình sẽ tính chiều cao đấy vào phần trát dầm, và một câu nữa e muốn hỏi là khi tính trát tường trong thì có những trục nó có nhà vệ sinh mà cái nhà vệ sinh đó tường ốp gạch thì khi mình tính trát trong mình sẽ phải trừ phần đó đi có phải không a
 
A Tuấn ơi cho em hỏi là khi mính tính khối lượng xây tường thì mình chỉ tính đến dầm thôi, vậy khi mình tính trát ngoài thì chiều cao đấy mình có tính luôn cho cả chiều cao dầm vào nữa không và tương tự như vậy đối với trát trong hay là mình sẽ tính chiều cao đấy vào phần trát dầm, và một câu nữa e muốn hỏi là khi tính trát tường trong thì có những trục nó có nhà vệ sinh mà cái nhà vệ sinh đó tường ốp gạch thì khi mình tính trát trong mình sẽ phải trừ phần đó đi có phải không a
Khi tính chiều cao tường bạn chú ý các điểm sau :
- Nếu tường đó đụng dầm thì bạn tính đến mép dầm thôi, khối lượng trát tường cũng chỉ tính đến chiều cao đó, còn phần dầm bạn tính vào trong KL trát dầm (Lấy bằng DT ván khuôn dầm)
- Nếu tường đó đụng sàn, thì bạn tính đến chiều cao sàn, DT trát tường ngoài sẽ tính đến chiều cao này, còn phần dư của sàn thì tính vào DT trát sàn.
- Nếu tường đó băng qua không đụng dầm, hay sàn ( chủ yếu tường chỗ cầu thang, ram dốc..) thì bạn lấy bằng chiều cao của kiến trúc giữa 2 sàn.
Phần trát trong nhà được tính phải trừ đi DT ốp lát, câu trả lời của bạn là chính xác rùi...
 
Khi tính chiều cao tường bạn chú ý các điểm sau :
- Nếu tường đó đụng dầm thì bạn tính đến mép dầm thôi, khối lượng trát tường cũng chỉ tính đến chiều cao đó, còn phần dầm bạn tính vào trong KL trát dầm (Lấy bằng DT ván khuôn dầm)
- Nếu tường đó đụng sàn, thì bạn tính đến chiều cao sàn, DT trát tường ngoài sẽ tính đến chiều cao này, còn phần dư của sàn thì tính vào DT trát sàn.
- Nếu tường đó băng qua không đụng dầm, hay sàn ( chủ yếu tường chỗ cầu thang, ram dốc..) thì bạn lấy bằng chiều cao của kiến trúc giữa 2 sàn.
Phần trát trong nhà được tính phải trừ đi DT ốp lát, câu trả lời của bạn là chính xác rùi...
Anh Tuấn cho em hỏi, những cái dầm ở trên tường bao ngoài ý, khi em tính dt trát tường ngoài, em thường tính luôn cả cái dt mặt ngoài của dầm,thế có được không anh?
 
Anh Tuấn cho em hỏi, những cái dầm ở trên tường bao ngoài ý, khi em tính dt trát tường ngoài, em thường tính luôn cả cái dt mặt ngoài của dầm,thế có được không anh?
Thực ra vẫn được bạn ah, nếu bạn tính luôn phần dầm ngoài vào tường ngoài thì khi tính trát dầm nhớ đừng tính phần mặt ngoài dầm đã tính, nhưng xét về giá thì lại thiệt cho nhà thầu thi công, bởi vì giá trát dầm bao giờ cũng cao hơn giá trát tường ngoài.
 
Anh em giải đáp giúp mình với!
Mình đang làm dự toán một công trình trường học ở bên CHDCND Lào, mình muốn hỏi là khi xây dựng bên Lào thì mình cần phải thực hiện các bước lập dự toán như thế nào để đúng quy trình thủ tục lập dự toán của một công ty Việt Nam đầu tư xây dựng ở Lào? Định mức để làm dự toán mình cần lấy ở đâu?
Mong anh em giải đáp giúp mình với, mình mới vào nghề!
Cám ơn anh em!
 
Quyết định 788/QĐ-BXD ngày 26/8/2010 của Bộ xây dựng Hướng dẫn đo bóc khối lượng công trình

Từ nay các bác lập và thẩm tra dự toán phải theo cái này nè!
Kiểm soát khối lượng các bác cũng theo form này luôn!
Chúc các bác thành công
 

File đính kèm

Back
Top