Liệu có vô lý trong NĐ 15/2013/NĐ-CP?

  • Khởi xướng nguyenthequan
  • Ngày gửi
N

nguyenthequan

Guest
Sau khi xem NĐ/2013, tại điều 21 “Qui định việc thẩm tra thiết kế của các cơ quan quản lý nhà nước” với đối tượng áp dụng rất rộng.
Sở XD là cơ quan quản lý nhà nước, sử dụng lương ngân sách nhà nước thì chỉ các khoản phí làm dịch vụ công thôi chứ, Theo NĐ 15/2013 thì cơ quan này trở thành dịch vụ tư vấn bắt buộc, mang tính độc quyền ngay cả khi năng lực của Quí sở không đủ ( không đủ thì Sở đi thuê đơn vị khác thật là buồn cười).
Thực ra trên diễn đàn định hướng vào vốn ngân sách không thôi nhưng thực ra còn nhiều Chủ đầu tư khác chứ. Tiến độ thông qua sở thì tôi thấy vô cùng chậm, chậm lắm. Với các dự án ODA đã cắm mốc tiến độ dải ngân thì thật là đáng lo ngại xuất phát từ qui định này
Do vậy Nghị định này xét từ góc độ kinh tế thị trường là bị o ép, bắt buộc, liệu có vô lý chăng?
 

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
674
Điểm thành tích
63
Vấn đề này cũng đã có mục thảo luận nhiều trên diễn đàn rồi, còn về chi phí thẩm tra này rồi sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể, việc nhanh hay chậm thì các nhà đầu tư ai cũng biết rồi vì pháp lý đầu tư cũng là rào cản lớn với doanh nghiệp...Cho nên nếu Sở Xây dựng địa phương thẩm tra một số cấp công trình theo quy định thì nên gộp luôn phần tham gia ý kiến thiết kế cơ sở làm một tránh doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước bắt tay nhau 2 lần trong cùng dự án...
 
N

nguyenthequan

Guest
Liệu gộp được không? vì tham gia ý kiến thiết kế cơ sở là bước dự án làm căn cứ phê duyệt dự án còn bước thẩm tra TKBVTC và dự toán như điều 21 NĐ 15 thì gộp khoản thu thôi à chứ công việc vẫn cứ phải hai bước mệt lắm.
 

nguyen thi hue

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/1/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Nghị định 15/2013/NĐ-CP là một trong những thay đổi để tăng cường quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là công trình vốn ngân sách vì hiện nay tình trạng nhà thầu xây dựng móc nối với đơn vị thiết kế, đơn vị tư vấn thẩm tra để làm tăng chi phí xây dựng công trình rất phổ biến hoặc đơn vị không chuyên môn cũng được giao làm chủ đầu tư nên không quản lý được chất lượng công trình để cho ông giám sát móc ngoặc với nhà thầu tăng khối lượng. Tuy nhiên đối với nhà ở riêng lẻ thì khi cấp phép đã kiểm tra hồ sơ thiết kế rồi nên thiết nghĩ là không cần thiết, đối với công trình công cộng từ cấp III trở lên do liên quan đến nhiều người khi sử dụng nên cần lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước ở bước thiết kế cơ sở thì phù hợp hơn là yêu cầu phải thẩm tra hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở.
 
L

LE ANH TUAN

Guest
BỘ XÂY DỰNG
Số: /2013/TT-BXD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2013

Dự thảo ngày 13/5/2013

THÔNG TƯ
Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 15/2013/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây viết tắt là Nghị định 12/2009/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây viết là Nghị định 108/2009/NĐ-CP),
Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;
Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng đối với mọi loại công trình xây dựng được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác nhau.
2. Thông tư này áp dụng với chủ đầu tư, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Quản lý chất lượng nhà ở riêng lẻ và tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng trên công trường được hướng dẫn tại thông tư khác của Bộ xây dựng.
Điều 2. Nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý hoặc thuê tư vấn quản lý dự án
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng từ khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng và nghiệm thu, bao gồm:
a) Lựa chọn các nhà thầu đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây dựng công trình; chấp thuận các nhà thầu phụ tham gia hoạt động xây dựng công trình do nhà thầu chính hoặc tổng thầu đề xuất;
b) Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 13, Điều 18 và Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP;
c) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP;
d) Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP;
đ) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện bảo hành công trình xây dựng và thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định tại Chương V Nghị định số 15/2013/NĐ-CP;
e) Lưu trữ hồ sơ công trình theo quy định tại Điều 26 Thông tư này;
g) Thực hiện Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 28 Thông tư này; tổ chức thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
2. Chủ đầu tư có thể ủy quyền cho ban quản lý dự án (trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án) hoặc tư vấn quản lý dự án (trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án), thực hiện một hoặc một số các nội dung nêu tại Khoản 1 Điều này, trừ các nội dung: phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình; phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật, thiết kế xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình; nghiệm thu hoặc phê duyệt kết quả nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
3. Trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho Ban quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ và quyền hạn được chủ đầu tư ủy quyền.
4. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, việc ủy quyền của chủ đầu tư cho tư vấn quản lý dự án phải được quy định rõ trong hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về thực hiện các cam kết trong hợp đồng.
Điều 3. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu chìa khoá trao tay)
1. Chủ đầu tư không trực tiếp quản lý việc thực hiện dự án đầu tư và quản lý chất lượng công trình, nhưng phải thực hiện các công việc sau:
a) Phê duyệt nhiệm vụ thiết kế;
b) Kiểm tra điều kiện năng lực của tổng thầu so với hồ sơ dự thầu;
c) Phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;
d) Tiếp nhận hồ sơ hoàn thành công trình, tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứ để nghiệm thu hoàn thành công trình;
đ) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
g) Tổ chức thực hiện hoặc yêu cầu tổng thầu thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khác theo quy định của hợp đồng xây dựng;
2. Trách nhiệm của tổng thầu chìa khóa trao tay
a) Thực hiện quản lý toàn bộ các nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này và quy định của Hợp đồng xây dựng, trừ các công việc do chủ đầu tư thực hiện quy định từ Điểm a đến Điểm đ Khoản này;
b) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 28 Thông tư này; thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình và theo yêu cầu của chủ đầu tư được quy định trong hợp đồng xây dựng.
Điều 4. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này đối với các công việc do tổng thầu thực hiện;
b) Kiểm tra các công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện và đình chỉ công việc của nhà thầu phụ khi phát hiện nhà thầu phụ vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng hoặc các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xây dựng.
2. Tổng thầu có trách nhiệm:
a) Thực hiện trách nhiệm của nhà thầu về quản lý chất lượng công trình theo các quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP;
b) Thiết lập quy trình quản lý chất lượng và thực hiện giám sát, nghiệm thu đối với các công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
c) Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng các công việc xây dựng do thầu phụ thực hiện.
3. Nhà thầu phụ có trách nhiệm tuân thủ quy định về quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng công trình và phối hợp với tổng thầu trong việc thực hiện trách nhiệm của nhà thầu về quản lý chất lượng công trình theo các quy định tại Điều 25 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Điều 5. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình trong trường hợp áp dụng hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh (BTO),
1. Doanh nghiệp dự án (Nhà đầu tư) có trách nhiệm:
a) Thực hiện toàn bộ trách nhiệm quản lý chất lượng của chủ đầu tư theo nội dung quy định tại Điều 2 Thông tư này.
b) Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm chuyển giao công nghệ, đào tạo, và thực hiện bảo trì công trình để bảo đảm điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của Hợp đồng dự án.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án có trách nhiệm:
a) Giám sát, kiểm tra thiết kế kỹ thuật do Doanh nghiệp dự án lập theo quy định hiện hành;
b) Tổ chức giám định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu Doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình;
c) Chỉ nhận chuyển giao khi công trình và các thiết bị, tài sản liên quan đến việc vận hành công trình đã được bảo dưỡng, sửa chữa như đã thoả thuận trong Hợp đồng dự án;
d) Phối hợp với Nhà đầu tư lập hồ sơ bàn giao công trình làm căn cứ pháp lý cho việc chuyển giao công trình;
đ) Tổ chức quản lý, vận hành công trình theo chức năng, thẩm quyền sau khi tiếp nhận công trình dự án.
3. Trách nhiệm của Doanh nghiệp dự án và của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng phải được xác định rõ trong trong Hợp đồng dự án được ký giữa Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư.
Điều 6. Chỉ dẫn kỹ thuật
1. Tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật
a) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật đối với các công trình quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 15/2013/NĐ-CP.
b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình, trường hợp cần thiết các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình có thể trình chủ đầu tư phê duyệt bổ sung các nội dung chi tiết của chỉ dẫn kỹ thuật làm cơ sở thi công, nghiệm thu.
c) Đối với công trình thực hiện theo hình thức hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay, tổng thầu này tổ chức thực hiện việc lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật;
d) Đối với các công trình không bắt buộc lập chỉ dẫn kỹ thuật, các nội dung của chỉ dẫn kỹ thuật được quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình và trong quy trình giám sát và kiểm soát chất lượng công trình xây dựng.
2. Chỉ dẫn kỹ thuật của công trình bao gồm chỉ dẫn kỹ thuật của từng công tác thi công xây dựng (xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình…) phải thể hiện rõ những yêu cầu mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện, các thủ tục kiểm tra, nghiệm thu và tình huống xử lý khi công việc không đảm bảo yêu cầu chất lượng.
3. Nội dung cơ bản của chỉ dẫn kỹ thuật:
a) Mô tả công việc xây dựng;
b) Các công tác liên quan đến công việc xây dựng;
c) Danh mục quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài đã được người quyết định đầu tư chấp thuận tại quyết định dự án đầu tư xây dựng;
d) Các từ ngữ sử dụng trong chỉ dẫn kỹ thuật cần giải thích;
đ) Các yêu cầu chung để đảm bảo chất lượng về nguồn cung cấp vật liệu, vật tư, thiết bị; chất lượng vật liệu; sự kiểm soát của nhà thầu thi công xây dựng; cam kết của nhà thầu trong việc xử lý vật liệu, vật tư, thiết bị không đảm bảo chất lượng;
e) Các yêu cầu về vật tư, vật liệu và thiết bị: nêu rõ các thông số kỹ thuật;
g) Yêu cầu thí nghiệm để kiểm tra vật tư, vật liệu, thiết bị theo các thông số nêu tại Điểm e Khoản này làm cơ sở nghiệm thu đưa vào thi công xây dựng công trình: số lượng mẫu, xử lý tình huống khi mẫu không đảm bảo chất lưọng ...
h) Yêu cầu về thi công xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng kỹ thuật: biện pháp thi công, kiểm tra tại hiện trường, quy cách và số lượng mẫu cần kiểm tra, xử lý tình huống khi công việc không đảm bảo chất lượng;
i) Yêu cầu về công tác hoàn thiện và bảo dưỡng;
k) Trình tự kiểm tra, nghiệm thu trong đó có tiêu chí nghiệm thu, sai số cho phép;
l) Yêu cầu về đo đạc và xác định khối lượng thanh toán.
4. Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm soạn thảo Hướng dẫn lập chỉ dẫn kỹ thuật chuyên ngành đối với từng loại công trình theo thẩm quyền quản lý.
Điều 7. Phân cấp các loại công trình xây dựng phục vụ công tác quản lý chất lượng
1. Phân cấp các loại công trình xây dựng quy định tại Thông tư này là cơ sở để quản lý, thực hiện các công việc sau:
a) Quy định đối tượng công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật;
b) Quy định về việc công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình;
c) Quy định đối tượng công trình phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế và kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng;
d) Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng;
đ) Thực hiện các quy định có liên quan đến cấp công trình tại Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng.
2. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo trình tự sau:
a) Xác định trên cơ sở quy mô (năng lực phục vụ) và tầm quan trọng của công trình, quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này.
b) Xác định trên cơ sở yêu cầu về độ bền vững, bậc chịu lửa và các yêu cầu kỹ thuật khác của công trình quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan (nếu có).
c) Cấp công trình được chọn theo cấp cao nhất xác định tại Điểm a và Điểm b của Khoản này.
3. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định cho từng công trình, hạng mục công trình độc lập trong dự án đầu tư xây dựng công trình.

Chương III
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG
VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 8. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng
1. Nhiệm vụ khảo sát phải được lập phù hợp với loại công việc khảo sát, bước thiết kế. Các nội dung chính của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:
a) Mục đích khảo sát;
b) Phạm vi khảo sát;
c) Phương pháp khảo sát (nếu cần);
d) Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng;
đ) Khối lượng các loại công tác khảo sát (dự kiến) ;
e) Thời gian thực hiện khảo sát.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định việc bổ sung nội dung nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo đề nghị của nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu thi công xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, nhà thầu khảo sát xây dựng phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện tài liệu khảo sát không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
c) Trong quá trình thi công, tư vấn giám sát, giám sát tác giả hoặc nhà thầu thi công xây dựng phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo sát ảnh hưởng đến giải pháp thiết kế và biện pháp thi công.
Điều 9. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
1. Nhà thầu khảo sát xây dựng lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng trình chủ đầu tư phê duyệt.
2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt;
b) Tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng.
3. Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
a) Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát như đặc điểm công trình xây dựng, nhiệm vụ khảo sát, đặc điểm địa chất công trình, mức độ nghiên cứu hiện có về điều kiện địa chất công trình tại khu vực xây dựng;
b) Thành phần, khối lượng công tác khảo sát;
c) Phương pháp, thiết bị sử dụng;
d) Tiêu chuẩn áp dụng;
đ) Tổ chức thực hiện;
e) Tiến độ thực hiện;
g) Các biện pháp bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng có liên quan;
h) Các biện pháp bảo vệ môi trường: nguồn nước, tiếng ồn, khí thải...;
i) Dự toán chi phí cho công tác khảo sát.
4. Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát được duyệt phải được thể hiện trong hợp đồng khảo sát.
Điều 10. Giám sát công tác khảo sát xây dựng
1. Chủ đầu tư tổ chức giám sát công tác khảo sát nếu đáp ứng điều kiện năng lực hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện.
2. Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng của chủ đầu tư:
a) Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm hợp chuẩn được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát bao gồm vị trí khảo sát, khối lượng thực hiện khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu theo dõi, mẫu thí nghiệm, tiến độ thực hiện theo phương án kỹ thuật khảo sát đã được phê duyệt;
c) Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường, đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng lân cận và việc phục hồi hiện trường trong khu vực khảo sát nếu có.
Điều 11. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
1. Căn cứ thực hiện khảo sát bao gồm:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác khảo sát;
b) Nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
c) Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt;
d) Hợp đồng xây dựng.
2. Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.
3. Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
4. Quy trình khảo sát, thiết bị phục vụ khảo sát;
5. Khối lượng khảo sát đã thực hiện.
6. Kết quả, số liệu khảo sát sau khi thí nghiệm, phân tích;
7. Các lưu ý, đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình (nếu có).
8. Kết luận và kiến nghị.
9. Các phụ lục kèm theo và các nội dung cần thiết khác theo quy định của hợp đồng.
Điều 12. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
1. Căn cứ nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:
a) Hợp đồng khảo sát xây dựng;
b) Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt;
c) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:
a) Kiểm tra chất lượng báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát đã được chủ đầu tư phê duyệt;
b) Xem xét sự phù hợp về quy cách và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định của Hợp đồng;
c) Khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện và các nội dung cần thiết khác theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết.
d) Kết luận về việc nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người giám sát khảo sát của chủ đầu tư;
c) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu khảo sát xây dựng hoặc người được ủy quyền;
d) Chủ nhiệm khảo sát của nhà thầu khảo sát xây dựng
4. Biên bản nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Nội dung biên bản nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm: đối tượng nghiệm thu; thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; kết luận nghiệm thu (đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu).
Điều 13. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình do chủ đầu tư phê duyệt là căn cứ để nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Trước khi phê duyệt, chủ đầu tư có thể mời tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi thấy cần thiết.
2. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
a) Mục tiêu xây dựng công trình;
b) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế;
c) Địa điểm xây dựng;
d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc đối với khu vực xây dựng công trình;
đ) Quy mô công trình; các yêu cầu về công năng sử dụng, kiến trúc, mỹ thuật và kỹ thuật của công trình.
e) Các yêu cầu cần thiết khác (nếu có).
3. Tại các bước thiết kế, chủ đầu tư có thể bổ sung nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả cho dự án đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp việc bổ sung nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình làm thay đổi thiết kế cơ sở dẫn đến thay đổi địa điểm, quy hoạch, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư được duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định.
Điều 14. Yêu cầu về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
1. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập.
2. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
Điều 15. Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
1. Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình:
a) Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;
b) Nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế bước trước đã được phê duyệt;
c) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;
d) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: thuyết minh, bản vẽ thiết kế và dự toán xây dựng công trình.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình:
a) Kiểm tra chất lượng hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế bước trước đã được phê duyệt, các ý kiến thẩm tra, đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Xem xét sự phù hợp về quy cách và số lượng của hồ sơ thiết kế xây dựng công trình theo quy định của Hợp đồng;
c) Các nội dung cần thiết khác theo quy định của hợp đồng thiết kế đã ký kết.
d) Kết luận về việc nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế;
d) Chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế
4. Biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình. Nội dung biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: đối tượng nghiệm thu; thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; kết luận nghiệm thu (đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu).


Chương III
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, PHÂN CẤP SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH
Điều 16. Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
1. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 17 Thông tư này.
3. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Điều 24 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP. Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
4. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP.
Điều 17. Hệ thống quản lý chất lượng tại công trường của nhà thầu thi công xây dựng
1. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng phải được trình bày, thuyết minh ngay trong hồ sơ dự thầu và phải được thông báo cho chủ đầu tư biết trước khi thi công xây dựng.
2. Tài liệu thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng phải thể hiện rõ nội dung:
a) Sơ đồ tổ chức các bộ phận, cá nhân của nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của từng công trường xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các bộ phận, cá nhân này trong công tác quản lý chất lượng công trình.
b) Kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình bao gồm:
- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình.
- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn công tác thi công xây dựng.
- Hình thức giám sát, quản lý chất lượng nội bộ và tổ chức nghiệm thu nội bộ.
- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế.
c) Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng, nghiệm thu; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình; quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của nhà thầu thi công xây dựng, kiến nghị và khiếu nại với chủ đầu tư và với các bên có liên quan.
 

NGUY?N PHI

Thành viên mới
Tham gia
28/8/13
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
45
Mình đọc ND15 và có mấy câu muốn tham khảo ý kiến các anh em diễn đàn đây

Chào diễn đàn!

Tôi đang làm việc tại đơn vị tư vấn thiết kế ở tỉnh Ninh Thuận, tôi có mấy cẩu hỏi vể ND15 muốn hỏi như sau:

1./ Điều 7-Khoản 3. các công trình còn lại (từ cấp III trở xuống) có bắt buộc lập chỉ dẫn kỹ thuật không? trường hợp tư vấn không quy định trong thuyết minh hay bản vẽ thiết kế thì chủ đầu tư có quyền từ chối nghiệm thu hồ sơ thiết kế không, nếu từ chối thì cơ sở nào áp dụng?

2./ Điều 14. quy định trách nhiệm nhà thầu khảo sát lập nhiệm vụ khảo sát, trong khi đó Điều 15. quy định trách nhiệm nhà thầu thiết kế lập nhiệm vụ khảo sát, như vậy có trùng lắp không, thực tế ai lập và đơn vị nào ký vào nhiệm vụ khảo sát?

3./ Điều 18.quy định trách nhiệm chủ đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế, trong khi đó Điều 13.TT10BXD quy định chủ đầu tư có trách nhiệm lập nhiệm vụ thiết kế hoặc thuê tư vấn, như vậy thực tế ai lập và đơn vị nào ký vào nhiệm vụ thiết kế, nếu thuê tư vấn thì tính chi phí như thế nào?

4./ Điểm a-Khoản 1-Điều 3.TT13BXD quy định các công trình không thuộc Khoản 1-Điều 21-NĐ15. thì chủ đầu tư tổ chức thẩm định…Tuy nhiên có phải thuê tư vấn thẩm tra không và nếu thuê tư vấn thẩm tra thì có gửi hồ sơ thiết kế đến cơ quan QLNN thẩm tra tiếp không? Trường hợp này sử dụng mẫu tờ trình nào để trình phê duyệt thiết kế BVTC cùng với Báo cáo KTKT và trình trực tiếp người quyết định đầu tư hay thông qua cơ quan QLNN?

5./ Điều 20-Khoản 1-Điểm đ. nêu trong quá trình thẩm định thiết kế chủ đầu tư có thể thuê thẩm tra thiết kế, như vậy chủ đầu tư thuê thẩm tra trước để làm căn cứ thẩm định hay thẩm định xong mới thuê thẩm tra lại?

6./ Điều 21-Khoản 5… hồ sơ gửi cơ quan QLNN thẩm tra có bao gồm thẩm định của chủ đầu tư và thẩm tra của tư vấn không?
 

Top