Thế theo bác trường hợp của bác pvhung029 thì bác nghĩ thế nào như thế là sai ak bác và theo pháp luật sẽ ra sao?
Xin các bác đọc cái điều sau sẽ hiểu.
Theo điều 40 của Nghị Định 12/2009 quy định điều kiện cấp chúng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.
Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
2. Đối với những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp, đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 3 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ này chỉ được dùng để thực hiện giám sát đối với công trình cấp IV.
và mục 2 điều 3 Quyết Định 10/2008/QĐ-BXD có nói về Thuật Ngữ CHuyên Ngành Phù Hợp.
2. Chuyên ngành phù hợp: là ngành chuyên môn mà người có chức danh chỉ huy trưởng công trường, người phụ trách kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật được đào tạo phù hợp với công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt theo Quy định này, cụ thể đối với:
a. Công việc xử lý nền móng sử dụng cọc barret hoặc cọc khoan nhồi: yêu cầu chuyên ngành xây dựng hoặc địa chất công trình.
b. Công việc phá dỡ công trình: yêu cầu chuyên ngành xây dựng.
c. Công việc lắp đặt thiết bị siêu trường, siêu trọng: yêu cầu chuyên ngành cơ khí.
d. Thi công tầng hầm các công trình: yêu cầu chuyên ngành xây dựng.
e. Thi công đập: yêu cầu chuyên ngành xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện.
g. Thi công bồn chứa, bể chứa, đường ống dẫn xăng, dầu, khí: yêu cầu chuyên ngành xây dựng hoặc chuyên ngành cơ khí.
h. Công trình dân dụng, công nghiệp: yêu cầu chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.
i. Công trình dạng tháp: yêu cầu chuyên ngành xây dựng hoặc cơ khí.
k. Công trình cầu: yêu cầu chuyên ngành xây dựng cầu đường.
l. Công trình ngầm: yêu cầu chuyên ngành xây dựng ngầm và mỏ hoặc chuyên ngành xây dựng cầu hầm.
m. Công trình trên biển: yêu cầu chuyên ngành xây dựng công trình biển.
Như vậy theo điều 40 NĐ 12/2009 thì Chuyên ngành Cầu cảng thì không thể được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng dân dụng được. nó là sai quy định.
nhưng khi mình đi học bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thày giáo dạy có nói và mình cho là đúng là Sở xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng sẽ dựa trên kinh nghiệm của người xin cấp chứng chỉ hành nghề thuộc lĩnh vực nào thì cấp lĩnh vực đó.
ví dụ: như kinh nghiệm của bạn đi làm 3 năm trở nên chủ yếu làm về xây dựng dân dụng thì được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng lĩnh vực dân dụng, còn trình độ chuyên môn bạn có thể là kỹ sư kinh tế xây dựng, hay kỹ sư cầu đường cũng được cấp chứng chỉ hành nghề trên, và sau này bạn có làm các công trình khác và đủ thời gian 5 năm theo quy định sẽ đổi lại chứng chỉ hành nghề và xin mở rộng lĩnh vực giám sát trong chứng chỉ hành nghề. ví dụ như 5 năm tiếp theo bạn đi làm công trình công nghiệp, hoặc công trình giao thông thì bạn sẽ được giám sát thêm lĩnh vực công nghiệp hoặc giao thông.
Và thực tế bây giờ nó đang như vậy, mình thấy học cầu cảng nhưng khi đi làm toàn làm dân dụng vẫn được câp cấp chứng chỉ giám sát dân dụng. nhưng làm Chỉ huy trưởng thì chưa chắc. và có lẽ là không được làm vì nó liên quan đến trình độ chuyên môn.
và cũng nói thêm với các bạn là hiện nay không có thuật chủ nhiệm công trình. từ này đã được bỏ và thay vào là chỉ huy trưởng công trình. các bạn làm hồ sơ nên lưu ý. Chủ nhiệm công trình là ngày trước mới hay dùng và hình như (mình không nhớ rõ lắm) là từ khi có NĐ 209 thì đã bỏ từ này. các bạn nghiên cứu thêm.