Lãi vay và Chi phí dự phòng

  • Khởi xướng tatylic
  • Ngày gửi
T

tatylic

Guest
Chào các anh chị !

Em xin mọi nguời cùng giúp đỡ em trong việc hiểu và tính tính toán chi phí Lãi vay và Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư.Bản thân em đang vuớng mắc một vấn đề sau :

+ Vấn đề thứ nhất

Trong thông tư 05/2007/TT-BXD. Mục huớng dẫn xác định chi phí dự phòng có đưa ra 2 truờng hợp.

Trường hợp thời gian thực hiện dự án <= 2 năm. CPDP tính bằng 10 % so với tổng các chi phí trên nó.
GDP = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK) x 10%
Trong đó bao gồm cả lãi vay trong thời gian xây dựng ( nằm ở khoản Chi phí khác ). Như vậy, lãi vay trong thời gian xây dựng cũng đuợc tính dự phòng.

Trường hợp thời gian thực hiện dự án > 2 năm. CPDP tách ra 2 phần. 5% cho khối luợng phát sinh. Phần còn lại tính theo chỉ số giá xây dựng, trong công thức tại TT 05/2007/TT-BXD có chỉ rõ là :
GDP2 = (V’ - Lvay) x (IXDbq )
Trong đó:
- V’: Tổng mức đầu tư chưa có dự phòng.
- IXDbq: Chỉ số giá xây dựng bình quân.
- Lvay : Lãi vay trong thời gian xây dựng.
Vậy trong truờng hợp này, phải chăng khoản chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng không đuợc tính dự phòng? Tại sao truờng hợp này lại phải trừ đi lãi vay trong thời gian xây dựng trong khi truờng hợp trên không trừ ?

+ Vấn đề thứ hai :

Giả sử một dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Nhóm công trình đuợc xây dựng xong ở giai đoạn 1 sẽ được đưa vào vận hành sinh lời ngay. Trong khi đó giai đoạn 2 sẽ bắt đầu ngay khi giai đoạn 1 kết thúc. Kết quả là một nửa công suất của dự án đã được vận hành trong khi một nửa còn lại vẫn đang đuợc thi công xây dựng.
Thời gian thực hiện toàn bộ cả 2 giai đoạn của dự án là 3 năm. Giai đoạn 1 kết thúc sau 2 năm. 1 năm sau đó giai đoạn 2 kết thúc và dự án sẽ vận hành 100% công suất.

Câu hỏi đặt ra ở đây là : Tính chi phí dự phòng như thế nào cho dự án ? Có thể tính dự phòng cho giai đoạn 1 theo truờng hợp <= 2 năm, còn chi phí dự phòng cho giai đoạn 2 là theo truờng hợp > 2 năm đuợc không ?

Rất mong sớm nhân đựoc trao đổi của anh chị !
 
P

PVN

Guest
Vấn đề thứ 1:
Theo mình hiểu về bản chất Lãi vay chỉ được dự phòng 5% thôi.
Vì trong tính toán lãi vay đã có yếu tố thời gian rồi, nên không có trượt giá nữa.
Nhưng trong trường hợp <=2năm để cho đơn giản thì tất cả x10% hết.

Nói chung tất cả cũng là tương đối thôi.
Theo mình hợp lý nhất là tính riêng Lãi vay thành một mục riêng ở dưới cùng.
Vì bất cứ chi phí nào tăng lên (kể cả trượt giá), cũng thường phải bố trí thêm vốn vay
====> Thêm vốn vay thì phải thêm Lãi vay.

Vấn đề thứ 2:
Ai cũng muốn như bạn lắm, vì được dự phòng cao (10%) cho giai đoạn 1, trong khi vẫn được tính đúng tính đủ dự phòng cho giai đoạn 2.
Nhưng theo mình là không được, vì việc xác định <=2năm hay >2năm là căn cứ vào "Dự án", chứ không căn cứ vào "Giai đoạn", hay "phân kỳ". Theo mình cũng có thể lách được nếu bạn tách thành "Tiểu dự án", hay "Dự án thành phần".
 
T

tatylic

Guest
Cám ơn anh PVN !

Em cũng đồng ý với anh về quan điểm tính lãi vay thành một mục ( mục cuối cùng ). Như vậy vừa hợp lý về trình tự tính toán. Vì,để xác định lãi vay ta phải xác định cơ cấu vốn, đó lên tiến độ, kế hoạch huy động vốn, tổng số vốn vay sẽ đuợc xác định trên căn cứ tổng mức đầu tư chưa bao gồm lãi vay-chính bằng tổng các khoản mục xếp trên nó như : CPXD + CPTB + CPQLDA+CPTVDTXD+CPK chưa bao gồm Lvay+CPDP. Kết hợp với số vốn tự có ta sẽ tính ra đuợc khoản vay cần thiết ( nếu chọn phương án đi vay ngân hàng ). Do vậy mà nếu muốn tính ngay lãi vay khi mới xác định đến CPK thì rất khó, vì theo thói quen là cứ xác định lần luợt các khoản chi phí để hình thành tổng mức đầu tư.

Nhưng về lý giải "Vì trong tính toán lãi vay đã có yếu tố thời gian rồi, nên không có trượt giá nữa" thì em thấy có cái gì đó không ổn. Vì là khi tính toán lãi vay ta dùng các hệ số chiết khấu quy đổi giá trị tiền tệ về tuơng lai. Đấy là bắt buộc phải tính theo quy tắc ấy, chứ việc tính toán như thế không thể loại trừ được sự truợt giá của đồng tiền. Em lại có một suy nghĩ là : Khi ký kết hợp đồng vay tiền ngân hàng tại một thời điểm xác định, ta sẽ đuợc vay nợ với một lãi suất xác định. Em không biết có phải là do lãi suất này sẽ cố định không thay đổi đối với hợp đồng đã ký cho dù có xảy ra truợt giá tiền tệ hay không ?( Còn hiển nhiên khi xảy ra truợt giá, các vị Giám đốc ngân hàng sẽ điều chỉnh tăng lãi suất cho vay truớc tiên sau đó mới điều chỉnh tăng lãi suất gửi tiết kiệm !). Quay lại suy nghĩ của em là : do lãi suất đi vay không đổi, số tiền vay xác định nên Lãi vay sẽ ít thay đổi với một phương án vay nợ xác định. Vì thế cứ tính toán dự phòng với các khoản mục chi phí trên lãi vay ( tất nhiên là không bao gồm lãi vay ) rồi cuối cùng xác định lãi vay. Như thế sẽ hợp lý cho cả 2 truờng hợp mà em đã nêu ( TH >2 năm và truờng hợp còn lại ). Anh chị nghĩ sao ạ ?
 
T

tatylic

Guest
Về vấn đề thứ hai, nghe anh PVN nói thế em cũng thấy chột dạ, vì em đã tính đúng như em giả thiết rồi. Nhưng em muốn xin ý kiến các anh chị là : về nguyên tắc hoặc trên lý thuyết, em tính như thế thì có đúng với mục đích "xuất hiện" của chi phí dự phòng không ạ ?

Mong đuợc anh chị sớm hồi đáp, vì em còn rất ngu muội, còn rất nhiều vấn đề muốn đuợc các anh chị giúp đỡ.:p
 

quochuan

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/5/08
Bài viết
22
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
"cơ cấu vốn, đó lên tiến độ, kế hoạch huy động vốn, tổng số vốn vay sẽ đuợc xác định trên căn cứ tổng mức đầu tư chưa bao gồm lãi vay-chính bằng tổng các khoản mục xếp trên nó như : CPXD + CPTB + CPQLDA+CPTVDTXD+CPK chưa bao gồm Lvay+CPDP"
Tại sao lại không bao gồm CPDP khi lên kế hoạch vốn hả bạn? Vì CPDP cũng nằm trong tổng vốn cần huy động, nếu thiếu thì vẫn phải đi vay. Nếu bạn không tính vào, có phải là thiếu không? Hay là bạn tính xong lãi vay (không tính phần CPDP), rồi mới tính dự phòng trên CPXD + CPTB + CPQLDA+CPTVDTXD+CPK+lãi vay (Vậy nếu không đủ vốn khi cần sử dụng CPDP thì phải làm sao?)
 

rqsphamhuy

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
24/2/08
Bài viết
33
Điểm thành tích
8
- Vấn đề thứ nhất: Lãi suất vốn vay là không phải nằm trong lĩnh vực xây dựng để áp dụng tính trượt giá theo chỉ số giá xây dựng. Bên cạnh đó Vốn vay của các tổ chức tín dụng nói chung là lãi suất thả nổi. Do vậy trong tính toán chi phí lãi vay thông thường phải lường trước khả năng tăng giảm để tính trực tiếp trong chi phí lãi vay.
- Vấn đề thứ hai: Hiện theo quy định về xác định chi phí đầu tư không phân biệt dự án có thời gian xây dựng > hoặc < 2 năm.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top