Lập dự án đầu tư đối với dự án BT

[FONT=&quot]Cảm ơn bạn! Tuy nhiên, dự án của mình vẫn chưa được cấp chứng nhận đầu tư, mới chỉ ký hợp đồng BT. Theo như mình nghĩ, ở trường hợp này theo điều 3, Nghị định 12CP và điều 3 nghị định 83CP thì Công ty mình hoàn toàn có thể chủ động thực hiện được (Dự án mình là dự án có vốn đầu tư >1.500 tỷ đồng).
[/FONT][FONT=&quot]Điều 3, Nghị định 12CP
” Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.”[/FONT][FONT=&quot]
Điều 3, Nghị định 83CP
“[/FONT][FONT=&quot]Khi việc điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án, vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định; trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án, không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được tự quyết định. Những nội dung điều chỉnh dự án phải được thẩm định trước khi quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án không phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì phải lấy ý kiến của cơ quan này.”[/FONT][FONT=&quot]
Còn nếu như căn cứ vào Nghị định 108CP thì đương nhiên phải trình Thủ tướng Chính phủ rồi (Theo Điều 12, nghị định 108CP)
[/FONT][FONT=&quot]” Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Đề xuất Dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội, Dự án có nhu cầu sử dụng đất từ 200 ha trở lên[/FONT][FONT=&quot], Dự án có yêu cầu bảo lãnh của Chính phủ[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]và Dự án thuộc Nhóm A có tổng vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên[/FONT][FONT=&quot];[/FONT][FONT=&quot]”[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
nếu DA bên bạn chưa được cấp GCNDT thì chắc chắn phải áp dụng Nghị định 108/2009/NĐ-CP rồi (cho mục chuyển tiếp).
cần phân biệt cơ quan cấp GCNĐT không phê duyệt điều chỉnh DA mà chỉ là cơ quan cho phép bạn được điều DA. sau khi được phép điều chỉnh thì đương nhiên việc phê duyệt DA là do bên bạn. Lưu ý: DA bên bạn nếu đã ký HĐ rồi thì tốt nhất bạn hỏi thẳng cơ quan ký HĐ để họ hướng dẫn trước khi trình hồ sơ xin cấp GCNĐT
 
Uhm! Tình hình là thế này. Trước đây dự án này chỉ thuộc phạm vi tỉnh Hòa Bình và Cơ quan ký Hợp đồng dự án là Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình và là Chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến giai đoạn này, dự án đã thuộc phạm vi 2 tỉnh thành nên mình hơi lo lắng đến vấn đề liệu Sở Giao thông vận tải Hòa Bình có thể giải quyết được vấn đề này hay không đây (Vì nó còn liên quan đến Hà Nội nữa).
 
Bạn hiểu sai rồi, thẩm quyền phê duyệt không phải do Chủ tịch HĐQT công ty của bạn mà là người quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư ở đây là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là UBND tỉnh, hay các Sở GT, Sở KH-ĐT, Sở Tài Chính (ý kiến chấp thuận phải của đủ 4 đơn vị đó) đối với dự án đã có trong quy hoạch, còn chưa có trong quy hoạch thì còn phức tạp nữa.

Nhân tiện nói về dự án BT mình cũng có đôi điều thắc mắc muốn hỏi.
Như ở điều 13, Nghị định 78CP thì việc lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo các quy định của pháp luật về xây dựng. Như vậy, theo mình hiểu thì phải thực hiện theo các quy định tại Nghị định 12CP và 83CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Mình không đề cập đến Nghị định 108CP vì Nghị định này đến nay vẫn chưa có hiệu lực).
Như công ty mình là công ty CP, có 1 dự án BT, nên vốn theo mình là vốn tư nhân, vậy nên theo Nghị định 12Cp và 83CP thì lập, tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án là thẩm quyền của Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty có đúng không ?
Hiện nay, Công ty mình muốn tách dự án BT thành 2 dự án thành phần nhưng chủ trương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận. Theo mình việc này là không phù hợp với quy định.
Vậy phải làm thế nào mới đúng ? Mong mọi người giải đáp giúp !
 
thẩm quyền phê duyệt DA đối với DA BT

Bạn hiểu sai rồi, thẩm quyền phê duyệt không phải do Chủ tịch HĐQT công ty của bạn mà là người quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư ở đây là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là UBND tỉnh, hay các Sở GT, Sở KH-ĐT, Sở Tài Chính (ý kiến chấp thuận phải của đủ 4 đơn vị đó) đối với dự án đã có trong quy hoạch, còn chưa có trong quy hoạch thì còn phức tạp nữa.
thẩm quyền phê duyệt DA đối với hình thức BT thì có 2 trường hợp:
- Do cơ quan nhà nước lập và phê duyệt DA
- Do nhà đầu tư lập đề xuất DA, sau khi được cơ quan NN có thẩm quyền chấp thuận đề xuất và lựa chọn được nhà đầu tư để đàm phán ký HĐ thì nhà đầu tư lập và phê duyệt DA (trên cơ sở đóng góp ý kiến của các cơ quan có liên quan về nội dung DA, TMĐT)
 
Mình đồng ý với ý kiến của bạn naat. Bởi đây là dự án doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư vào nên doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự thành bại của dự án cũng như đồng tiền mình bỏ ra. Nhà nước chỉ quản lý về mặt quy hoạch, môi trường, dân sinh, xã hội. Miễn là dự án đáp ứng được các yêu cầu này (Có ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì quyền tự chủ phải là của doanh nghiệp chứ đúng không (Có nghĩa là doanh nghiệp được phép tự phê duyệt DA và ra quyết định đầu tư). Chẳng ai kể cả nhà nước có quyền bắt người khác bỏ tiền ra đầu tư cái mà người ta không muốn cả (Trừ phi đó là tiền của nhà nước).
 
Xin mẫu hợp đồng BT

Mình đang cần mẫu hợp đồng BT. Đây là lần đầu tiên mình tiếp xúc với lĩnh vực này nên còn nhiều bỡ ngỡ. Đọc xong ND108 mà chưa định hình được hợp đồng như thế nào.
Ai có mẫu hợp đồng thì share cho mình với nhé!
Mong mọi người giúp đỡ
Xin cảm ơn
 
@ naat

Em đọc trên diễn đàn thấy anh có nhiều hiểu biết về dự án BT. Anh gửi cho em hợp đồng BT mấu được không ạ?:D
 
Anh Naat co tai lieu ve thu tuc lap du an dau tu theo BT share cho em voi.Em moi tap tanh nen cung chua ranhlam nho A truyen dat them chut kinh nghiem
 
Anh Naat cho em xin hop dong BT mau voi nhe. CQ em sap dau tu du an theo BT ma E thi chua co kinh nghiem lap du an theo hinh thuc nay nen rat lo lang.Cam on Anh nhieu nhe!
 
Làm rõ khái niệm BT

Các bác nêu khá rõ rồi. Em đã làm dự án BT. Theo hình thức nhà đầu tư đề xuất và thực hiện theo ND78 (2009) . Em xin nhắc lại chút:

Dự án BT là dự án Xây dựng- Chuyển giao không bồi hoàn, do nhà đầu tư xây dựng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BT và giao cho dự án khác để hoàn vốn và tạo lợi nhuận.

Bác nào muốn làm thực sự mail cho em, em sẽ gửi tài liệu tham khảo. Thực ra nói thì dễ thế nhưng khi làm rất phức tạp. Quy trình làm việc mất khá nhiều thời gian và $.
 
Last edited by a moderator:
Mình đồng ý với ý kiến của bạn naat. Bởi đây là dự án doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư vào nên doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự thành bại của dự án cũng như đồng tiền mình bỏ ra. Nhà nước chỉ quản lý về mặt quy hoạch, môi trường, dân sinh, xã hội. Miễn là dự án đáp ứng được các yêu cầu này (Có ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì quyền tự chủ phải là của doanh nghiệp chứ đúng không (Có nghĩa là doanh nghiệp được phép tự phê duyệt DA và ra quyết định đầu tư). Chẳng ai kể cả nhà nước có quyền bắt người khác bỏ tiền ra đầu tư cái mà người ta không muốn cả (Trừ phi đó là tiền của nhà nước).

Bác nói vậy là chưa đúng. Nhà nước quản lý đến quy hoạch, dự án và Thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư . Nhà đầu tư (CDT) chỉ được duyệt TK BVTC và dự toán.
 
quản lý NN với DABT

Bác nói vậy là chưa đúng. Nhà nước quản lý đến quy hoạch, dự án và Thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư . Nhà đầu tư (CDT) chỉ được duyệt TK BVTC và dự toán.
bạn đã làm DA BT rồi nên mình chỉ nói thêm: NN quản lý từ khi DA bắt đầu đến khi kết thúc, bàn giao và đưa vào sử dụng. Chỉ có điều cách qlda có khác với các DA khác thôi (với hình thức báo cáo, kiểm tra). việc ra quyết định phê duyệt dự án, TMĐT, BVTC vẫn thuộc trách nhiệm nhà đầu tư, chỉ có điều phải có sự đồng ý của NN thì mới có cơ sở.
 
Chào các Bác!
Em cũng đang có một số vướng mắc về cách lập dự án BT mong các bác chỉ giáo!
Thứ 1. Theo Khoản 5 điều 11 NĐ108 thì khi đề xuất dự án được duyệt thì CQNN có thể ký hợp đồng DA với nhà đầu tư mà không cần phải qua các bước của lập dự án đầu tư?
Nếu như vậy thì không có căn cứ để đàm phán hợp đồng vì trong đề xuất dự án các thông số kỹ thuật của dự án đều tính sơ bộ căn cứ vào đâu để tính được sơ bộ các thông số kỹ thuật khi mà chưa có TKCS.
Thứ 2. Khi đã kí kết hợp đồng xong thì nhà đầu tư có phải tiến hành các bước lập dự án đầu tư không? Nếu mà phải lập DA thì có cần thiết không khi mà hợp đồng DA đã ký rồi.
 
phải phê duyệt DA trước khi ký kết hợp đồng DA

Chào các Bác!
Em cũng đang có một số vướng mắc về cách lập dự án BT mong các bác chỉ giáo!
Thứ 1. Theo Khoản 5 điều 11 NĐ108 thì khi đề xuất dự án được duyệt thì CQNN có thể ký hợp đồng DA với nhà đầu tư mà không cần phải qua các bước của lập dự án đầu tư?
Thứ 2. Khi đã kí kết hợp đồng xong thì nhà đầu tư có phải tiến hành các bước lập dự án đầu tư không? Nếu mà phải lập DA thì có cần thiết không khi mà hợp đồng DA đã ký rồi.
Chắc chắn một điều với bạn là trước khi ký kết hợp đồng DA thì phải có DA được phê duyệt rồi.
Trước đây theo NĐ 78/2007/NĐ-CP, nếu DA do nhà đầu tư lập đề xuất thì được phép phê duyệt DA luôn.
Nay theo NĐ 108 thì nhà đầu tư lập nhưng cơ quan NN có thẩm quyền sẽ phê duyệt (trong trường hợp NĐT lập HSĐX), nếu DA do CQNN kêu gọi đầu tư thì NN cũng phê duyệt DA. Đây là thông tin mà vừa rồi có cuộc họp với UBND tp Hà Nội thì các bác đã nói. Sắp tới có thể sẽ có quy trình do UBND TP ban hành cho việc thực hiện DA BT.
 
Chào bác Naat !
Như vậy khi nhà đầu tư (NDT) muốn làm DA không có trong danh mục BT thì phải đề xuất DA, khi đó lại phải qua các cơ quan chức năng của Tỉnh để thẩm tra, thẩm duyệt => OK => Công bố danh mục DA, đăng báo đấu thầu => Đấu thầu hoặc chỉ định thầu => mất rất nhiều thời gian (trong khi đó bước này chỉ bao gồm các thông số kỹ thuật chính).
Khi đề xuất dự án được duyệt thì đến bước lập dự án đầu tư thì NDT lại phải qua các cơ quan chức năng của Tỉnh để thẩm tra, thẩm duyệt DA 1 lần nữa => Ok=> thì mới kí hợp đồng dự án.
Như vậy để kí được hợp đồng dự án thì NDT sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Liệu có NDT nào đủ kiên nhẫn, chưa kể rủi ro của dự án.
Em cũng muốn xin trao đổi thêm với bác. Bác có thể cho em xin quy trình của dự án BT do nhà đầu tư đề xuất không?
Nếu bác ở HN thì e có thể xin 1 cuộc gặp có được k?
Thanks! bác nhiều
 
Chào bác Naat !
Như vậy khi nhà đầu tư (NDT) muốn làm DA không có trong danh mục BT thì phải đề xuất DA, khi đó lại phải qua các cơ quan chức năng của Tỉnh để thẩm tra, thẩm duyệt => OK => Công bố danh mục DA, đăng báo đấu thầu => Đấu thầu hoặc chỉ định thầu => mất rất nhiều thời gian (trong khi đó bước này chỉ bao gồm các thông số kỹ thuật chính).
Khi đề xuất dự án được duyệt thì đến bước lập dự án đầu tư thì NDT lại phải qua các cơ quan chức năng của Tỉnh để thẩm tra, thẩm duyệt DA 1 lần nữa => Ok=> thì mới kí hợp đồng dự án.
Như vậy để kí được hợp đồng dự án thì NDT sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Liệu có NDT nào đủ kiên nhẫn, chưa kể rủi ro của dự án.
Em cũng muốn xin trao đổi thêm với bác. Bác có thể cho em xin quy trình của dự án BT do nhà đầu tư đề xuất không?
Nếu bác ở HN thì e có thể xin 1 cuộc gặp có được k?
Thanks! bác nhiều
Theo mình biết các DABT ở hà nội nhanh thì 02 năm là ký hợp đồng DA, chậm thì...
bạn yên tâm là các NĐT đều có tính kiên nhẫn cao lắm.
Quy trình bạn nói là cơ bản đúng đấy.
 
Last edited by a moderator:
Mình xin tham gia một tý nhé:
Dự án BT là dự án được NN giao cho nhà đầu tư để thực hiện theo 2 hình thức Chỉ định hoặc đấu thầu nhà đầu tư ( khác chủ đầu tư nhé). Nhà đầu tư lấy lại tiền đầu tư và lãi theo qui định trong Hợp đồng BT.
Sau khi có đề xuất dư án được chấp thuận ( 1 nhà đầu tư) hoặc chọn nhà đầu tư trong số các đề xuất để lựa chọn nhà đầu tư ( đấu thầu đó). Nhà đầu tư có trách nhiện lập dự án đầu tư theo trình tự và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Do UBND tỉnh chỉ định) để thẩm định và rà soát chi phí đầu tư - Tổng mức đầu tư dự kiến được thẩm định là cơ sở để thương thảo ký hợp đồng BT (Lúc này đã có TKCS được thẩm định).
Sau khi ký HD BT và cấp giấy CN đầu tư phần còn lại do nhà đầu tư quyết định nhưng phải tuân thủ các quy định của NN.
Việc lựa chon nhà thầu TV,XD đều do nhà đầu tư Q định ( Ở đây phụ thuộc nguồn vốn mà nhà đầu tư sử dụng cho DA) nhưng phải báo cáo với cơ quan NN có thẩm quyền.
 
Chào bác ngcung

Như vậy khi đề xuất DA được chấp thuận, đấu thầu hoặc chỉ định NDT thì NDT mới bắt đầu thực hiện các bước của DA như: Quy hoạch chi tiêt, lập DA đầu tư, TKCS => CQNN thẩm duyệt => kí hợp đồng BT
Một ý nữa là bước lập đề xuất dự án trước bước qh chi tiết (1/500) hay là sau
Giả sử bước lập quy hoạch mà là 1 công ty A nào đó đứng tên chủ đầu tư rồi (và qh đã được duyệt) thì khi đó họ có phải làm đề xuất dự án nữa không? hay được CQNN chỉ định NDT luôn.

Mong các bác góp ý thêm
Trân trọng!
 
lập DA và lập QH

cũng không hẳn là sau khi thông qua đề xuất DA rồi mới thực hiện lập dự án.
VD: có DA các bác NN đã lập xong DA rồi (có khi đã phê duyệt DA rồi) nhưng mà NĐT đến nói là thôi bác để em làm cho, vốn đầu tư công trình này bác đi làm việc khác tốt hơn. Bác NN bảo OK, thế là NĐT chỉ việc lấy nguyên cái DA đó để làm HĐ DA
một ông làm quy hoạch chưa chắc đã được là NĐT.
Chỉ khi nào có cái giấy CNĐT thì lúc đó mới là NĐT xịn
 
Thông thường dự án BT ( không phải DA đối ứng nhé) khi lập đề xuất thì chưa có cả qui hoạch 1/2000 tất cả cái này này NDT phải đề xuất PA để được lựa chọn. Sau khi được lựa chọn NDT phải làm tất cả từ Qui hoạch( nếu chưa có) đến lập dự án đầu tư và trình thẩm định phê duyệt theo đúng trình tư XDCB. Chi phí này được tính vào chi phí đầu tư của NDT.
Lập QH đối với DA chưa có QH được lập sau khi đã được chọn là NDT.
QH 1/500 thường được lập gắn liền với 1 dự án cụ thể. Đối với dự án thành phần ( NDT cấp II ) vẫn có thể lập đề xuất dự án BT. EX: Trong khu đô thị người ta đã QH 1/500 cả khu và trong đó có khu đất được QH để làm Bệnh viện hay làm khu công cọng gì đó phục vụ lợi ích công cọng không kinh doanh thì mình có thể lập đề xuất đầu tư DA đó và được nhà nước trả lại kinh phí bằng hình thức khác. Việc là chủ đầu tư QH chưa phải là NDT dự án.
BẠn có biết hiện nay HÀ Nội đang kêu gọi đầu tư theo hình thức BT các hồ của Hà Nội không.( Qui Hoạch chắc chắn đẫ được phê duyệt rồi).
Đối với DA theo hình thức HD BT bắt buộc phải có đề xuất.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top