Kinh nghiệm lập dự toán nhà cao tầng

  • Khởi xướng Khởi xướng ksxdhn
  • Ngày gửi Ngày gửi
Anh em giải đáp giúp mình với!
Mình đang làm dự toán một công trình trường học ở bên CHDCND Lào, mình muốn hỏi là khi xây dựng bên Lào thì mình cần phải thực hiện các bước lập dự toán như thế nào để đúng quy trình thủ tục lập dự toán của một công ty Việt Nam đầu tư xây dựng ở Lào? Định mức để làm dự toán mình cần lấy ở đâu?
Mong anh em giải đáp giúp mình với, mình mới vào nghề!
Cám ơn anh em!
Mình vẫn chưa rõ bên bạn thi công bên Lào là dưới hình thức nào, nghĩa là bên bạn là CDT hay nhà thầu thi công, nếu là nhà thầu thì bạn cứ lập dự toán theo DGXD VN, bên mình cũng vừa tham gia 1 công trình bên Lào nhưng chỉ là hình thức làm nhân công thôi, vật tư CDT cấp, chi phí đi lại, hộ chiếu và ăn ở CDT lo, mình gởi bạn 1 file thuyết minh dự toán và các chi phí bạn tham khảo thêm nhá.
Chúc thành công!
 

File đính kèm

Chào anh em trong diễn đàn. Mình lập chủ đề này để các anh em có kinh nghiệm trong việc bóc tách dự toán nhà cao tầng chia sẻ kinh nghiệm của minh sao cho nhanh và chính xác nhất.
Cụ thể như sau:
Phần khối lượng BT, cốt thép, ván khuôn cột, dầm sàn, vách, thang bộ và các cấu kiện khác bóc thế nào để nhanh nhất mà lại chính xác.
phần hoàn thiện: xây, trát, láng... bóc thế nào nhanh và chính xác.
Rất mong các anh em có kinh nghiệm chia sẻ để cùng phát triển.
vì em mới ra trường nên cũng chưa có kinh nghiệm lắm mong các anh chị trong diễn đàn chỉ giúp
em cảm ơn mail em nguyenvanthi.ktxd@gmail.com
 
Chào mọi người! Em là sinh viên mới ra trường! các anh chị nào có file thiết kế + dự toán một công trình nhỏ để mọi người vừa thực hành vừa đối chiếu, như vậy sẽ có thêm kinh nghiệm. Cảm ơn mọi người rất nhiều!
 
Chào mọi người! Em là sinh viên mới ra trường! các anh chị nào có file thiết kế + dự toán một công trình nhỏ để mọi người vừa thực hành vừa đối chiếu, như vậy sẽ có thêm kinh nghiệm. Cảm ơn mọi người rất nhiều!
em theo khối kỹ thuật công trình lại mới ra trường nên bóc dự toán xây dựng còn yếu quá. mấy anh (chị) có ai có tài liệu hướng dẫn bóc tiên lượng chia sẻ cho em và nhưng ai quan tâm với được không ạh. chân thành cảm ơn ./
Hiện nay trên Diễn đàn có khá nhiều dự toán mẫu, khá nhiều tài liệu về đo bốc KL, các bạn tham khảo vài link sau nhá:
Links hướng dẫn đo bốc KL: http://www.giaxaydung.vn/diendan/f96/
Links dự toán mẫu : http://www.giaxaydung.vn/diendan/f96/tap-hop-link-file-du-toan-mau-cap-nhat-6-2011-a-23573.html
Ngoài ra có khá nhiều dự toán của các anh em upload lên diễn đàn nằm rải rác khắp nơi, các bạn có thể tìm kiếm hoặc yêu cầu xin file dự toán cho từng công trình cụ thể, mình sẽ gởi tặng các bạn...
Chúc các bạn thành công trong công việc!
 
trước mới bắt đầy làm dự toán XD do không chuyên lại không biết hỏi ai nữa, vì thấy mọi người xung quang giấu nghề quá :D thế là cứ mò mẫm rùi vô tình rùi vô tình load được 1 file tài liệu nói về cách lập dự toán khá hay, rất chi tiết, từ khâu lập tới khâu hướng dẫn đưa lên excel tra mã ....v..v..các ví dụ dẫn chứng rất cụ thể nói về các vấn đề cơ bản trong lập dự toán xây dựng xin được đưa lên đây đóng góp vào topich rât bổ ích này


http://www.mediafire.com
 
Last edited by a moderator:
E học kinh tế xây dựng đã đi làm 2 năm rồi, từ trước tới giờ thi công cũng có, bóc tách kl làm dự toán cũng có. Nói chung là bóc kl thì ok
nhưng dự toán thì chưa khi nào làm từ A-Z hết. chủ yếu là bóc kl để ktra và trình cho sếp coi, dự toán thì cũng tự làm (G8) rồi đưa cho sếp xem,mà sếp cũng ko biết làm dự toán nên mình cũng ko biết cái bảng dtoan mình sai hay đúng (vì chỉ xem video hướng dẫn lập dự toán G8 rồi tự lập thôi). Công ty thì chỉ có 1 mình nên ko có ai để hỏi.Mình muốn làm dc 1 bảng dự toán bài bản, một bảng dự toán dự thầu ngon lành thì phải làm sao đây? Mong các Anh chị giúp đỡ.Thanks các anh chị nhiều.
 
Một số lưu ý khi bóc khối lượng nhà cao tầng. Mình chia thành từng mục nhỏ cho từng phần (có thể chia nhỏ hơn theo các gói thầu
). Mong mọi người góp ý và hoàn thiện
- Phần cọc khoan nhồi:
1. Chú ý đến phần khấu hao ống vách: mình tính dự toán thường dùng ống vách đường kính bằng cọc khoan nhồi, dài 8m, khấu hao 80 lần. Có người bảo tùy từng biện pháp thi công có thể dùng ống vách hoặc không (trừ cọc thí nghiệm phải dùng), dài 3m thôi?
2. Thu hồi bentonite: Mình tính thu hồi 40% Bentonite trong đơn giá
3. Đổ vữa vào ống siêu âm: Cái này không biết mọi người có tính không. Nếu tính thì lại phải trừ KL bê tông cọc à?
4. Thổi rửa đầu cọc bằng bơm cao áp: công tác này tạm tính thôi. Nhưng không biết ai có số liệu gần đúng không cho mình xin?
- Phần tường vây:
1. chú ý tính tường dẫn, phá tường dẫn, dầm bo
2. Khối lượng xốp tường vây, bóc xốp tường vây, uốn thép chờ dầm, sàn...
- Phần đào đất:
1. Chú ý xem có bao nhiêu tầng hầm. để chia thành các lần đào. VD đào lần 1 đến cốt đáy dầm của tầng hầm 1, Lần 2 đến cốt đáy dầm hầm 2, lần 3 đến cốt đáy sàn hầm 3, lần 4 đào móng.
2. Chú ý nhân hệ số vào cự ly vận chuyển (cả sheet phân tích nữa)
- Phần móng và kết cấu ngầm.
1. Chú ý phần đường dốc tính riêng ra. Phần sàn trừ đi đường dốc, lỗ thoáng, lỗ thang...
- Phần kết cấu thân.
1
. Chú ý mác bê tông cho từng cấu kiện1. Tính KL phần bê tông. Đơn giá bê tông cột > dầm = sàn (dùng mã bơm bê tông). Tính bê tông cột đến cốt đáy sàn. tính bê tông dầm đến cốt đáy sàn. Sàn tính toàn bộ.
2. KL ván khuôn. đơn giá VK dầm > đơn giá VK sàn. tính vk dầm thì chia ra ván khuôn thành dầm và VK đáy dầm để tính. Sau tính vK sàn thì trừ đi ván đáy dầm. Chú ý khi tính ván khuôn của dầm biên (dễ thiếu).
3. Tính lắp dựng giáo trong, giáo ngoài, lưới chống bụi, lưới chắn vật rơi.
- Phần kiến trúc
1. Công tác xây chia luôn ra thành xây trong và xây ngoài để phục vụ cho tính khối lượng trát trong trát ngoài.
2. Trát cột, dầm trần lấy từ KL ván khuôn
3. trát trừ đi khối lượng ốp WC.
4. Chú ý có công tác láng nền cho từng tầng. (Định mức lát chưa có láng nền tạo phẳng, mới có 2 cm vữa thì chưa đủ nên vẫn cần công tác này).
5. Quét chống thấm WC chú ý vén lên tường 20 cm để bảo đảm khả năng chống thấm.
- PCCC
1. Để đơn vị PCCC làm rồi.
- Điện nước
1. Không biết phần điện, nước mọi người làm như thế nào. Thường mình đưa giá vật liệu vào luôn sheet du toan ( mình dùng acitt) sau đó tính thêm phần vật liệu phụ bằng khoảng 1->3% ở bên dưới, Nên cách này không được đúng lắm. Nhưng nếu chạy dự toán ra mà nhập giá vào sheet chênh lệch vật tư thì cũng không ổn vì có rất nhiều loại vật liệu mình lại phải tự tách ra. Mong mọi người góp ý cách làm
- Điện nhẹ (điều hòa thông gió, truyền thanh, truyền hình, camera, internet)
cái này chủ yếu là kiếm báo giá phù hơp thôi
 
trát má cửa

Đồng ý với ý kiến của bác Naat, riêng phần trát má cửa mình không đưa vào trát tường mà đưa vào trát phào đơn, tất nhiên phần điện nước nhà cao tầng rất khó, phải là dân chuyên ngành với tính toán được , theo mình thì điện nước của Siêu thị, chợ còn khó hơn cả nhà cao tầng...

trát má cửa hiện tại có 3 cách tính

1/ mã hiệu trát phào đơn
2/ mã hiệu trát trụ cột, lam.
3/ mã hiệu trát tường bình thường + tính trát thêm 2 gờ chỉ ( vẽ cad sẽ rõ ).

các bác cho ý kiến nha.

thanks.
 
- Phần kiến trúc
1. Công tác xây chia luôn ra thành xây trong và xây ngoài để phục vụ cho tính khối lượng trát trong trát ngoài.
2. Trát cột, dầm trần lấy từ KL ván khuôn
3. trát trừ đi khối lượng ốp WC.
4. Chú ý có công tác láng nền cho từng tầng. (Định mức lát chưa có láng nền tạo phẳng, mới có 2 cm vữa thì chưa đủ nên vẫn cần công tác này).
5. Quét chống thấm WC chú ý vén lên tường 20 cm để bảo đảm khả năng chống thấm.
Cho mình hỏi lát gạch nền các loại có cần phải láng nền trước k? thực tế thi công mình thấy k ai lại láng nền rồi lát gạch cả rất tốn kém và phí( ở chổ e nó thế k biết chỗ khác ra sao) Lúc thi công lát gạch sẽ làm vữa nền để lát luôn chứ? Ai có kinh nghiệm giải đáp với
 
Láng nền gọi là cán nền đó bạn. còn phần lát gạch:
trong lát gạch đã có định mức láng 2cm rồi, nên ko dc làm thêm công tác láng nền, ốp gạch cũng vậy, trong định mức ốp đã có trát rồi, nếu ốp thì ko tính trát. vừa rồi mình làm hồ sơ thanh toán thì bên giám sát đã trừ cái phần láng và trát của mình, nên ko dc tính tiền phần trát và láng này. chỉ đơn giản là họ giải thích như thế. không tin thì mấy anh chị em cứ tra thử định mức thì biết, Xi măng trong lát gạch và Xm trong láng nền có hệ số = nhau. nên lát định mức đã tính láng rồi, ko dc tính nữa, còn thực tế láng mà có 2 cm ko đủ như mình thi công thì đành chịu thôi.
 
Em hiểu nhầm ý anh rùi, tính diện tích trát tường trong, ngoài như sau, thông thường tường ngoài thường là tường 200, tường trong thường là tường 100, DT xây tường 200 : a x b x 0,2 ( A : chiều dài tường, B : chiều cao tường), tương tự xây tường 100 : a x b x 0,1
Từ KL xây 200 và 100 bạn copy nguyên công tác xây đem xuống diện tích trát, bỏ đi hệ số 0,2 và 0,1 ( Nhớ nhân số tầng giống nhau nếu có..)
Vì thông thường tường ngoài là 200 tường trong là 100 nên DT trát trong = DT của phần xây 200 + DT xây tường 100 x 2
DT trát ngoài = DT xây tường 200
Chúc bạn thành công!

Cảm ơn các bài viết chia sẻ của Bác Tuấn, thật hữu ích.
Lưu ý không phải lúc nào diện tích trát/bả/sơn tường trong = KL xây/02(0,1) đâu nhé. VD như nhà có đóng trần thạch cao thì không ai trát/bả/sơn lên tận đáy dầm, như vậy KL trát/bả/sơn giảm xuống.
Tính trừ cả diện tích gạch len tường nữa đó, nó cũng chiếm vài m2 đấy.
 
Khối lượng phần móng bao gồm các công tác sau:
- Đào đất móng : Cái này tính toán bình thường, chý ý phần ta luy và phần đào thêm ra mỗi bên 0,5m sao với bề rộng thiết kế để thi công.
Phần đào đất còn phải căn cứ vào biện pháp thi công, mặt bằng, tổ chức thi công, địa điểm (trong hay ngoài đô thị) thì mới tính được. VD công trình trong thành phố có 2 tầng hầm thì phải chia ra: đào ao (>20m) đến cos -3.5m, cos -3.5 đến cos -7m đào quang tải (2 máy); đào móng băng, sửa móng thủ công, máy đào ở sửa dụng máy đào gầu 0.8m3 hoặc 0.4m3.... Đây là 1 vài kinh nghiệm mọi người góp ý nhé!
 
Back
Top