lập dự toán điện nước

kienhuyen01

Thành viên mới
Tham gia
16/10/09
Bài viết
1
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
mình mới vào nghề nên nhờ các a/c hướng dẫn hoặc có file dự toán điện nước của toàn nhà khoảng 10 tầng không.xin cảm ơn.:confused::confused:
 
tìm dự toán

Mình cũng thế ,đang phải làm dự toán một tòa nhà 13 tầng, bác nào biết chỉ giùm với
 
Mình cũng thế ,đang phải làm dự toán một tòa nhà 13 tầng, bác nào biết chỉ giùm với

mình mới vào nghề nên nhờ các a/c hướng dẫn hoặc có file dự toán điện nước của toàn nhà khoảng 10 tầng không.xin cảm ơn.:confused::confused:

Mình không có file điện nước nhà cao tầng, mình gởi tặng 2 bạn 1 dự toán điện nước 1 nhà phố, mình nghĩ nhà cao tầng thì khối lượng nó lớn hơn chứ quy trình làm vẫn như vậy, hy vọng sẽ giúp ích được 2 bạn.
Thân!
 

File đính kèm

Đối với nhà cao tầng thông thường thì thiết kế điện nước các tầng là như nhau, trừ một số tàng đăc biệt
Tuy nhiên muốn hỏi các bạn là trình tự bóc dự toán, điên, nước như thế nào vị dụ tính cho 1 tầng điển hình
Phải bóc theo chủng loại thiết bị, theo phòng, hay theo như thế nào
Bạn nào đã làm nhiều có thể trình bảy cho mình hiểu được không?
Chân thành cảm ơn.
 
Mình cũng vừa làm dự toán phần điện của 1 tòa nhà cao tầng. Để mình nói qua qua với bạn 1 chút.
Về thiết bị thì ko nói làm gì nhé. Cái này cứ ngồi đếm đi đếm lại cho thật chuẩn là ok. Quan trọng nhất là bóc tách phần dây dẫn.
1/ Đầu tiên bạn phải xem kỹ Sơ đồ nguyên lý, để xem có bao nhiêu tuyến dây dẫn trong 1 căn hộ điển hình.
2/ Sau đó bạn bóc theo từng tuyến dây dẫn đó, có 1 số chú ý là trong căn hộ cao tầng dây dẫn sẽ đi từ tủ điện lên trần, chạy theo trần tới vị trí cần thiết thì đi theo tường xuống ổ cắm, công tắc hay thiết bị ...(cái này khác với nhà dân, tuyến dây điện đi trong tường là chính)
Bạn có thể bóc khối lượng dây dẫn theo ổ cắm (dựa vào mặt bằng bố trí động lực) trước. Các ổ cắm đi cùng 1 tuyến dây thường được thiết kế vẽ đường nối chúng lại với nhau. Điều đó có nghĩa là chỉ có 1 dây dẫn điện đi từ Tủ điện tới các ổ cắm đó: ví dụ như: Dây dẫn đi từ tủ điện lên trần chạy dọc trần tới thẳng vị trí ổ cắm số 1, chạy xuống ổ cắm, sau đó lại chạy lên trần chạy dọc trần tới vị trí ổ cắm số 2 tương tự thế tới ổ cắm cuối trong Mặt bằng bố trí động lực. Công thức thường là: d1+d2+d3+d4+4*0,5+8*1,5: Trong đó: d1, d2, d3, d4 là chiều dài từ tủ tới ổ cắm 1, ổ cắm 1 tới ổ cắm 2, ... 0,5 là chiều dài dây tính thừa ra cho mỗi ổ cắm đoạn thừa này sẽ dùng để đấu vào ổ cắm sau này. Còn 1,5 là chiều dài từ tủ lên trần và từ trần xuống các ổ.
Gửi bạn file cad, excel các bóc tách 1 căn hộ điển hình trong 1 tòa nhà cao tầng.
Tương tự thế bạn bóc tiếp đến chiếu sáng (thường có 2, 3 hệ thống chiếu sáng cho mỗi căn) khi bóc chiếu sáng nhớ + 0,7m cho mỗi vị trí bóng đèn hoặc thiết bị nằm cách trần 0,7m xuống ví dụ như bóng đèn neon, đèn ngủ, đèn trần thì ko cộng. Thông thường hệ thống chiếu sáng sẽ có 1 đường dây điện từ tủ điện đi tới tất cả các công tắc chiếu sáng (dùng dây dẫn 2,5mm2). Bạn bóc xong chiều dài dây dẫn đó thì bóc tới dây dẫn từ công tắc chiếu sáng tới các bóng đèn trong từng khu vực của công tắc đó (thường dùng dây 1,5mm2). Bóc dây dẫn cấp điện cho máy lạnh, máy nước nóng, đối với các hệ thống này, dây điện sẽ đi từ tủ điện tới công tắc rồi mới tới thiết bị.
 

File đính kèm

cảm ơn bạn hunter225 nha. tài liệu rất bổ ích, Chúc cả nhà ngày mới vui vẻ và hạnh phúc
 
cảm ơn bạn Tuấnhà nha. tài liệu rất bổ ích, Chúc cả nhà ngày mới vui vẻ và hạnh phúc
 
THANKS TUANHA VI Bai viet rat huu ich.
 
cảm ơn các bạn nhé!
 
không làm ảnh hưởng người khác trong diễn đàn

Đề nghị đưng bài đúng chủ đề , không làm ảnh hưởng chất lượng của diễn đàn
 
mấy bác cho em hỏi. em bóc khối lượng thực tế trên bản vẽ cad. dây điện, ống luồn dây, thì phải cộng thêm bao nhiêu % là hợp lý vậy. và tính giá nhân công, máy móc cho mỗi công việc phải làm thế nào vậy ạ
 
chào các ace, mình đọc thấy rất hay nhưng toàn mấy năm trước. các ace có cái nào của năm nay không cho mình xin với. vì mình không nắm chắc được các định mức có gì thay đổi so với thời điểm các ac làm không?
 
Cảm ơn anh nhé. em mới chập chừng mới vào nghề. có gì a/c chỉ bảo cho e vs nhé
 
Mình muốn hỏi các cao nhân về vấn đề định mức và đơn giá áp dụng cho công tác kéo rải dây dân điện cho các chung cư cao tầng! Mình đang ở Hà Nội nên mình tạm lấy định mức 1777 và đơn giá 5479 làm tiêu chuẩn!

Trong định mức và đơn giá thì đầu việc BA.16.... được áp dụng cho công tác kéo rải dây dẫn điện các loại từ 1 đến 4 lõi, đường kính dây 1 lõi lớn nhất là 25mm2, đường kính dây 4 lõi lớn nhất là 3,5 mm2; nhưng thực tế đối với các công trình cao tầng và các công trình quy mô lớn, các loại dây dẫn điện 1 lõi đều có đường kính >25 mm2, các loại dây 4 lõi đều có đk > 3,5 mm2. Như vậy khi áp dụng định mức và đơn giá này có phản ánh đúng tính chất công việc không? Tại sao? Nếu không phản ánh đúng tính chất công việc thì có phương án nào thay thế để lập dự toán cho công tác kéo rải dây dẫn điện có đường kính lớn không?
 
Back
Top