Lập dự án đầu tư đối với dự án BT

vinhnd83

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
22/10/09
Bài viết
39
Điểm tích cực
5
Điểm thành tích
8
Cơ quan mình đang tiến hành lựa chọn nhà thầu theo hình thức hợp đồng chìa khoá trao tay (BT) cho một dự án khu đô thị. Mình có mấy câu hỏi đề nghị mọi người đóng góp cho ý kiến như sau:
1. Đối với dự án BT, thì Chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu lập luôn dự án đầu tư có được hay không? Hay chủ đầu tư phải lập trước khi lựa chọn nhà thầu, khi đó Nhà thầu chỉ tiến hành từ bước thiết kế BVTC cho đến xây dựng, hoàn thiện và bàn giao công trình (Theo NĐ12/2009 thì Chủ đầu tư phải lập dự án đầu tư).
2. Trường hợp thực hiện theo phương án trên thì hợp đồng BT trong trường hợp này gồm những thành phần nào và giá trị được xác định như thể nào.
(Theo mình hiểu bao gồm các chi phí sau: Chi phí lập dự án đầu tư, chi phí thiết kế BVTC và dự toán, Chi phí xây lắp...)
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người!
 
Cơ quan mình đang tiến hành lựa chọn nhà thầu theo hình thức hợp đồng chìa khoá trao tay (BT) cho một dự án khu đô thị. Mình có mấy câu hỏi đề nghị mọi người đóng góp cho ý kiến như sau:
1. Đối với dự án BT, thì Chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu lập luôn dự án đầu tư có được hay không? Hay chủ đầu tư phải lập trước khi lựa chọn nhà thầu, khi đó Nhà thầu chỉ tiến hành từ bước thiết kế BVTC cho đến xây dựng, hoàn thiện và bàn giao công trình (Theo NĐ12/2009 thì Chủ đầu tư phải lập dự án đầu tư).
2. Trường hợp thực hiện theo phương án trên thì hợp đồng BT trong trường hợp này gồm những thành phần nào và giá trị được xác định như thể nào.
(Theo mình hiểu bao gồm các chi phí sau: Chi phí lập dự án đầu tư, chi phí thiết kế BVTC và dự toán, Chi phí xây lắp...)
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người!
có lẽ bạn đang nhầm lẫn giữa việc lựa chọn nhà thầu và đầu tư chăng? hợp đồng chìa khóa trao tay khác hoàn toàn với hợp đồng BT. hợp đồng BT là một hình thức đầu tư (thông thường được ký giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền) còn hợp đồng chìa khóa trao tay là việc nhà đầu tư lựa chọn một nhà thầu đảm nhận toàn bộ thiết kế và thi công.
 
Hợp đồng chìa khóa trao tay

có lẽ bạn đang nhầm lẫn giữa việc lựa chọn nhà thầu và đầu tư chăng? hợp đồng chìa khóa trao tay khác hoàn toàn với hợp đồng BT. hợp đồng BT là một hình thức đầu tư (thông thường được ký giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền) còn hợp đồng chìa khóa trao tay là việc nhà đầu tư lựa chọn một nhà thầu đảm nhận toàn bộ thiết kế và thi công.

Tôi bổ sung thêm cho chuẩn xác hơn:
"hợp đồng chìa khóa trao tay là việc nhà đầu tư lựa chọn một nhà thầu đảm nhận toàn bộ thiết kế và thi công": Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tổng thầu thực hiện tất cả các công việc từ lập dự án, thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và thi công xây lắp công trình" (còn hợp đồng em nêu gọi là "hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công").
 
có lẽ bạn đang nhầm lẫn giữa việc lựa chọn nhà thầu và đầu tư chăng? hợp đồng chìa khóa trao tay khác hoàn toàn với hợp đồng BT. hợp đồng BT là một hình thức đầu tư (thông thường được ký giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền) còn hợp đồng chìa khóa trao tay là việc nhà đầu tư lựa chọn một nhà thầu đảm nhận toàn bộ thiết kế và thi công.

Cảm ơn bạn vì những ý kiến đóng góp, tiện đây mình hỏi luôn bạn mấy ý:
1. Theo điểm đ khoản a điều 103 của Luật xây dựng: [FONT=&quot]"Tổng thầu chìa khoá trao tay thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc từ lập dự án đến việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình".[/FONT] Thế có nghĩa là việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chìa khoá trao tay không chỉ thiết kế và thi công mà còn có thể cả lập dự án và cung ứng vật tư.
2. Nếu có sự khác nhau giữa hợp đồng BT và hợp đồng chìa khoá trao tay thì sự khác nhau là gì?. Chẳng lẽ hợp đồng BT không được áp dụng cho các doanh nghiệp với nhau sao mà cứ phải nhà nước và nhà đầu tư?
3. Mình biết hợp đồng BT là hình thức lựa chọn nhà đầu tư (Theo NĐ 108/2009/NĐ-CP). Nhưng thực chất cũng là lựa chọn nhà thầu vì phải thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
4. Cái mình đang lăn tăn nhất chính là gộp cả nhiệm vụ lập dự án, thiết kế và thi công cho Nhà đầu tư thì không biết xử lý như thế nào để mời thầu (Vì lúc này, chi phí tư vấn lập dự án và thiết kế chưa có căn cứ để xác định và khối lượng xây lắp chưa có khối lượng để mời). Mình nghĩ trong trường hợp này nên tách ra làm 2 giai đoạn: Giai đoan 1 là CĐT lập dự án đầu tư (Có thể Nhà đầu tư có thể tham gia lập ở giai đoạn này nhưng ở vai trò là tư vấn); Giai đoạn 2 là đấu thầu/ chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện hợp đồng BT.
 
hợp đồng BT giữa các DN

Cảm ơn bạn vì những ý kiến đóng góp, tiện đây mình hỏi luôn bạn mấy ý:
1. Theo điểm đ khoản a điều 103 của Luật xây dựng: [FONT=&quot]"Tổng thầu chìa khoá trao tay thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc từ lập dự án đến việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình".[/FONT] Thế có nghĩa là việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chìa khoá trao tay không chỉ thiết kế và thi công mà còn có thể cả lập dự án và cung ứng vật tư.
2. Nếu có sự khác nhau giữa hợp đồng BT và hợp đồng chìa khoá trao tay thì sự khác nhau là gì?. Chẳng lẽ hợp đồng BT không được áp dụng cho các doanh nghiệp với nhau sao mà cứ phải nhà nước và nhà đầu tư?
3. Mình biết hợp đồng BT là hình thức lựa chọn nhà đầu tư (Theo NĐ 108/2009/NĐ-CP). Nhưng thực chất cũng là lựa chọn nhà thầu vì phải thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
4. Cái mình đang lăn tăn nhất chính là gộp cả nhiệm vụ lập dự án, thiết kế và thi công cho Nhà đầu tư thì không biết xử lý như thế nào để mời thầu (Vì lúc này, chi phí tư vấn lập dự án và thiết kế chưa có căn cứ để xác định và khối lượng xây lắp chưa có khối lượng để mời). Mình nghĩ trong trường hợp này nên tách ra làm 2 giai đoạn: Giai đoan 1 là CĐT lập dự án đầu tư (Có thể Nhà đầu tư có thể tham gia lập ở giai đoạn này nhưng ở vai trò là tư vấn); Giai đoạn 2 là đấu thầu/ chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện hợp đồng BT.
hiện nay nhà nước chỉ quy định hợp đồng BT giữa nhà nước và CĐT (ngoài nhà nước) vì mấy vấn đề sau:
+ thứ nhất: sau khi xây dựng xong công trình (B) thì CĐT trao lại (T) công trình cho nhà nước. Như vậy thẩm quyền giao DA là nhà nước. Ở đây còn 1 vấn đề mà 2 DN không thể thực hiện kiểu BT được là: 2 DN không có thẩm quyền giao DA cho nhau. DN thực hiện DA theo hình thức BT sẽ được nhà nước cấp giấy CNĐT, chủ thể thực hiện DA là DN thực hiện DA và là nhà đầu tư. Còn bạn là DN thì làm sao bạn có thẩm quyền giao lại DA cho DN khác được.
+ THứ 2: liên quan đến sử dụng đất, DN DA thực hiện DA theo hình thức hợp đồng BT sẽ được nhà nước giao đất để thực hiện DA, vậy bạn là DN thì bạn có đủ thẩm quyền để giao đất cho DN khác không? và bạn có đủ dũng cảm để giao đất cho người khác thực hiện DA không. đây là mấu chốt khác biệt giữa 2 hình thức hợp đồng. hợp đồng chìa khóa trao tay thì chủ đầu tư vẫn giữ các quyền cơ bản, nhà thầu chìa khóa trao tay không có quyền về sử dụng đất và khai thác DA. Còn DA BT thì CĐT có toàn quyền quyết định về DA cũng như các quyền cơ bản của nhà đầu tư.
+ Thứ 3: quyền lợi của nhà đầu tư theo hình thức BT và quyền lợi của nhà thầu chìa khóa trao tay. Nhà đầu tư theo hình thức BT được nhà nước tạo điều kiện để thực hiện DA khác nhằm thu hồi vốn. tức là nhà đầu tư phải ứng trước toàn bộ tiền vốn của mình để thực hiện công trình và nhà nước sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư thực hiện DA khác nhằm thu hồi vốn và lợi nhuận. đối với hợp đồng chìa khóa trao tay, nhà thầu vẫn được CĐT tạm ứng vốn để thực hiện hợp đồng và thanh toán theo giai đoạn công việc. giữa 2 DN mà thực hiện BT thì bạn lấy đâu DA khác mà trao cho DN khác?
+ THứ 4: khối lượng công việc thực hiện. Nhà đầu tư theo BT còn phải thực hiện cả công tác GPMB trong khi nhà thầu chìa khóa trao tay không phải thực hiện phần này.
bạn có thể tham khảo thêm nghị định 78/2007/NĐ-CP và bây giờ là nghị định 108/2009/NĐ-CP vì diễn đàn giới hạn file tải lên nên mình không upload được, bạn có thể tham khảo tại địa chỉ: www.xaydung.gov.vn
 
Last edited by a moderator:
đầu tư và nhận thầu

xin nhấn mạnh với bạn vinhnd83 thế này, tinh thần của nhà đầu tư theo hợp đồng BT là hiệu quả đầu tư phải cao hơn đi làm thầu. Nếu tôi bỏ vốn thực hiện 1 đ thì tôi phải thu về 1đ+ k đồng khác. còn anh nhà thầu thì làm bao nhiêu đuợc trả bấy nhiêu (với điều kiện phải được ứng tiền). nếu bạn bảo 1 DN là anh bỏ tiền làm cho tôi công trình này (B), anh cứ ứng trước đi, hết bao nhiêu tôi trả, làm xong thì anh bàn giao (T) cho tôi, thì xin thưa rằng có điên thì DN này mới làm. bởi vì sao, chẳng thà tiền bỏ ra tôi đem gửi ngân hàng nó còn sinh lãi, chứ ứng trước làm công trình cho anh thì vợ con chết đói, mà chưa kể đòi được anh tiền có lẽ tôi đã mồ yên mả đẹp. thế thôi, bạn tìm hiểu thêm xem nó khác nhau ở điểm nào nữa nhé
 
đơn giá các hạng mục công trình

chào anh chị
Phước là dân môi giới bất động sản
Phước đang muốn tìm "bảng báo giá các hạng mục của dứan chung cư cao cấp'
Tìm hoài không thấy
anh chị biết lấy thông tin này từ đâu khong a
chỉ giúp phước nha
cảm ơn trước a
 
Hợp đồng dự án BT và hợp đồng chìa khóa trao tay

Cảm ơn bạn vì những ý kiến đóng góp, tiện đây mình hỏi luôn bạn mấy ý:
1. Theo điểm đ khoản a điều 103 của Luật xây dựng: [FONT=&quot]"Tổng thầu chìa khoá trao tay thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc từ lập dự án đến việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình".[/FONT] Thế có nghĩa là việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chìa khoá trao tay không chỉ thiết kế và thi công mà còn có thể cả lập dự án và cung ứng vật tư.
2. Nếu có sự khác nhau giữa hợp đồng BT và hợp đồng chìa khoá trao tay thì sự khác nhau là gì?. Chẳng lẽ hợp đồng BT không được áp dụng cho các doanh nghiệp với nhau sao mà cứ phải nhà nước và nhà đầu tư?
3. Mình biết hợp đồng BT là hình thức lựa chọn nhà đầu tư (Theo NĐ 108/2009/NĐ-CP). Nhưng thực chất cũng là lựa chọn nhà thầu vì phải thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
4. Cái mình đang lăn tăn nhất chính là gộp cả nhiệm vụ lập dự án, thiết kế và thi công cho Nhà đầu tư thì không biết xử lý như thế nào để mời thầu (Vì lúc này, chi phí tư vấn lập dự án và thiết kế chưa có căn cứ để xác định và khối lượng xây lắp chưa có khối lượng để mời). Mình nghĩ trong trường hợp này nên tách ra làm 2 giai đoạn: Giai đoan 1 là CĐT lập dự án đầu tư (Có thể Nhà đầu tư có thể tham gia lập ở giai đoạn này nhưng ở vai trò là tư vấn); Giai đoạn 2 là đấu thầu/ chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện hợp đồng BT.

Góp thêm vài ý kiến liên quan đến thắc mắc của bạn Vinhnd83:
1. Điểm thắc mắc thứ nhất của bạn Vinhnd83: Đúng như thế nhưng phải bỏ đi 2 chữ "có thể".
2. Điểm thắc mắc thứ hai của bạn Vinhnd83: Hợp đồng BT không phải hợp đồng xây dựng (hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng) được ký kết giữa chủ đầu tư dự án xây dựng và nhà thầu xây dựng mà là hợp đồng Nhà nước ký kết với nhà đầu tư vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế Việt Nam. Trong hợp đồng BT, nhà đầu tư (DN dự án) thực chất là chủ đầu tư dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, nhà đầu tư dự án BT phải tự thu xếp nguồn vốn để thực hiện dự án BT (Dự án BT là dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo hợp đồng BT), Nhà nước có thể góp vốn tham gia thực hiện dự án BT (nhưng không quá 49%) tổng vốn đầu tư dự án . Nhà đầu tư (DN dự án ) sau khi được cấp GCN đầu tư của CQNN có thẩm quyền sẽ tiến hành triển khai thực hiện dự án (lựa chọn nhà thầu TK, thi công, ...) theo các quy định pháp luật xề xây dựng , đấu thầu,...
Những điều kể trên phần nào cho thấy sự khác nhau giữa hợp đồng BT và hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng chìa khóa trao tay nói riêng..
3. Điểm thắc mắc thứ ba của Vinhnd83: Đúng là có thể phải tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư dự án BT (chứ không phải đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng). Không thể coi nhà đầu tư là nhà thầu.
4. Điều "lăn tăn" thứ tư của Vinhnd83: Khỏi lăn tăn vì dự án BT không phải do nhà đầu tư lập mà là CQNN có thẩm quyền lập làm cơ sở lập HSMT, đàm phán hợp đồng BT với nhà đầu tư.

Tất cả những vấn đề trên đều đã được quy định trong ND108/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/10/2010. Vinhnd83 nên nghiên cứu ND108 kỹ hơn chút nữa.
 
Dự án bồi thường

về vấn đề lập án bồi thường thi e vẫn chưa hiểu rõ lắm. lâu nay e vẫn làm bồi thường và GPMB, tuy nhiên đối với một Dự án BT và GPMB lớn, có nguồn vốn đầu tư >7 tỷ thì yêu cầu tách thành tiểu DA và bắt buộc lập thành một DA. Vậy để có thể làm một DA bao gồm cả thuyết minh và các bước tính toán chi phi như thế nào? có bác nào biết bày e với.
 
tách GPMB

về vấn đề lập án bồi thường thi e vẫn chưa hiểu rõ lắm. lâu nay e vẫn làm bồi thường và GPMB, tuy nhiên đối với một Dự án BT và GPMB lớn, có nguồn vốn đầu tư >7 tỷ thì yêu cầu tách thành tiểu DA và bắt buộc lập thành một DA. Vậy để có thể làm một DA bao gồm cả thuyết minh và các bước tính toán chi phi như thế nào? có bác nào biết bày e với.
Hiện nay quy định là có thể (chứ không bắt buộc) tách GPMB thành tiểu DA khi khối lượng thực hiện GPMB lớn và không nhất thiết là DA BT mới làm thế mà tất cả các DA có GPMB đều có thể làm vậy. TRong GPMB khi lập thành tiểu DA thì không nhất thiết phải lập thuyết minh DA mà chỉ phải lập dự toán, kế hoạch tiến độ công việc thôi. Dự toán này thì lại phải được cơ quan tài chính nhà nước phê duyệt, kế hoạch tiến độ và nội dung công việc do ban GPMB thẩm định phê duyệt. bạn nên liên hệ với Ban GPMB ở địa phương để được hướng dẫn
 
bổ sung thêm về lập DA

Góp thêm vài ý kiến liên quan đến thắc mắc của bạn Vinhnd83:
1. Điểm thắc mắc thứ nhất của bạn Vinhnd83: Đúng như thế nhưng phải bỏ đi 2 chữ "có thể".
2. Điểm thắc mắc thứ hai của bạn Vinhnd83: Hợp đồng BT không phải hợp đồng xây dựng (hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng) được ký kết giữa chủ đầu tư dự án xây dựng và nhà thầu xây dựng mà là hợp đồng Nhà nước ký kết với nhà đầu tư vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế Việt Nam. Trong hợp đồng BT, nhà đầu tư (DN dự án) thực chất là chủ đầu tư dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, nhà đầu tư dự án BT phải tự thu xếp nguồn vốn để thực hiện dự án BT (Dự án BT là dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo hợp đồng BT), Nhà nước có thể góp vốn tham gia thực hiện dự án BT (nhưng không quá 49%) tổng vốn đầu tư dự án . Nhà đầu tư (DN dự án ) sau khi được cấp GCN đầu tư của CQNN có thẩm quyền sẽ tiến hành triển khai thực hiện dự án (lựa chọn nhà thầu TK, thi công, ...) theo các quy định pháp luật xề xây dựng , đấu thầu,...
Những điều kể trên phần nào cho thấy sự khác nhau giữa hợp đồng BT và hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng chìa khóa trao tay nói riêng..
3. Điểm thắc mắc thứ ba của Vinhnd83: Đúng là có thể phải tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư dự án BT (chứ không phải đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng). Không thể coi nhà đầu tư là nhà thầu.
4. Điều "lăn tăn" thứ tư của Vinhnd83: Khỏi lăn tăn vì dự án BT không phải do nhà đầu tư lập mà là CQNN có thẩm quyền lập làm cơ sở lập HSMT, đàm phán hợp đồng BT với nhà đầu tư.
Tất cả những vấn đề trên đều đã được quy định trong ND108/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/10/2010. Vinhnd83 nên nghiên cứu ND108 kỹ hơn chút nữa.
DA đầu tư không nhất thiết phải do cơ quan nhà nước lập mà nhà đầu tư có thể lập đề xuất DA, nếu đề xuất được thông qua thì nhà đầu tư có thể lập luôn DA, chi phí lập DA sẽ được tính trong TMĐT để làm cơ sở ký hợp đồng BT (theo mục DA do nhà đầu tư đề xuất)
 
Cảm ơn bạn Naat rất nhiều về những ý kiến đóng góp của bạn. Tiện đây cho mình hỏi có bạn nào đã làm dự án sử dụng phương thức chìa khóa trao tay thì cho mình xin các tài liệu để tham khảo. Vì hiện mình được biết, chưa có một văn bản chính thức của Nhà nước hướng dẫn hình thức này. Địa chỉ của mình là vinhnd83@gmail.com.
 
Cảm ơn bạn Naat rất nhiều về những ý kiến đóng góp của bạn. Tiện đây cho mình hỏi có bạn nào đã làm dự án sử dụng phương thức chìa khóa trao tay thì cho mình xin các tài liệu để tham khảo. Vì hiện mình được biết, chưa có một văn bản chính thức của Nhà nước hướng dẫn hình thức này. Địa chỉ của mình là vinhnd83@gmail.com.
bên mình thì đang đầu tư theo hình thức BT. Còn về hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay thực chất là 1 hợp đồng dân sự nên nó được quy định theo các quan hệ dân sự. Việc Luật Xây dựng đưa thêm khái niệm này vào chỉ là bổ sung thêm quy định về kỹ thuật cho nó thôi. Bạn thử tìm hiểu thêm trong mục các loại hợp đồng trong xây dựng xem
 
Mình không nghĩ hợp đồng Turnkey (Chìa khóa trao tay) chỉ là hợp đồng thông thường. Theo mình hợp đồng chỉ là cái sản phẩm cuối cùng của quá trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu, bởi vì: Đối với mỗi một gói thầu: mình phải đánh giá năng lực kinh nghiệm và tài chính của nhà thầu sau đó mới quyết định xem có thương thảo hợp đồng được không. Nếu tự nhiên ngồi với nhau ký kết một cái hợp đồng vài nghìn tỷ thì làm gì có cơ sở.

Hôm trước mình có nói chuyện với một chị trên Vụ Đấu thầu Bộ KHĐT được biết việc nghiên cứu hướng dẫn HSMT cho gói thầu theo hợp đồng Turnkey sẽ được Vụ nghiên cứu trong năm tới do đấy là hình thức mới đối với nước ta. Nên phải đợi thôi...
 
Mình không nghĩ hợp đồng Turnkey (Chìa khóa trao tay) chỉ là hợp đồng thông thường. Theo mình hợp đồng chỉ là cái sản phẩm cuối cùng của quá trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu, bởi vì: Đối với mỗi một gói thầu: mình phải đánh giá năng lực kinh nghiệm và tài chính của nhà thầu sau đó mới quyết định xem có thương thảo hợp đồng được không. Nếu tự nhiên ngồi với nhau ký kết một cái hợp đồng vài nghìn tỷ thì làm gì có cơ sở.

Hôm trước mình có nói chuyện với một chị trên Vụ Đấu thầu Bộ KHĐT được biết việc nghiên cứu hướng dẫn HSMT cho gói thầu theo hợp đồng Turnkey sẽ được Vụ nghiên cứu trong năm tới do đấy là hình thức mới đối với nước ta. Nên phải đợi thôi...
ý em là bác tham khảo trong Diễn đàn ở mục HĐ xem, chứ Turnkey thì cũng có nhiều DA làm rồi mà. tất nhiên là có nhiều điểm khác thường, nhưng mà cái gì đã có tiền lệ rồi thì cũng chẳng cần phải đợi các bác trên Bộ mà làm chậm cả DA.
 
Nhân tiện nói về dự án BT mình cũng có đôi điều thắc mắc muốn hỏi.
Như ở điều 13, Nghị định 78CP thì việc lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo các quy định của pháp luật về xây dựng. Như vậy, theo mình hiểu thì phải thực hiện theo các quy định tại Nghị định 12CP và 83CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Mình không đề cập đến Nghị định 108CP vì Nghị định này đến nay vẫn chưa có hiệu lực).
Như công ty mình là công ty CP, có 1 dự án BT, nên vốn theo mình là vốn tư nhân, vậy nên theo Nghị định 12Cp và 83CP thì lập, tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án là thẩm quyền của Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty có đúng không ?
Hiện nay, Công ty mình muốn tách dự án BT thành 2 dự án thành phần nhưng chủ trương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận. Theo mình việc này là không phù hợp với quy định.
Vậy phải làm thế nào mới đúng ? Mong mọi người giải đáp giúp !
 
Tách Da BT

Nhân tiện nói về dự án BT mình cũng có đôi điều thắc mắc muốn hỏi.
Như ở điều 13, Nghị định 78CP thì việc lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo các quy định của pháp luật về xây dựng. Như vậy, theo mình hiểu thì phải thực hiện theo các quy định tại Nghị định 12CP và 83CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Mình không đề cập đến Nghị định 108CP vì Nghị định này đến nay vẫn chưa có hiệu lực).
Như công ty mình là công ty CP, có 1 dự án BT, nên vốn theo mình là vốn tư nhân, vậy nên theo Nghị định 12Cp và 83CP thì lập, tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án là thẩm quyền của Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty có đúng không ?
Hiện nay, Công ty mình muốn tách dự án BT thành 2 dự án thành phần nhưng chủ trương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận. Theo mình việc này là không phù hợp với quy định.
Vậy phải làm thế nào mới đúng ? Mong mọi người giải đáp giúp !
Về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt DA: sau khi có quyết định thông qua đề xuất DA, có ý kiến về TKCS của cơ quan NN có thẩm quyền thì việc thẩm định, phê duyệt DA là thẩm quyền của Công ty bạn
Việc tách DABT thì có 2 vấn đề:
1. nếu là tách DA công trình BT và DA khác để thu hồi vốn và lợi nhuận thì ok, không vấn đề gì.
2. Việc tách DA công trình BT thành các DA thành phần thì phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan NN có thẩm quyền (cơ quan thông qua đề xuất DA hoặc cơ quan cấp giấy CNĐT)
 
Thực tế dự án của mình là như thế này. Trước đây vốn dĩ nó chỉ nằm trên tỉnh Hòa Bình, nhưng sau khi có quyết định sát nhập một số xã của Hòa Bình về Hà Nội nên mới thành ra dự án có thực hiện trên 2 tỉnh. Chính vì thế, sếp mình mới muốn tách ra thành 2 dự án nhưng tên gốc của dự án vẫn giữ nguyên. Theo mình nghĩ thì trong trường hợp này người quyết định đầu tư (Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty) có thẩm quyền tách dự án nhưng phải tổ chức thẩm định lại chứ không nhất thiết phải trình Thủ tướng.
P/S: Có văn bản nào chỉ rõ "Việc tách DA công trình BT thành các DA thành phần thì phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan NN có thẩm quyền" không, bạn chỉ giúp mình với.
Thanks
 
Thực tế dự án của mình là như thế này. Trước đây vốn dĩ nó chỉ nằm trên tỉnh Hòa Bình, nhưng sau khi có quyết định sát nhập một số xã của Hòa Bình về Hà Nội nên mới thành ra dự án có thực hiện trên 2 tỉnh. Chính vì thế, sếp mình mới muốn tách ra thành 2 dự án nhưng tên gốc của dự án vẫn giữ nguyên. Theo mình nghĩ thì trong trường hợp này người quyết định đầu tư (Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty) có thẩm quyền tách dự án nhưng phải tổ chức thẩm định lại chứ không nhất thiết phải trình Thủ tướng.
P/S: Có văn bản nào chỉ rõ "Việc tách DA công trình BT thành các DA thành phần thì phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan NN có thẩm quyền" không, bạn chỉ giúp mình với.
Thanks
chưa biết DA của bên bạn đến bước nào rồi (ký HĐBT, cấp giấy CNĐT) chỉ có điều mình xin lưu ý bạn về Luật đầu tư: chỉ có cơ quan có thẩm quyền cấp giấy CNĐT cho phép điều chỉnh DA thì bạn mới được điều chỉnh. bạn có thể tách các công việc thuộc DA để quản lý riêng, điều này không ảnh hưởng đến DA (VD bạn có thể được tách thành các gói thầu riêng biệt). nhưng nếu bạn tách thành các DA, có quyết định phê duyệt riêng thì phải xin điều chỉnh lại DA tại cơ quan cấp giấy CNĐT. Bạn tham khảo điều 19 của NĐ 108/2009/NĐ-CP hoặc điều 51 Luật đầu tư:
Điều 51. Điều chỉnh dự án đầu tư (Luật đầu tư)
1. Khi có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn, thời hạn dự án thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục sau đây:
a) Đối với dự án đăng ký đầu tư, nhà đầu tư tự quyết định và đăng ký nội dung điều chỉnh cho cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày quyết định điều chỉnh;
b) Đối với dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho cơ quan nhà nước quản lý đầu tư theo thẩm quyền để xem xét điều chỉnh.Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư bao gồm các nội dung về tình hình thực hiện dự án, lý do điều chỉnh, những thay đổi so với nội dung đã thẩm tra.
2. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư thông báo cho nhà đầu tư việc điều chỉnh chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Việc điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện dưới hình thức điều chỉnh, bổ sung nội dung vào Giấy chứng nhận đầu tư.
 
[FONT=&quot]Cảm ơn bạn! Tuy nhiên, dự án của mình vẫn chưa được cấp chứng nhận đầu tư, mới chỉ ký hợp đồng BT. Theo như mình nghĩ, ở trường hợp này theo điều 3, Nghị định 12CP và điều 3 nghị định 83CP thì Công ty mình hoàn toàn có thể chủ động thực hiện được (Dự án mình là dự án có vốn đầu tư >1.500 tỷ đồng).
[/FONT][FONT=&quot]Điều 3, Nghị định 12CP
” Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.”[/FONT][FONT=&quot]
Điều 3, Nghị định 83CP
“[/FONT][FONT=&quot]Khi việc điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án, vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định; trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án, không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được tự quyết định. Những nội dung điều chỉnh dự án phải được thẩm định trước khi quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án không phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì phải lấy ý kiến của cơ quan này.”[/FONT][FONT=&quot]
Còn nếu như căn cứ vào Nghị định 108CP thì đương nhiên phải trình Thủ tướng Chính phủ rồi (Theo Điều 12, nghị định 108CP)
[/FONT][FONT=&quot]” Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Đề xuất Dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội, Dự án có nhu cầu sử dụng đất từ 200 ha trở lên[/FONT][FONT=&quot], Dự án có yêu cầu bảo lãnh của Chính phủ[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]và Dự án thuộc Nhóm A có tổng vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên[/FONT][FONT=&quot];[/FONT][FONT=&quot]”[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top