Lập KHĐT cho toàn dự án?

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Nếu quan điểm này được chấp nhận thì có nên bỏ đi một số tình huống (ít nhất là 1 và 2) quy định tại điều 70 NĐ 85 không?
Theo em cũng không cần bỏ tình huống này, vì đây chính là quy định về điều chỉnh kế hoạch đấu thầu.
Có 2 tình huống
1. Kế hoạch đấu thầu được lập cho toàn bộ các công việc của dự án, các công việc này được phân bổ theo đúng các hạng mục trong dự án đầu tư và không đưa vào mục các công việc chưa đủ điều kiện đấu thầu. Đến khi thực hiện gói thầu này mà việc thực hiện không đúng được kế hoạch đã phê duyệt-> điều chỉnh theo khoản 1 điều 70, đồng thời phải có báo cáo giải trình tại sao không thực hiện đúng kế hoạch, nguyên nhân khách quan, chủ quan (điều này dễ bị quy là thiếu trách nhiệm). Chưa kể đến việc nếu việc thực hiện không đúng kế hoạch phải điều chỉnh tổng mức đầu tư thì càng khó giải trình.
2. Kế hoạch đấu thầu được lập cho toàn bộ dự án nhưng các công việc từ chuẩn bị khâu thi công được đưa vào các công việc chưa đủ điều kiện đấu thầu, khi đủ điều kiện thì phê duyệt điều chỉnh bổ sung nội dung chuyển các công việc từ chưa đủ sang công việc thuộc kế hoạch đấu thầu: không phải giải trình vì công việc nay mới đủ điều kiện.
 
Last edited by a moderator:

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Theo em, thực ra Nghị định 85 rất mở, không cứng nhắc. Vì vậy việc lập kế hoạch đấu thầu như thế nào cho phù hợp là điều cần bàn.
Mặc dù nói là kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án nhưng trong kế hoạch đấu thầu lại phân chia các phần:
1. Các công việc đã thực hiện (thực hiện trước khi phê duyệt dự án)
2. Các công việc không áp dụng được 1 trong các hình thức lựa chọn nhà thầu
3. Các công việc thuộc kế hoạch đấu thầu
4. Công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu (nếu có)
Vậy khi phê duyệt xong dự án có thể đưa các công việc như đấu thầu thiết kế, thẩm tra, tư vấn đấu thầu,... cho đến hết các công việc phê duyệt thiết kế - dự toán vào mục các công việc thuộc kế hoạch đấu thầu.
Các công việc giai đoạn sau: lựa chọn nhà thầu thi công, cung cấp thiết bị, giám sát,... có thể đưa sang mục Công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu vì các lý do em đã nêu ở trên: nguồn vốn chưa kịp bố trí, thời gian có thể thay đổi, giá gói thầu có thể thay đổi, có thể phân chia gói thầu lại, hình thức hợp đồng thay đổi.
Như vậy, về cơ bản ta đã lập kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án, tuy nhiên có phân chia giai đoạn, giai đoạn đầu cho các công việc thiết kế,các giai đoạn sau, tùy theo nhu cầu, khả năng mà chủ đầu tư phê duyệt điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tế.
Em hoàn toàn nhất trí với quan điểm lập KHĐT như của bác Naat.
Vậy, với mọi công trình luôn có KHĐT và điều chỉnh KHĐT.
Yêu cầu của Cơ quan thẩm định chỉ trình KHĐT cho gói thầu có dự toán được phê duyệt cũng không có gì sai, vì cơ quan thẩm định hoàn toàn có thể giải thích là việc phê duyệt KHĐT các gói còn lại chưa đủ điều kiện.(Người phê duyệt KHĐT chịu trách nhiệm với quyết định đó nên việc họ cẩn thận cũng không trách được)
Hoặc giả như bạn có trình KHĐT cho các gói thầu chưa có dự toán phê duyệt, nếu được phê duyệt KHĐT thì sau này, khi có dự toán được phê duyệt cũng sẽ có điều chỉnh KHĐT và đây sẽ là căn cứ để ký hợp đồng. Vậy, bạn cần lập KHĐT cho các gói đó để làm gì khi sau đó biết chắc nó sẽ bị thay thế?
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Thời điểm phê duyệt kế hoạch đấu thầu?

[h=3]Điều 6. Kế hoạch đấu thầu[/h]1. Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu, trừ gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư. Người phê duyệt kế hoạch đấu thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án; trường hợp chưa đủ điều kiện và thật cần thiết thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện trước.
1. Em không hiểu trong trường hợp đủ điều kiện bao gồm những gì?
2. Tại sao thời điểm lại phải là: sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư.
V
ì thường thời điểm này chưa có dự toán BVTC được phê duyệt, tại sao không phải là sau khi phê duyệt bản vẽ và dự toán? (vì nếu vậy sẽ đỡ mất công phải điều chỉnh KHĐT)
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
1. Em không hiểu trong trường hợp đủ điều kiện bao gồm những gì?
2. Tại sao thời điểm lại phải là: sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư.
V
ì thường thời điểm này chưa có dự toán BVTC được phê duyệt, tại sao không phải là sau khi phê duyệt bản vẽ và dự toán? (vì nếu vậy sẽ đỡ mất công phải điều chỉnh KHĐT)
sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư: Vì người quyết định đầu tư phê duyệt tổng mức hoặc điều chỉnh tổng mức và phê duyệt kế hoạch đấu thầu luôn.
Còn phê duyệt BVTC thì CĐT phê duyệt. Khi giá dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong KHĐT và không làm thay đổi TMĐT thì theo điều 70 NĐ 85 mà làm thôi.
 

10287

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/5/10
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Chào cả nhà!
1/ Trong Tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu thì gói thầu: Xây lắp có phải bao gồm chi phí xây dưng (Chi phí xây lắp + Chi phí xay nhà tạm) và Lệ phí tài nguyên môi trường đúng không?
2/ Chi phí giám sát thi công xây dựng được ký kết theo hợp đồng tỷ lệ phần trăm theo giá trị xây dựng, gói xây lắp hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, như vậy khi quyết toán giá trị xây lắp tăng lên thì chi phí Giám sát sẽ được tính theo Giá trị xây lắp mới đúng không?
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Chào cả nhà!
1/ Trong Tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu thì gói thầu: Xây lắp có phải bao gồm chi phí xây dưng (Chi phí xây lắp + Chi phí xay nhà tạm) và Lệ phí tài nguyên môi trường đúng không?
2/ Chi phí giám sát thi công xây dựng được ký kết theo hợp đồng tỷ lệ phần trăm theo giá trị xây dựng, gói xây lắp hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, như vậy khi quyết toán giá trị xây lắp tăng lên thì chi phí Giám sát sẽ được tính theo Giá trị xây lắp mới đúng không?
1. Lệ phí tài nguyên do CĐT phải nộp khi thực hiện dự án, nếu chi phí này được xác định do nhà thầu trả (không tính đuôi dự toán trên chi phí này), CĐT trả nhà thầu sau thì chi phí này được phép cho vào giá gói thầu trong KHĐT, còn không thì tách riêng chi phí này sang phần chi phí khác, không đấu thầu.
2. Thanh toán cho hợp đồng theo tỷ lệ % bằng tỷ lệ được xác định trong hợp đồng nhân với giá trị công trình.
 

10287

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/5/10
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
1. Lệ phí tài nguyên do CĐT phải nộp khi thực hiện dự án, nếu chi phí này được xác định do nhà thầu trả (không tính đuôi dự toán trên chi phí này), CĐT trả nhà thầu sau thì chi phí này được phép cho vào giá gói thầu trong KHĐT, còn không thì tách riêng chi phí này sang phần chi phí khác, không đấu thầu.
2. Thanh toán cho hợp đồng theo tỷ lệ % bằng tỷ lệ được xác định trong hợp đồng nhân với giá trị công trình.

Cho mình hỏi lệ phí tài nguyên được quy định cụ thể ở văn bản nào vậy bạn? Lệ phí tài nguyên do CĐT phải nộp khi thực hiện dự án, nếu chi phí này được xác định do nhà thầu trả (không tính đuôi dự toán trên chi phí này), CĐT trả nhà thầu sau thì chi phí này được phép cho vào giá gói thầu trong KHĐT, còn không thì tách riêng chi phí này sang phần chi phí khác, không đấu thầu. Bạn có thể giải thích rõ đựoc không mình không hiểu lắm!
Bình thuờng các công trình chỗ mình làm khi trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuờng tính gộp chi phí xây lắp với lệ phí tài nguyên vào gói xây lắp. nhưng khi quyết toán mình không thấy tính lệ phí tài nguyên cho nhà thầu. Cũng do lệ phí tài nguyên giá trị thuờng nhỏ nên cũng không ai để ý lắm. Nhưng mình thấy như thế hơi bất ổn, nên mong bạn giúp mình hiêu rõ hơn nhé! Cám ơn bạn rất nhiều, chúc may mắn và hạnh phúc nhé!
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Lệ phí tài nguyên như chỗ mình làm dự án ngày trước là lệ phí khai thác đất 1.000-3000đ/m3 đất khai thác. Đó có thể quy định riêng từng tỉnh căn cứ theo quy định bên tài nguyên và môi trường.
 

nguyenhai292

Thành viên mới
Tham gia
3/1/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Em hoàn toàn nhất trí với quan điểm lập KHĐT như của bác Naat.
Vậy, với mọi công trình luôn có KHĐT và điều chỉnh KHĐT.
Yêu cầu của Cơ quan thẩm định chỉ trình KHĐT cho gói thầu có dự toán được phê duyệt cũng không có gì sai, vì cơ quan thẩm định hoàn toàn có thể giải thích là việc phê duyệt KHĐT các gói còn lại chưa đủ điều kiện.(Người phê duyệt KHĐT chịu trách nhiệm với quyết định đó nên việc họ cẩn thận cũng không trách được)
Hoặc giả như bạn có trình KHĐT cho các gói thầu chưa có dự toán phê duyệt, nếu được phê duyệt KHĐT thì sau này, khi có dự toán được phê duyệt cũng sẽ có điều chỉnh KHĐT và đây sẽ là căn cứ để ký hợp đồng. Vậy, bạn cần lập KHĐT cho các gói đó để làm gì khi sau đó biết chắc nó sẽ bị thay thế?



Em không đồng ý với ý kiến của bác.

Theo K2 Đ70 NĐ85/2009/NĐ-CP thì sau khi CĐT phê duyệt TKKT-DT thì dự toán gói thầu sẽ thay thế giá gói thầu đc duyệt tại KHĐT và là cơ sở để xem xét giá trúng thầu. CĐT không phải phê duyệt lại giá gói thầu, trừ trường hợp dự toán gói thầu đó làm dự án phải điều chỉnh (thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô hoặc vượt tổng mức đầu tư).

Cho nên theo em thì KHĐT nên được phê duyệt cho cả dự án (ngay cả trước khi có BVTC). Căn cứ các quy định về hình thức đấu thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, thời gian thực hiện hợp đồng theo KHĐT được duyệt cho từng gói thầu, CĐT tính toán để triển khai dự án cho phù hợp; phải luôn theo dõi kết quả đấu thầu của các gói thầu đã thực hiện và dự toán của các gói thầu chuẩn bị thực hiện để so sánh với tổng mức đầu tư và báo cáo điều chỉnh dự án, điều chỉnh KHĐT trong trường hợp bị vượt tổng mức đầu tư.

Em hiểu như vậy, các bác nghĩ sao?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Em không đồng ý với ý kiến của bác.

Theo K2 Đ70 NĐ85/2009/NĐ-CP thì sau khi CĐT phê duyệt TKKT-DT thì dự toán gói thầu sẽ thay thế giá gói thầu đc duyệt tại KHĐT và là cơ sở để xem xét giá trúng thầu. CĐT không phải phê duyệt lại giá gói thầu, trừ trường hợp dự toán gói thầu đó làm dự án phải điều chỉnh (thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô hoặc vượt tổng mức đầu tư).

Cho nên theo em thì KHĐT nên được phê duyệt cho cả dự án (ngay cả trước khi có BVTC). Căn cứ các quy định về hình thức đấu thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, thời gian thực hiện hợp đồng theo KHĐT được duyệt cho từng gói thầu, CĐT tính toán để triển khai dự án cho phù hợp; phải luôn theo dõi kết quả đấu thầu của các gói thầu đã thực hiện và dự toán của các gói thầu chuẩn bị thực hiện để so sánh với tổng mức đầu tư và báo cáo điều chỉnh dự án, điều chỉnh KHĐT trong trường hợp bị vượt tổng mức đầu tư.

Em hiểu như vậy, các bác nghĩ sao?
Về giá gói thầu thì mình đồng ý với bạn.
Vấn đề ở chỗ là nguồn vốn, tiến độ thực tế, hình thức lựa chọn nhà thầu nó khó cố định lắm. Tôi đã nêu 1 VD là dự án phê duyệt KHĐT năm 2010, ngay sau khi phê duyệt DA. Sau đó không kịp thu xếp vốn, đến năm nay mới tiến hành đấu thầu thiết kế BVTC (dự án này có thực, tôi đang có hồ sơ của dự án)
Vậy theo bạn KHĐT đã phê duyệt kia có còn áp dụng được nữa không?
 

41kt7

Thành viên rất năng động
Tham gia
17/8/10
Bài viết
114
Điểm thành tích
28
Mong cả nhà cùng thảo luận các lý do tại sao bắt buộc phải lập kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án?

----
(mà không phải là sau khi thiết kế KTTC & dự toán được duyệt rồi hãy lập cho các gói thầu khác Giá gói thầu có phải chuẩn xác hơn không?
 

tantv

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
11/12/07
Bài viết
48
Điểm thành tích
8
Mong cả nhà cùng thảo luận các lý do tại sao bắt buộc phải lập kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án?

----
(mà không phải là sau khi thiết kế KTTC & dự toán được duyệt rồi hãy lập cho các gói thầu khác Giá gói thầu có phải chuẩn xác hơn không?

Thời gian trình duyệt mất thời gian: thường bên tôi trình thẩm định KHĐT mất hết gần 20 ngày, từ báo cáo thẩm định trình cấp thẩm quyền QĐ mất hơn 10 ngày. Tổng cộng mất hơn 1 tháng để trình phê duyệt KHĐT. Nếu KHĐT toàn dự án được duyệt ngay khi có QĐ duyệt dự án thì phần còn lại: duyệt TK, dự toán, dự toán gói thầu thuộc chủ đầu tư nên đỡ phải mất thời gian.
 

han_301293

Thành viên mới
Tham gia
3/5/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Em mới là sinh viên. Anh chị cho e hỏi ké với :)
Việc công khai giá gói thầu trong KHĐT liệu có thuận lợi và khó khăn gì cho bên mời thầu?
E cảm ơn nhiều. hj
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Em mới là sinh viên. Anh chị cho e hỏi ké với :)
Việc công khai giá gói thầu trong KHĐT liệu có thuận lợi và khó khăn gì cho bên mời thầu?
E cảm ơn nhiều. hj
Chào bạn.
Việc công khai giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu là điều hết sức bình thường, không ảnh hưởng gì nhiều đến bên mời thầu cả.

Giá gói thầu và dự toán gói thầu có thể trùng nhau hoặc khác nhau. Chỉ quan trọng là trước thời điểm mở thầu hoặc đóng thầu dự toán gói thầu được giữ bí mật.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Chú Linh nói mâu thuẫn quá, đã công khai giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu rồi, mà trước thời điểm mở thầu hoặc đóng thầu dự toán gói thầu được giữ bí mật, nói vậy các anh em mới vào nghề không hiểu được đâu; nên giải thích rõ ràng và cụ thể hơn.

Smod xem lại và phân biệt giữa Giá gói thầu Dự toán gói thầu. Giá gói thầu được công khai khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu, còn dự toán gói thầu được giữ bí mật trước thời điểm đóng, mở thầu.

Điều này hoàn toàn hợp lý, không có gì mâu thuẩn
 

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
Smod xem lại và phân biệt giữa Giá gói thầu Dự toán gói thầu. Giá gói thầu được công khai khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu, còn dự toán gói thầu được giữ bí mật trước thời điểm đóng, mở thầu.

Điều này hoàn toàn hợp lý, không có gì mâu thuẩn

Đúng vậy giá gói thầu được công khai trong kế hoạch đấu thầu còn dự toán gói thầu là cái chi tiết cấu thành nên giá gói thầu.
 

thu_hang2404

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/6/10
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
Em không đồng ý với ý kiến của bác.

Theo K2 Đ70 NĐ85/2009/NĐ-CP thì sau khi CĐT phê duyệt TKKT-DT thì dự toán gói thầu sẽ thay thế giá gói thầu đc duyệt tại KHĐT và là cơ sở để xem xét giá trúng thầu. CĐT không phải phê duyệt lại giá gói thầu, trừ trường hợp dự toán gói thầu đó làm dự án phải điều chỉnh (thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô hoặc vượt tổng mức đầu tư).

Cho nên theo em thì KHĐT nên được phê duyệt cho cả dự án (ngay cả trước khi có BVTC). Căn cứ các quy định về hình thức đấu thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, thời gian thực hiện hợp đồng theo KHĐT được duyệt cho từng gói thầu, CĐT tính toán để triển khai dự án cho phù hợp; phải luôn theo dõi kết quả đấu thầu của các gói thầu đã thực hiện và dự toán của các gói thầu chuẩn bị thực hiện để so sánh với tổng mức đầu tư và báo cáo điều chỉnh dự án, điều chỉnh KHĐT trong trường hợp bị vượt tổng mức đầu tư.

Em hiểu như vậy, các bác nghĩ sao?

Em cũng đang muốn hỏi về vấn đề này, em cũng nghĩ như vậy là được. Không biết có bác nào có ý kiến khác không ah
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top